Thực Đơn của những Nhà Vô Địch

Tiên Tri Toàn Thư »

BÀI 18: THỰC ĐƠN CỦA NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH

Khi vua Nê-bu-cát-nết-sa vây công thành Giê-ru-sa-lem, hàng ngàn người Do Thái đã bị bắt và lưu đày sang Ba-by-lon.

Nhà vua sau đó đã lệnh cho tổng quản Át-bê-na của mình chọn ra vài chàng trai trẻ từ những người Do Thái bị bắt giữ để đưa vào hoàng cung,

học tiếng và văn hóa Ba-by-lon trong ba năm để rồi họ có thể phụng sự nhà vua.

Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria được Át-bê-na lựa chọn và đưa vào cung vua.

Nhưng có một vấn đề.

Cái thực đơn đầy rượu thịt của hoàng cung được chỉ định cho những chàng trai trẻ lại chứa đầy những thứ sẽ làm ô uế người ăn.

Không muốn tỏ ra vô ơn và không biết điều, nhưng dù vậy vẫn đã “để vào tâm mình rằng cậu sẽ không làm ô uế mình với mỹ vị của vua và với rượu tiệc của ông ấy,”

Đa-ni-ên “xin viên trưởng hoạn quan rằng cậu sẽ không làm ô uế mình.” [27] Đa-ni-ên 1:8.

Cậu đã xin phép cho mình và ba người bạn được ăn uống theo một thực đơn chay đơn giản.

Điều đó ban đầu không được tổng quản chấp nhận.

“Ta kính sợ chúa ta là đức vua, đấng đã chỉ định đồ ăn các ngươi và thức uống các ngươi.

Vì sao lại để người thấy mặt các ngươi tiều tụy hơn những đứa trẻ cùng trang lứa các ngươi?”,

vị tổng quản phản đối,

“thì các ngươi sẽ phó cái đầu của ta cho đức vua mất!” [27] Đa-ni-ên 1:10.

Nhưng Đa-ni-ên nhẹ nhàng năn nỉ, xin hãy cho bốn người được ăn uống như vậy thử trong 10 ngày,

sau đó hãy so sánh sức khỏe của họ với những người còn lại đang ăn uống theo thực đơn của hoàng gia.

Lời thỉnh cầu này được chấp thuận, và trong vòng 10 ngày, bốn chàng trai trẻ Hê-bơ-rơ chỉ uống nước và ăn chay.

“Và sau mười ngày, diện mạo họ trông hồng hào và đầy đặn thịt hơn bất cứ đứa trẻ nào đang ăn mỹ vị của vua.” [27] Đa-ni-ên 1:15.

Ba năm sau, bốn người được vua Nê-bu-cát-nết-sa đích thân kiểm tra.

“Và mọi vấn đề khôn ngoan thông hiểu mà vua hỏi họ, thì đều thấy họ hơn gấp mười lần mọi thuật sĩ, pháp sư trong toàn vương quốc mình.” [27] Đa-ni-ên 1:20.

Kinh thánh cho chúng ta biết sau đó, Đa-ni-ên đã sống đến khoảng trăm tuổi (thậm chí hơn)!

Điều gì đã giúp Đa-ni-ên và những người bạn có được trí tuệ, sức khỏe, tuổi thọ siêu việt, vượt trội mọi địch thủ trong cả đế chế như vậy?

1. Chúa có quan tâm đến sức khỏe thể chất của chúng ta không, hay chỉ quan tâm đến tâm linh thôi?

[01] Ma-thi-ơ 4:23 Và JESUS đi khắp Ga-li-lê,

dạy dỗ trong các nhà hội của họ, và rao giảng Tin Lành của Vương Quốc,

chữa lành mọi ốm đau và mọi bệnh tật trong dân chúng.

Kinh Thánh dạy sức khỏe của chúng ta là điều Đức Chúa Trời vô cùng quan tâm đến.

Lượng thời gian mà Chúa JESUS Con Trai Ngài dành để chữa lành các loại bệnh tật trong dân chúng không hề ít hơn thời gian Ngài dành để rao giảng.

Có nhiều nguyên tắc trong Kinh Thánh mà chúng ta có thể áp dụng để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

2. Vì sao sức khỏe của chúng ta lại quan trọng như vậy với Đức Chúa Trời?

[07] I Cô-rinh-tô 6:19, 20 Thân thể các bạn là đền thờ của Thánh Linh…

Phải tôn vinh Đức Chúa Trời với thân thể mình và với linh của mình, những thứ là của Đức Chúa Trời!

[06] Rô-ma 12:1 Hãy trình dâng thân thể mình

làm sinh tế sống, thánh khiết, hài lòng Đức Chúa Trời, là sự phụng thờ chính đáng của các bạn.

Chúa muốn ngự vào thân thể chúng ta để luôn ở cùng chúng ta,

và đó là lý do vì sao chúng ta cần phải làm cho thân thể ấy trở nên thật thánh khiết và mạnh khỏe.

Một tâm trí sáng suốt và một cơ thể khỏe mạnh có thể gia tăng đáng kể độ nhạy cảm thuộc linh của chúng ta

để nhận biết được Chúa và các dẫn dắt của Ngài trong lương tâm rõ ràng hơn mà bước theo, giúp chúng ta gần gũi Ngài hơn.

3. Đức Chúa Trời đã hứa gì với con dân Is-ra-ên nếu họ vâng phục những chỉ dẫn của Ngài?

Cuối cùng Ngài có giữ lời hứa không?

[02] Xuất Hành 15:26 Và Ngài phán:

“Nếu các con chăm chú lắng nghe tiếng YHWH Đức Chúa Trời các con, và làm điều ngay thẳng trong mắt Ngài,

và lắng tai nghe các mạng lệnh Ngài và gìn giữ mọi luật lệ Ngài,

thì mọi bệnh tật mà Ta đã giáng trên dân Ai Cập,

Ta sẽ không giáng trên các con.

Vì Ta là YHWH, Đấng chữa lành các con.

[05] Nhị Luật 7:15 YHWH sẽ lấy đi khỏi anh em mọi đau ốm.

[19] Thi Ca 105:37 Ngài đem họ ra với bạc và vàng,

không có ai ốm yếu trong các bộ tộc của Ngài.

Hãy thử tưởng tượng: cả một dân tộc, với dân số khi tiến vào Đất Hứa lên đến vài triệu người,

KHÔNG MỘT NGƯỜI NÀO đau ốm hay có bất cứ bệnh tật gì, chứ đừng nói là có ai cần phải đi bệnh viện.

4. Có một nguyên tắc vàng trong Kinh Thánh cho một đời sống khỏe mạnh, viên mãn là gì?

[07] I Cô-rinh-tô 9:25 Mọi đấu thủ đều phải tự tiết chế trong mọi sự,

thật vậy, những người đó để nhận được thứ mão miện hư nát mà thôi,

còn chúng ta là thứ bất diệt.

[07] I Cô-rinh-tô 10:31 Vậy dù các bạn ăn hay các bạn uống, hay làm bất cứ gì,

hãy làm tất cả cho vinh quang của Đức Chúa Trời.

Luyện tập cách sống tự kỷ luật, tiết độ, sao cho từng thói quen – kể cả chuyện ăn uống –

đều dâng vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời, Cha chúng ta.

Nói không với tất cả những thứ độc hại, đồng thời chỉ sử dụng một cách điều độ những thứ có lợi mà thôi.

5. Cơ Đốc nhân có nên sử dụng đồ uống có cồn không?

[20] Châm ngôn 20:1 Rượu là thứ nhạo báng, thức say là thứ om sòm,

Và bất cứ ai bị dụ dỗ bởi nó chẳng phải là khôn ngoan.

[20] Châm ngôn 23:29-35 Khốn nạn thuộc về ai? Khổ đau thuộc về ai?

Tranh cãi thuộc về ai? Than thở thuộc về ai?

Thương tích vô cớ thuộc về ai? Mắt đỏ ngầu thuộc về ai?

Thuộc về những kẻ nấn ná bên rượu,

Thuộc về những kẻ đi tìm rượu pha!

Đừng ngắm rượu khi nó đỏ,

Khi nó tỏa ánh lấp lánh mình trong ly, chảy đều.

Kết cục nó sẽ cắn như rắn,

tiết nọc như rắn độc.

Mắt con sẽ nhìn những đứa xa lạ,

Và tâm con sẽ nói những điều lạc lầm.

Và con sẽ trở nên như kẻ nằm giữa lòng biển,

Và như kẻ nằm trên đỉnh cột buồm.

“Người ta đánh tôi, tôi không đau!

Người ta đập tôi, tôi không biết!

Khi tôi tỉnh dậy, tôi sẽ lại đi tìm nó thêm nữa!”

Thức uống có cồn rõ ràng là thứ bị Kinh Thánh chê cười và châm biếm.

[20] Châm ngôn 23:29-35 là bài thơ chế nhạo những ai bị dụ dỗ bởi món thuốc độc này, cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về rượu đã lên men,

và khuyên chúng ta thậm chí còn không nên dù chỉ liếc nhìn đến nó!

Chú ý rằng từ “rượu” trong Kinh Thánh chỉ đơn thuần là nói đến NƯỚC NHO, cả loại chưa lên men lẫn đã lên men.

Và thứ rượu mà các Cơ Đốc nhân nên sử dụng là “rượu mới”, tức là nước nho chưa lên men, vừa thơm ngon, vừa tốt lành cho sức khỏe.

[23] Ê-sai 65:8 Rượu mới được tìm thấy trong chùm nho.

Nhiều người được bảo rượu nho rất tốt cho tim mạch (?!).

Dù điều này là đúng hay sai, thì những công ty sản xuất rượu nho cũng đã giấu nhẹm khỏi họ phần còn lại của cái-được-gọi-là “sự thật”:

nếu rượu nho có bất cứ ích lợi nào cho sức khỏe, thì điều ấy cũng đến hoàn toàn từ chính bản thân nước nho mà thôi.

Còn quá trình lên men nước nho đó thành rượu không những chẳng mang lại ích lợi gì,

mà thậm chí còn mang lại tác hại áp đảo và triệt tiêu bất cứ ích lợi vốn có nào của nó.

Với những dữ kiện từ Kinh Thánh và từ thực tiễn khoa học, ta có thể dễ dàng thấy rằng

rượu nho đã lên men cũng như mọi đồ uống có cồn khác đều không nên được sử dụng.

Nhiều người nhầm tưởng rằng chúng vẫn có thể được dùng làm một loại gia vị trong nấu nướng,

và quá trình nấu nướng sẽ nhanh chóng làm phần cồn bốc hơi hết.

Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi được đun sôi, sau 15 phút, đến khoảng 40% lượng cồn ban đầu sẽ vẫn còn lại trong thức ăn,

và thậm chí sau đến 2 giờ đồng hồ, vẫn sẽ còn khoảng 10%.

Dù đun nấu đến đâu, cồn gần như chắc chắn sẽ vẫn còn vương lại trong các thực phẩm đã bị ướp và đun nấu cùng chúng, và sẽ không thể bay hơi hết đi được đâu ạ.

6. Đức Chúa Trời sẽ xử lí những kẻ cố tình tự làm ô uế thân thể mình bằng những thứ độc hại như thế nào?

[07] I Cô-rinh-tô 3:16, 17 Các bạn không biết rằng các bạn là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ trong các bạn sao?

Nếu kẻ nào hủy hoại đền thờ của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại kẻ ấy.

[02] Xuất Hành 20:13 Con chớ giết người.

Mọi chất gây nghiện độc hại và những hành vi tự hủy hoại sức khỏe, làm tổn thương cơ thể hay giảm thiểu tuổi thọ đều cần phải được dẹp bỏ.

Tự sát một cách từ từ thì vẫn cứ là phạm tội tự sát.

Mục này, đương nhiên, bao gồm tất cả các loại thuốc lá, ma túy, đồ uống có cồn và những thứ đồ uống có chứa một chất rất phổ biến

nhưng nhiều người vẫn chưa hay biết là vô cùng độc hại, tên là ca-fê-in (caffeine).

Bản chất của mọi chất kích thích trên đời luôn là thế này:

bất cứ thứ năng lượng nào mà nó dường như nhất thời gia tăng cho người ta,

nó thực ra đều trấn lột từ chính nguồn dự trữ của cơ thể dành cho tương lai,

và vì thế người dùng sẽ phải ngày càng bị suy nhược và cạn kiệt đi với mỗi lần sử dụng mà thôi.

Cha nghiêm cấm chúng ta tự làm ô uế đền thánh của thân thể hay tự hủy hoại mình, và thẳng thừng tuyên bố sẽ hủy diệt những ai đã biết mà vẫn cứ cố tình làm như vậy.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the Church) quyển 2, 64.1, 65.2}

‘Chè là độc hại đối với cơ thể. Cơ Đốc nhân đừng nên sờ vào nó.

Tác động của café về một khía cạnh nhất định thì tương tự như chè, nhưng ảnh hưởng của nó lên cơ thể thì còn tồi tệ hơn.

Tác động của nó là kích thích, và tương ứng với việc nó tâng lên vượt mức thì nó sẽ làm kiệt quệ và suy nhược xuống dưới mức.

Người uống chè và café mang những dấu vết ấy trên gương mặt mình.

Làn da trở nên nhợt nhạt và mang một vẻ thiếu sức sống. Ánh hồng hào của sức khỏe không được nhìn thấy trên diện mạo.

… Ảnh hưởng thứ hai của việc uống chè là đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, chứng run rẩy thần kinh, cùng rất nhiều thứ tai hại khác nữa.’

Trên thực tế, bộ ba ê-ty-líc (chất cồn), ni-cô-tin (trong thuốc lá), và ca-fê-in (trong nhiều loại đồ uống, trong các loại café và lá chè chưa xử lý loại bỏ ca-fê-in) hiện nay

đang là những thứ đầu độc tâm trí và sức khỏe con người tai hại nhất trên toàn thế giới.

Ở nhiều nước ví dụ như Việt Nam, chất cồn và thuốc lá thì không còn nghi ngờ gì nữa,

chính là hai trong những kẻ giết người hàng loạt tàn bạo nhất,

đã và vẫn đang giết hại nhiều người nhất hằng năm trong nhiều năm trở lại đây liên tiếp,

thường xuyên phối hợp cùng tai nạn giao thông và các bệnh dịch khác để thực hiện công việc đồ sát của mình.

{Ellen G. White, những tư vấn về chế độ ăn và thực phẩm (Counsels on Diet and Food), 430.1}

‘Về chè, café, thuốc lá và các thức uống có cồn, con đường an toàn duy nhất là chớ chạm, chớ nếm, chớ sờ.

Khuynh hướng hành vi với chè, café, và các thức uống tương tự là cùng một đường hướng với đồ uống có cồn và thuốc lá,

và trong một số trường hợp thói quen ấy là khó phá bỏ như kẻ nghiện rượu từ bỏ thức uống say vậy.

Những ai nỗ lực từ bỏ những thứ kích thích này trong một thời gian sẽ cảm thấy mất mát, và sẽ khổ sở khi không có chúng.

Nhưng bằng sự kiên định họ sẽ đánh bại được cảm giác thèm thuồng, và sẽ ngừng cảm thấy thiếu vắng.

Cơ thể tự nhiên có thể cần một thời gian để phục hồi từ những bạo hành mà mình đã phải chịu;

nhưng hãy cho nó một cơ hội, và nó sẽ lại gượng dậy, và thực hiện công việc của mình một cách cao quý và tốt đẹp thôi.’

Nếu bạn không đổ mỡ động vật xuống cống vì sợ sẽ làm tắc cống, tại sao bạn lại ăn nó?

7. Kinh Thánh nói sao về việc ăn mỡ và máu, cùng các món tiết canh?

[03] Lê-vi 7:23, 24 Các con chớ ăn bất cứ mỡ gì, bò và chiên và dê,

và mỡ của xác thú, và mỡ của thú bị xé xác sẽ được dùng cho bất cứ việc gì,

nhưng các con tuyệt đối chớ ăn nó.

[03] Lê-vi 17:12-13 Ta phán với con cháu Is-ra-ên chớ ăn huyết, bất cứ người nào thuộc các con;

ngoại kiều đang kiều ngụ giữa các con cũng chớ ăn huyết. 

Và bất cứ người nào thuộc con cháu Is-ra-ên hay thuộc các ngoại kiều đang kiều ngụ giữa họ,

là người săn được thịt rừng của thú hay của loài chim nào ăn được,

thì người ấy hãy đổ máu nó ra và vùi thứ ấy lại bằng đất bụi.

[05] Công Vụ 15:29 Hãy kiêng của cúng thần tượng, và máu, và vật chết ngạt, và sự gian dâm.

Gần 3,500 năm sau khi Đức Chúa Trời phán dạy Mô-sê “mỡ làm gì cũng được nhưng không được ăn”,

cuối cùng đến năm 1964, hai nhà hóa học người Đức là Konrad Bloch và Feodor Lynen

đã được trao giải Nobel y học nhờ phát hiện của họ về mối liên quan giữa chất cholesterol trong mỡ động vật và bệnh tim mạch!

Đúng, chúng ta cần một chút cholesterol tốt để sản xuất các hóc-môn như testosterone.

Nhưng chúng ta không cần đống còn lại để làm tắc nghẽn động mạch.

Còn về máu: nếu nước tiểu là thứ dung dịch chứa nhiều thứ cặn bã độc hại nhất,

thì thứ dung dịch độc hại thứ nhì

chính là dung dịch có chức năng vận chuyển các chất cặn bã đó đến thận để lọc bỏ ra ngoài qua nước tiểu: máu.

Phần lớn bệnh tật, vi trùng, vi-rút ký sinh trong cơ thể một con vật đều tồn tại dày đặc trong máu của nó.

Ăn thứ này vào người vì thế thực sự không hề tốt lành gì, như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Về nồng độ dinh dưỡng, so với thịt thì máu rõ ràng chứa quá quá ít (máu phải bơm lâu như thế nào mới tích lũy được một chút thịt).

Chưa kể bản thân hành vi ăn hay uống máu thực sự còn có phần man rợ, theo Đông Y là có hậu quả kích thích thú tính trong người.

Vậy có còn gì khó hiểu khi Chúa ra lệnh cho con cái Ngài không được ăn máu không?

8. Vậy còn thịt? Đức Chúa Trời cho phép chúng ta ăn những loài thú nào?

[03] Lê-vi 11:2, 3 Đây là loài vật mà các con hãy ăn từ mọi loài thú trên đất: 

mọi loài nào móng guốc chẽ và chẻ kẽ móng guốc,

nhai lại trong các loài thú, thì các con hẵng ăn nó.

Để giúp chúng ta dễ dàng nhận biết, Đức Chúa Trời đã chia mọi loài động vật ra làm hai nhóm: thanh sạch và ô uế,

trong đó những con thanh sạch có thể ăn được, còn những con ô uế thì không.

Tất cả những loài thú trên đất đều phải đồng thời có cả hai đặc điểm sau mới được kể là thanh sạch:

(1) có móng guốc chẽ, và (2) nhai lại.

Ví dụ: bò, dê, cừu, hươu, nai, hoẵng, sơn dương…

Hai đặc điểm này của một con thú giúp cho bản thân thịt của nó có ít tạp chất và ký sinh hơn các loài khác rất nhiều.

Móng guốc giúp bảo vệ con thú ở vị trí dễ bị tổn thương, bị nhiễm trùng và bị ký sinh nhất trên cơ thể: bàn chân.

Còn dạ dày nhai lại là đặc trưng của những loài chỉ ăn thực vật.

Ngay cả khi cùng được nuôi trong môi trường sạch, thịt của những con thú nhai lại có móng guốc này vẫn “sạch” hơn thịt của những con thú còn lại rất nhiều.

Còn những con thú không có hai đặc điểm trên phần lớn đều rơi vào nhóm “thú dọn rác” cả: như lợn và chó.

Các động vật dọn rác là một thành phần cực kỳ quan trọng của tự nhiên, và chúng là tốt đẹp khi được làm việc ở đúng vị trí chuyên môn của chúng,

nhưng sẽ là cực kỳ tồi tệ khi bị sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Một loạt các chất cặn bã độc hại, các kim loại nặng… đều được tìm thấy trong thịt của chúng với nồng độ dày đặc hơn, thậm chí là đến nhiều triệu lần so với nhóm các động vật thanh sạch.

Ăn thịt chúng thực ra chính là ăn rác rưởi một cách gián tiếp,

đến mức mà chính những người có ăn chúng khi nấu nướng những thứ thịt này, thông thường còn phải chần qua chúng trong nước sôi để loại bỏ bớt cái bọt bẩn đục ngầu sủi lên từ thịt của chúng,

và toàn bộ cái nước chần ấy đều trở thành kinh tởm, phải đổ đi, không thể dùng để nấu được cái gì cả.

Thêm vào đó, thực tế là rất nhiều đại dịch trong loài người đã bắt nguồn từ chính việc ăn thịt những động vật không thanh sạch:

Ebola, SARS, AIDS… cả dịch Covid cũng bị tình nghi là do ăn thịt dơi mà ra.

Bản thân chúng ta là một động vật phi kosher,

khi bị lây bệnh từ một động vật kosher thanh sạch, ví dụ từ một con bò chẳng hạn, chúng ta có thể chết đi chăng nữa cũng rất khó lây lan được bệnh ấy sang cho những người khác.

Tuy nhiên, nếu một người bị lây nhiễm phải virus hay vi khuẩn từ những động vật không thanh sạch, người ấy sẽ rất dễ dàng lây lan bệnh ấy ra cho những người xung quanh, là những người thậm chí đã không hề ăn.

Như vậy, ăn thịt động vật không thanh sạch còn làm gia tăng nguy cơ bệnh dịch cho cộng đồng, làm hại không chỉ chính mình mà còn cả người lân cận.

Quy định của Đức Chúa Trời về việc cấm ăn những động vật này, do vậy còn có công dụng phòng tránh nguy cơ bùng phát bệnh dịch.

9. Những loài thủy sản nào là thanh sạch?

[03] Lê-vi 11:9, 12 Các con hãy ăn những loài này từ tất cả những loài ở trong nước:

tất cả những loài nào, mà nó có vây và vảy, trong nước, trong biển và trong sông suối, thì các con hẵng ăn chúng…

Tất cả những loài nào trong nước mà nó không có vây và vảy, thì nó là thứ đáng ghê tởm với các con.

Nói cách khác, trong tất cả các loài thủy sinh, chỉ duy nhất những loài có vây (cá) có vảy mới được coi là thanh sạch.

Bộ “áo giáp” ấy giúp bảo vệ các con cá khỏi nguy cơ ký sinh và các tạp chất trong nước tốt hơn rất nhiều các loài sinh vật khác.

Còn những con không nằm trong danh sách cá có vảy, thì quả nhiên cũng lại đều nằm trong nhóm “dọn rác”:

cua, tôm ăn xác cá chết, ngao sò ốc hến là những cái máy lọc nước, ăn phân các loài cá thải ra, những con cá da trơn cũng thường lúc nhúc dưới bùn, làm công việc tương tự.

Trong ảnh: “Con bọ trên cạn – con bọ dưới nước”,

“Tôm, tôm hùm, ngao, cua, hàu… KHÔNG PHẢI là đồ ăn.

Chúng là những con bọ, những con bọ dưới nước, ăn cặn bã, dọn rác,

KHÔNG PHẢI ĐỒ ĂN ĐÂU!”

10. Những loài chim nào là ô uế?

[03] Lê-vi 11:13-19 Và đây là những loài các con hãy ghê tởm từ các loài vật bay, chúng sẽ không được ăn, chúng là thứ đáng ghê tởm:

kền kền, và diều hâu, và đại bàng, và ó, và diều theo các giống của nó, mọi thứ quạ theo các giống của nó, 

và con đà điểu, và cú mèo, và mòng biển, và chim ưng theo các giống của nó, 

và chim mèo, và bồ nông, và cò lửa, và con hầm, và chim chàng bè, và cồng cộc, và con cò, con diệc theo các giống của nó,

và chim rẽ quạt, và dơi.

Danh sách này cho biết chỉ còn những loài chim “nhặt nhạnh”, như chim cút, bồ câu, các loài gà, gà tây… là thanh sạch,

còn tất cả những loài chim còn lại, bao gồm cả những con chim săn mồi, chim ăn xác thối, chim ăn cá, đều ô uế.

11. Các loài côn trùng thì con nào ăn được?

[03] Lê-vi 11:21, 22 Các con hãy ăn những loài này trong mọi loài động vật bay đi bằng bốn chân, là loài mà nó có giò (bắp đùi) trên bàn chân mình, để nhảy bằng chúng trên đất. 

Những loài này các con hãy ăn từ chúng:

cào cào theo các giống của nó,

và cào cào đầu nhẵn theo các giống của nó,

dế theo các giống của nó,

châu chấu theo các giống của nó.

“Động vật bay đi bằng bốn chân” là thuật ngữ để chỉ các loài côn trùng.

Rất lưu ý là trong Kinh Thánh, chỉ có 4 chân sau của một con côn trùng mới được gọi là “chân”, còn các chân trước lại được gọi là “tay” của chúng.

Ví dụ như trong [20] Châm Ngôn 30:28 “Nhện tóm bắt bằng tay, và nó ở trong cung vua.”

Phần lớn các loài côn trùng đều bị coi là kinh tởm – dễ hiểu – trừ nhóm bọ có cánh và có bắp đùi ở chân sau để có thể nhảy được, như châu chấu, dế, cào cào, thì lại có thể ăn được.

Những con này trong thế giới côn trùng cũng tương đương như bò, dê, cừu trong thế giới động vật vậy.

Chúng ăn cỏ, và chỉ sống được ở nơi nào môi trường thật trong sạch.

Các thảm cỏ vườn cây đầy thuốc bảo vệ thực vật trong các thành phố bụi bặm ô nhiễm gần như đều không còn thấy những côn trùng này tồn tại.

12. Sự phân biệt về thú thanh sạch và ô uế có nằm trong nhóm lễ giáo về hiến tế được ban cho Mô-sê không, hay đã tồn tại từ lâu trước đó?

[01] Khởi Nguyên 7:2 Từ mọi loài thú thanh sạch, con hãy đem theo con bảy cặp, con đực và con cái của nó,

và từ những loài thú không thanh sạch hai con, con đực và con cái của nó.

Thời điểm Đức Chúa Trời phán câu ấy với Nô-ê là cả nghìn năm trước thời Mô-sê,

cho thấy danh sách thú vật thanh sạch và không thanh sạch của Đức Chúa Trời đã tồn tại từ rất lâu, còn trước cả khi trận Đại Hồng Thủy xảy ra.

Rất dễ hiểu, vì nếu giáo lễ hiến tế đã tồn tại từ khi xuất hiện tội lỗi,

thì sự phân biệt đâu là những con thú thanh sạch có thể được chấp nhận làm hình bóng tượng trưng cho Chúa JESUS trong lễ hiến tế cũng đã phải được quy định kèm theo rồi.

Cả về mặt khoa học lẫn về mặt thuộc linh, chúng ta có quá đủ lý do để tin tưởng danh sách thực đơn mà Đức Chúa Trời cung cấp ở trên

không hề chỉ dành cho người Do Thái, mà còn cho tất cả mọi người vì lợi ích của chính họ.

13. Đức Chúa Trời có nói rõ hẳn ra ăn uống những thứ không được phép là một trọng tội sẽ bị Ngài trừng trị không?

[23] Ê-sai 66:17 “Những kẻ thánh hóa mình và thanh tẩy mình cho các vườn cây sau một cái ở giữa,

những kẻ ăn thịt lợn, và đồ ghê tởm, và chuột,

sẽ cùng nhau bị tận diệt!” YHWH tuyên phán.

Cái cây ở giữa vườn mà người ta đang thánh hóa mình để theo trong câu này chính là một cái luống thờ.

Bốn nhóm người được xác định rất rõ ràng ở đây:

nhóm ăn thịt lợn, nhóm ăn thịt chuột, nhóm ăn những vật ghê tởm khác, và nhóm thờ lạy thần tượng.

Cả 4 nhóm được chết chung với nhau vào ngày Chúa tái lâm sắp tới, mô tả trong đoạn [23] Ê-sai 66:15-17 này!

{Ellen G. White, Sự tiết độ Cơ Đốc nhân và nếp vệ sinh theo Kinh Thánh (Christian Temperance and Bible Hygiene), 154.2 – 154.3}

‘Sức mạnh chi phối của khẩu vị sẽ được minh chứng là sự diệt vong của muôn nghìn người,

những người mà, nếu họ đã đánh bại được điểm này, thì đúng ra sẽ có được sức mạnh phẩm giá để đạt được chiến thắng trước MỌI CÁM DỖ KHÁC.

Nhưng những người làm nô lệ cho khẩu vị thì SẼ THẤT BẠI trong việc kiện toàn phẩm giá Cơ Đốc mà thôi…

Chỉ có ít người đã được thức tỉnh đủ để hiểu được các thói quen ăn uống của họ

ảnh hưởng nhiều như thế nào đến sức khỏe của họ, phẩm giá của họ, sự hữu dụng của họ trong thế giới này, và vận mệnh vĩnh cửu của họ.’

14. Thực đơn tối ưu theo thiết kế ban đầu mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là gì?

[01] Khởi Nguyên 1:29 Và Ðức Chúa Trời phán:

“Kìa: Ta ban cho các con mọi loài cỏ kết hạt giống trên khắp mặt đất,

và mọi loài cây mà trái của cây kết hạt giống trong nó:

chúng sẽ làm thức ăn cho các con.

“Cỏ kết hạt giống”, bao gồm ngũ cốc (như lúa, ngô, các loại đậu…), cùng với trái cây và các loại hạt, cấu thành thực đơn tối ưu ban đầu mà Đấng Tạo Hóa ban cho loài người.

Bạn có thể dễ dàng cung cấp đầy đủ vi lượng và vitamin cho cơ thể với thực đơn này bằng một mẹo nhỏ là hãy ăn đủ các màu sắc và thật đa dạng nhiều chủng loại.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 7, 126.3}

‘Chúa muốn những người đang sống ở các miền quê nơi có thể có được trái cây tươi trong một khoảng thời gian lớn của năm,

hãy tỉnh dậy trước phước lành mà họ có nơi thứ trái cây này.

Chúng ta càng dựa vào trái cây tươi vừa hái từ cây xuống, phước lành sẽ càng lớn.’

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 7, 134.5}

‘Sẽ thật tốt lành cho chúng ta khi nấu nướng ít đi và ăn nhiều hơn trái cây tự nhiên.

Chúng ta hãy dạy dân chúng ăn thoải mái từ nho, táo, đào, lê, quả mọng (berries) tươi, và tất cả những loại trái cây có thể có được.

Những thứ này hãy được chuẩn bị để sử dụng cho mùa đông bằng cách đóng lọ, sử dụng thủy tinh tối đa có thể thay vì thiếc.’

Nhiều thứ hạt của các loại trái cây cũng giúp bổ sung những vitamin rất hữu ích cho sức khỏe.

Bệnh hoại huyết (nhiệt miệng) đã từng giết chết hàng triệu thủy thủ, trong một thời gian dài không tìm được cách nào chữa trị,

cuối cùng đã được phát hiện ra là có thể chữa khỏi vô cùng đơn giản bằng cách bổ sung vitamin C, có trong rất nhiều loại trái cây.

Tương tự, bệnh ung thư – thứ bệnh nan y được cho là cực kỳ khó chữa trị – cũng có thể dễ dàng ngăn ngừa và khống chế bằng 3 động tác:

1) Đầu phục Chúa, và “mọi lo lắng của mình hãy quăng lên Ngài, vì Ngài quan tâm về các bạn”. [21] I Phi-e-rơ 5:7.

Vì ung thư là một căn bệnh có căn nguyên một phần đến từ nội tâm (oán giận, đau buồn, hay lương tâm chưa được tha thứ tội lỗi…).

Chính vì thế nên yếu tố tâm lý mới ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của nó.

2) Chuyển thực đơn về thực dưỡng thuần chay đủ chất

(ung thư rất khó phát triển trong môi trường kiềm tính của cơ thể người ăn thuần chay,

trong khi lại dễ phát triển trong môi trường axit của cơ thể người ăn thịt và sử dụng rượu bia, thuốc lá…).

3) Bổ sung vitamin B17, có rất nhiều trong nhân hạt mơ và nhân của các loại trái cây cùng họ như đào, mận.

Mỗi phân tử B17 có chứa một đơn vị của hydrogen cyanide, một đơn vị benzaldehyde và hai đơn vị glucose khóa chặt lại với nhau.

Chỉ khi gặp một loại enzyme tên là beta-glucosidase, hiện diện khắp nơi trên cơ thể người với số lượng rất nhỏ, nhưng lại có số lượng khổng lồ tại duy nhất tế bào ung thư, hydrogen cyanide mới được giải phóng ra.

Khi ấy, benzaldehyde và cyanide là hai chất kịch độc sẽ có công dụng giết chết tại chỗ tế bào ung thư.

Trong khi đó, tại các mô khỏe mạnh, có một enzyme khác là rhodanese luôn hiện diện với số lượng lớn hơn nhiều so với enzyme beta-glucosidase

có khả năng tách nhỏ hoàn toàn cả cyanide và benzaldehyde trở thành thiocyanate (một chất vô hại) và salicylate (thuốc giảm đau tương tự aspirin).

Điều thú vị là các tế bào ung thư ác tính không hề chứa rhodanese.

Toàn bộ quá trình này gọi là độc tính chọn lọc, vì chỉ nhắm tới và tiêu diệt tế bào ung thư, còn các mô lành đều vô hại.

Những người Hunza sống ở phía bắc Pakistan chẳng bao giờ bị ung thư cả.

Thức ăn yêu thích của họ: nhân hạt mơ (trong ảnh).

Mặc dù rất nhiều loại vitamin đều có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều,

nhưng điều kỳ lạ là đến giờ vẫn chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc vitamin B17 ở cộng đồng Hunza cả, ngay cả khi họ ăn rất, rất nhiều hạt mơ.

Dù vậy, để chắc ăn, chúng ta cũng đừng nên ăn quá nhiều.

Một số nghiên cứu chưa biết thực hư thế nào cũng cho rằng khoảng năm chục hạt mơ là đủ để gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng cho một người trưởng thành.

Nếu các bạn tìm kiếm một cẩm nang chữa trị ung thư chi tiết, các bạn có thể google một anh chàng tên là Chris Wark,

tác giả của quyển sách “Chris beat cancer” (Chris đánh bại ung thư), là người đã đánh bại căn bệnh ung thư bàng quang giai đoạn 3,

trở thành một chuyên gia về việc sử dụng các thực phẩm chay và các tác nhân chữa lành tự nhiên mà Đức Chúa Trời đã cung cấp để đánh bại căn bệnh này

và đã giúp đỡ cho muôn nghìn người làm được điều tương tự.

“Tôi đã hành động mạnh mẽ để tái xây dựng lại đền thờ của mình, để tôn vinh Đức Chúa Trời với thân thể tôi, để ngừng làm những việc đã thúc đẩy bệnh tật.”

{Christ Wark, On Faith’s Edge, tập 125}

“Tôi muốn nói về những người Phục Lâm ngày-thứ-bảy.

Vì rất nhiều người nghe chương trình của tôi là người Mỹ, phải không ạ?

Và tôi nghĩ những ai không biết nhóm Blue Zone (các nhóm người sống thọ nhất thế giới) sẽ kinh ngạc khi biết rằng

tuổi thọ trung bình của một người Phục Lâm ngày-thứ-bảy dài hơn người Mỹ trung bình khoảng MƯỜI NĂM.”

{Christ Wark, Vì sao những người Phục Lâm ngày-thứ-bảy sống thọ thế, cuộc phỏng vấn Dan Buettner (Why Seventh-Day Adventists Live So Long – Dan Buettner Interview)}

15. Sau khi A-đam và Ê-va sa ngã, Chúa đã thêm món gì vào thực đơn của họ?

[01] Khởi Nguyên 3:18 Và con sẽ ăn rau của đồng ruộng.

Sau khi A-đam và Ê-va phạm tội, mất đi quyền được ăn từ trái của Cây Sự Sống, Chúa đã thêm món rau vào thực đơn của họ.

Phải mãi đến tận sau khi trận đại hồng thủy kết thúc, khi cây trái toàn mặt đất đã bị hủy diệt tan hoang,

Chúa mới bắt đầu cấp phép cho loài người ăn thịt ở [01] Khởi Nguyên 9:2-3,

và chỉ sau vài thế hệ, tuổi thọ của loài người đã suy giảm nhanh chóng từ 950 tuổi của Nô-ê ([01] Khởi Nguyên 9:29) xuống chỉ còn hơn 200 tuổi vào thời của Pê-léc ([01] Khởi Nguyên 11:18-19).

{Ellen G. White, Ân tứ thuộc linh (Spiritual Gifts) quyển 4a, 121.2}

‘Sau trận lụt người ta ăn chủ yếu thức ăn động vật.

Đức Chúa Trời đã thấy rằng đường lối của loài người là đồi bại,

và rằng họ có xu hướng tôn vinh bản thân mình một cách kiêu ngạo chống lại Đấng Tạo Hóa mình, và đi theo các cảm hứng của trái tim họ.

Và Ngài đã cho phép cái chủng tộc sống lâu ấy ăn thức ăn động vật để cắt ngắn cuộc đời tội lỗi của họ.

Ngay sau trận lụt, giống loài ấy sớm bắt đầu suy giảm nhanh chóng về kích thước, và về tuổi thọ.’

Trong nhiều câu hỏi trước, những lý do vì sao những thứ thịt ô uế lại bị kể là đáng ghê tởm trong Lời Chúa đã được giải thích cặn kẽ.

Tuy nhiên, mục đích của bài giảng này

không phải chỉ đơn thuần là để thuyết phục bạn hãy từ bỏ những thứ thịt ô uế ấy, mà còn tất cả các thứ thịt luôn,

để cải cách trở về thực đơn “ngũ cốc, trái cây, các loại hạt và rau.”

{Ellen G. White, Trường Huấn Luyện Kinh Thánh (Bible Training School), ngày 1/7/1902, khổ 3}

‘Đến giai đoạn này của lịch sử trái đất rồi

thì việc ăn thịt là LÀM HỔ DANH ĐỨC CHÚA TRỜI.

Chính việc ăn thịt và uống rượu đang làm cho thế giới trở nên như nó đã là trong những ngày của Nô-ê.

Những thứ này đang làm mạnh những dục vọng thấp hèn của con người, thú tính hóa giống loài.

Bằng cách nhượng bộ cho những dục vọng đồi bại, con người đang tha hóa thân thể, hồn và linh.’

Thật vậy, nhiều kẻ vô thần chống nghịch Đức Chúa Trời và nhiều tín đồ phật giáo thờ lạy hình tượng đã đang đi trước cộng đồng Cơ Đốc giáo trong vấn đề cải cách sức khỏe.

Nhiều người trong số họ đã biết ăn chay và thu được sức khỏe tốt hơn nhiều Cơ Đốc nhân có xưng nhận Chúa

– những người đúng ra còn phải đi đầu trong mọi phong trào giúp vực đồng loại dậy khỏi những suy bại gây ra bởi tội lỗi, trong đó có công tác cải cách thực đơn trở về thuần chay.

Nhiều người trong chúng ta trước đây chưa từng biết về ánh sáng này, nhưng giờ đã biết,

thì chúng ta có nên cố tình đem thân mình làm nô lệ cho khẩu vị, từ chối từ bỏ chính mình để dâng kết quả thua kém đáng xấu hổ này lên làm một sự sỉ nhục liên tục cho danh Chúa không?

Con cái của vị Thần Tạo Hóa Tối Cao mà chống lại những quy luật sức khỏe Ngài đã đặt để, tự hủy hoại mình vì tư dục để thua cả người theo các thần khác và những kẻ vô thần vẫn thường báng bổ Ngài ư?

{Ellen G. White, Bản thảo (Manuscript) 1, 1854, 2, 3. (1MR 33.4)}

‘Nếu những người đã ở trong hội thánh hàng tuần và hàng tháng trời rồi vẫn không học được sự ngay hẹp của đường đi, và làm Cơ Đốc nhân là phải thế nào,

và không thể nghe nổi những chân lý ngay hẹp của Lời Đức Chúa Trời, thì sẽ tốt hơn nếu họ bị dứt bỏ khỏi Is-ra-ên.

Ngày đã quá muộn rồi để cho ăn bằng sữa.

Nếu những linh hồn đã một hay hai tháng tuổi trong chân lý, chuẩn bị phải tiến vào thời kỳ ngặt nghèo chưa từng thấy đến nơi rồi,

mà không nghe nổi toàn bộ chân lý ngay hẹp, hay chịu được thứ thịt khó tiêu của sự ngay hẹp của đường đi, họ sẽ đứng nổi thế nào được trong ngày chiến trận?

Những chân lý mà chúng ta đã học biết trong nhiều năm sẽ phải được học biết trong một vài tháng bởi những người bây giờ mới tiếp nhận Sứ Điệp Thiên Sứ Thứ Ba.

Chúng ta đã phải tìm tòi và chờ đợi sự khai mở chân lý, nhận lãnh một tia sáng ở đây và một tia ở kia, lao khổ và nài xin Đức Chúa Trời bày tỏ chân lý cho chúng ta.

Nhưng bây giờ thì chân lý đã rõ ràng; các tia sáng của nó đã được gom lại cùng nhau.

Ánh sáng chói rạng của chân lý khi nó được trình bày như nó nên được trình bày giờ đã có thể được thấy rõ và xoáy vào tim.

Sữa chẳng còn cần thiết nữa sau khi các linh hồn đã được thuyết phục về chân lý.

Ngay khi sự cáo trách của chân lý đã được thuận phục và trái tim đã sẵn sàng, chân lý nên có hiệu ứng của nó,

chân lý sẽ làm việc như men, và thanh tẩy và tẩy sạch đi các dục vọng của trái tim tự nhiên.

Thật là một nỗi ô nhục cho những người đã ở trong chân lý nhiều năm mà nói về việc cho các linh hồn đã ở trong chân lý hàng tháng trời ăn bằng SỮA.

Điều ấy cho thấy họ biết ít đến thế nào về sự dẫn dắt của Thánh Linh Chúa, và không nhận ra được thời khắc mà bây giờ chúng ta đang sống.

Những người bây giờ mới tiếp nhận chân lý SẼ PHẢI BƯỚC THẬT KHẨN TRƯƠNG.’

{Ellen G. White, những tư vấn về chế độ ăn và thực phẩm (Counsels on Diet and Food), 382.1}

‘Nhiều người đang chỉ đầu phục nửa vời về vấn đề ăn thịt sẽ đi khỏi dân sự của Đức Chúa Trời để không còn bước đi cùng họ nữa.’

Vậy hãy đầu phục hoàn toàn vào, và bắt đầu nỗ lực làm việc cho công tác cải cách thực đơn.

Đừng đầu phục nửa vời, và rồi dần dần đạt đến điểm làm buồn Thánh Linh của Chúa đến mức Ngài phải bỏ đi.

Khi điều đó xảy ra, bạn thậm chí sẽ còn thấy mình rời khỏi hội thánh – thân thể của Đấng Christ –

vì Thánh Linh là quyền năng duy nhất giữ bạn ở lại trong ấy.

Nhiều người đã rời khỏi hội thánh Chúa, nghĩ rằng họ đã làm vậy theo ý họ, nhưng họ thực chất đã vừa bị Chúa mửa ra mà còn không tự nhận biết.

Đừng nằm trong số họ.

*Lưu ý: trong các chế phẩm từ xác động vật, có một thứ đặc biệt kinh tởm tên là gelatin.

Tôi không nói đến cái gelatin/collagen thực vật như bột rau câu,

mà nói đến cái có nguồn gốc động vật, được làm từ xương và da của các gia súc, trong đó có cả những con dọn rác như lợn.

Trừ phi được nói rõ là sản phẩm thuần chay, cái gelatin mà các bạn tìm được trên thị trường – mã số của nó là E441 – gần như chắc chắn sẽ là cái sản phẩm ô uế này,

thứ cũng đồng thời được sử dụng tràn lan trong ngành thực phẩm, cho vào rất nhiều thứ đồ ăn khác nhau như bánh, kẹo.

Và đương nhiên rồi, với nguồn gốc kinh tởm như vậy, nó làm sao có thể được trông chờ là tốt lành cho sức khỏe hay được Đức Chúa Trời cho phép làm thức ăn?

Ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn ngày nay dùng đủ thứ nguyên liệu đáng ghê tởm để làm ra đồ ăn,

và rồi bịa ra cả một hệ thống “mã thực phẩm” để những người bình thường không thể biết được mình đang bỏ cái gì vào miệng.

Sau đây là một vài ví dụ:

  • E120 – phẩm màu cánh kiến: một thứ phẩm màu đỏ lấy từ côn trùng.
  • E441 – Gelatin: lấy từ xương và da của thú vật, bao gồm cả của lợn.
  • E542 – phốt-phát xương: trích xuất từ xương thú vật.
  • E904 – gôm lắc: tiết ra từ côn trùng cánh kiến.

Còn đây là một danh sách cơ bản các phụ gia thực phẩm được che đậy dưới các mã hóa, mà chỉ có nhà sản xuất mới có thể biết là được chế biến từ thực vật hay động vật, và ô uế hay thanh sạch.

Trừ phi bạn liên hệ và có được xác nhận của nhà sản xuất, không thì tốt nhất là hãy tránh xa:

  • E304, E306, E312. (300-399 là các chất chống ô-xy hóa, phốt-phát, và các chất phức hợp)
  • E422, E430, E431, E432, E433, E434, E435, E436, E442, E470, E471, E472 (E472a và E472e thì làm từ thực vật, còn b, c, d, f thì chưa chắc), E473, E474, E475, E477, E478, E479, E482, E491, E492, E493, E494, E495. (400-499 là các chất làm dày, keo hóa, phốt-phát, làm ẩm, nhũ hóa)
  • E570, E571, E572, E573. (500-599 là các loại muối và các hợp chất liên quan)
  • E626, E627, E628, E629, E630, E631, E632, E633, E634, E635, E640. (600-699 là các chất gia tăng hương vị)
  • E910, E920, E921.​​ (900-999 là các chất bao bọc bề mặt thực phẩm, các loại gas, các chất tạo ngọt)

Cùng với việc ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn ngày càng trở nên thêm kinh tởm và gian hiểm,

họ hẳn sẽ còn thay thế thêm nhiều nguyên liệu thanh sạch bằng những thứ động vật dọn rác, và làm ra thêm nhiều hơn nữa những phụ gia thực phẩm ô uế so với cái danh sách này.

Cho nên nếu bạn thấy nó thật là đau đầu khó nhớ, đây sẽ là một kiến nghị tuyệt vời dành cho bạn, mà bạn chắc hẳn ĐÃ BIẾT RỒI:

hãy từ bỏ không chỉ thịt, mà còn luôn thể tất cả các thứ đồ ăn chế biến sẵn đi, thì càng tốt cho sức khỏe!

16. Không ăn thịt thì làm sao cung cấp đủ protein (đạm) cho cơ thể?

[18] Gióp 40:15-19 Hãy xem Bê-hê-mốt mà Ta đã tạo dựng cùng con,

ăn cỏ như bò.

Hãy xem, sức nó ở hông nó,

Và lực nó ở cơ bụng nó.

Nó vẩy đuôi nó như cây bá hương;

Các gân đùi nó đan xen.

Các xương nó như những ống đồng,

Các sườn nó như những thanh sắt.

Nó là thứ hàng đầu của đường lối Đức Chúa Trời;

Đấng Tạo Hóa nó mới đem gươm mình lại gần được.

Cái con Bê-hê-mốt khổng lồ có đuôi như cây bá hương này không gì khác có lẽ chính là một con khủng long cổ dài.

Xem lại video “100 lý do vì sao thuyết tiến hóa thật ngu ngốc” trong bài “Tiến hóa hay Tạo Hóa” để nắm được khủng long đã từng sống cùng loài người từ buổi sáng thế như thế nào – đúng như Kinh Thánh cho biết,

hay như hình khắc cổ này ở trong rừng Amazon mô tả một toán 9 thợ săn loài người đang bao vây một con khủng long cổ dài có lẽ là còn khá nhỏ.

Còn một con Bê-hê-mốt trưởng thành, thì một cú quất đuôi của nó thôi có thể dễ dàng chấn vỡ sọ những con khủng long bạo chúa hung tợn nhất,

quét sạch tan xương nát thịt toàn bộ toán thợ săn loài người nào đang tìm cách hạ gục nó.

Vậy mà sinh vật hàng đầu, chỉ có Đấng Tạo Hóa mới đem gươm mình lại gần được này,

với khối cơ bắp cuồn cuộn khổng lồ nặng ngót nghét 70-100 tấn ấy (gấp 7-10 lần khủng long bạo chúa), lại là loài “ăn cỏ như bò”.

Cho nên, nhiều người nhầm tưởng rằng thực đơn chay sẽ bị thiếu protein (đạm) so với thực đơn thịt và các chế phẩm từ động vật,

nhưng điều đó đơn thuần là không hề đúng.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rất nhiều động vật ăn chay trong tự nhiên có khối cơ bắp vô cùng đồ sộ, ví dụ như trâu bò, voi, tê giác, hay Bê-hê-mốt,

cho thấy thực đơn thuần chay của chúng phải nhiều protein đến như thế nào.

Khác với thịt, đi kèm protein sẽ là các tiền tố gây viêm và sắt heme gây ung thư,

thì những nguồn protein thực vật lại cung cấp các vitamin và khoáng chất kèm theo lượng protein của chúng, tốt hơn rất nhiều cho cơ thể.

Những thực phẩm thực vật thơm ngon chứa nhiều protein có thể kể đến:

A. Các loại hạt (óc chó, hạt điều, hạnh nhân, lạc…)

B. Các loại đậu, đỗ (đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng…)

C. Các loại ngũ cốc nguyên cám còn lại (cơm gạo lứt, bánh mỳ đen…)

Miễn là bạn ăn ít nhất 2 trong số 3 nhóm thực phẩm này (càng đa dạng càng tốt), thì chẳng bao giờ phải lo đến chuyện bị thiếu protein hay bất cứ axit amin nào của protein cả đâu.

Đương nhiên rồi: không thể có chuyện thực đơn nguyên thủy mà Đức Chúa Trời vốn ban cho loài người ăn suốt hơn 1.500 năm, từ khi họ chưa sa ngã cho đến tận sau trận đại hồng thủy, lại có thể là một thực đơn thiếu chất được.

Trong ảnh: “thịt gà vs đậu gà”. Và thịt gà thì đã là một loại thịt trắng tốt cho sức khỏe trong nhóm thịt thanh sạch Kosher rồi đấy, mà VẪN THUA!

Thêm một ví dụ khác: “thịt bò vs đậu thận đỏ”.

Còn ngoài sức tưởng tượng hơn nữa,

hãy xem video ngắn này nói về tác dụng của mới chỉ MỘT bữa ăn chay đối với chức năng sinh dục của nam giới:

Nếu đến cái video này mà vẫn chưa đủ để thuyết phục những người đàn ông đã có vợ chuyển sang ăn chay ít nhất vào tất cả các bữa chiều tối,

tôi thực sự không hiểu cái gì mới là đủ nữa!

Vậy một khi đã nắm được đâu là các nguồn protein thực vật thay thế thịt rồi,

thì vấn đề chỉ còn là việc học biết làm sao để nấu ăn chay thật ngon là bạn có thể xây dựng được một thực đơn thuần chay đủ chất cho bản thân.

Và học nấu ăn chay thì ngày nay làm dễ hơn bất cứ thời đại nào:

chỉ cần lên youtube và tìm kiếm các video dạy nấu các món chay bạn thích (đặc biệt là các video nấu ăn chay của các tín hữu hội thánh SDA), rồi học và làm theo,

là sau một vài năm bạn có thể biết nấu đến cả trăm món chay ngon miệng.

Cá nhân mình rất thích ăn mỳ ý sốt cà chua chay ăn kèm đậu hòa lan, nấm rơm và lá thơm, nên đã học nấu nhuần nhuyễn món này.

Một số người khác thích ăn pate chay, hamburger chay, pizza chay, phở chay, bún chả chay, nem chay…

Bạn thích ăn món gì? Hãy học nấu phiên bản chay của món ấy.

{Ellen G. White, Thư từ và bản thảo (Letters and Manuscripts) quyển 11, lá thư 54, 1896, khổ 17}

‘Toàn thể tạo động vật ít nhiều đều đang ốm bệnh.

Thịt bệnh không phải là hiếm, nhưng là phổ biến.

Mọi thứ bậc của bệnh tật bị đem vào hệ thống cơ thể người qua việc ăn thịt động vật chết.

Sự uể oải và yếu ớt hệ quả của việc chuyển khỏi thực đơn ăn thịt sẽ sớm được vượt qua,

và các bác sĩ cần phải hiểu rằng họ không nên coi cái hiệu ứng kích thích của việc ăn thịt là quan trọng cho sức khỏe và sức lực.

Tất cả những người từ bỏ nó một cách khôn ngoan, sau khi đã quen với thay đổi ấy, sẽ có được sức khỏe gân và cơ. Lại còn nhiều hơn nữa cơ.

*Lưu ý: có một loại Vitamin tên là B12 thường hay bị hiểu nhầm là chỉ có trong các chế phẩm từ động vật, mà một thực đơn thuần chay sẽ bị thiếu.

Tuy nhiên sự thật là động vật không sản xuất ra Vitamin B12, mà là những vi sinh vật mà chúng ăn vào từ đất và nước.

Trước thời đại công nghiệp hóa chăn nuôi, động vật và con người có thể ăn được Vitamin B12 từ các vết đất bẩn và uống nước sông suối.

Nhưng giờ, vì thuốc trừ sâu, kháng sinh và clo đã giết chết một lượng lớn những vi sinh vật tạo ra Vitamin B12 này trong môi trường,

ngay cả các động vật được chăn nuôi cũng bắt đầu phải được bổ sung Vitamin B12,

và khoảng 39% những người được kiểm tra, bao gồm cả những người ăn thịt, vẫn bị có chỉ số Vitamin B12 thấp.

Cho nên dù ăn thịt hay ăn chay thì giờ cũng phải chú ý tìm kiếm xem

có thực phẩm nào chứa Vitamin B12 mà mình có thể tiếp cận được để ăn bổ sung (một số loại tảo, rong biển, thực phẩm lên men, v.v…).

17. Cơ đốc nhân Tân Uớc có nên thực hành phép kiêng ăn không?

[01] Ma-thi-ơ 9:15 Nhưng sẽ đến những ngày khi chàng rể (Chúa JESUS) bị lấy đi khỏi họ,

và bấy giờ họ sẽ kiêng ăn thôi.

[05] Công vụ 13:2-3 Khi họ đang phục vụ Chúa và kiêng ăn,

Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng hẳn ra cho Ta Ba-na-ba và Sau-lơ cho công việc mà Ta đã kêu gọi họ.” 

Sau đó, khi đã kiêng ăn và cầu nguyện và đặt tay lên họ rồi, bọn họ cử đi.

[01] Ma-thi-ơ 17:21 Nhưng loại này (một thứ quỷ mà Chúa JESUS vừa đuổi) sẽ không đi ra nếu không bởi cầu nguyện và kiêng ăn.

Có những con quỷ không thể tống cổ được nếu không cầu nguyện kết hợp với kiêng ăn.

Ta phải khắc chế được cơn thèm ăn để làm trống mình cho quyền năng của Chúa tuôn chảy qua ta không bị cản trở

thì mới có thể đánh bại được những con quỷ này.

Kiêng ăn là một phép rèn luyện khả năng chống cự sự chi phối của xác thịt, làm trống cơ thể cho sự đổ đầy của Thánh Linh, sẵn sàng giao chiến với Ma Quỷ,

đồng thời giúp cầu nguyện được bền bỉ và chính xác hơn vào ý muốn của Đức Chúa Trời, từ đó được đáp lời.

Nhưng không chỉ thế, kiêng ăn còn có một loạt các công dụng cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe thể chất:

– Khi kiêng ăn đến khoảng 12 tiếng đồng hồ, hóc-môn tăng trưởng trong cơ thể sẽ bắt đầu tăng.

Nó là thứ hóc-môn góp phần chống lão hóa, đốt mỡ thừa, chữa trị một số tổn thương và tổng hợp protein.

– Khi kiêng ăn đến khoảng 18 tiếng đồng hồ, cơ thể bắt đầu bước vào một quá trình có tên là “autophagy”:

nó sẽ bắt đầu tái chế các protein cũ hỏng, ăn thịt các vi khuẩn, nấm mốc… làm nguyên liệu cho cơ thể sử dụng để chữa lành hoặc tạo mới các mô.

– Khi kiêng ăn đến khoảng 24 tiếng đồng hồ, nguồn dự trữ glycogen trong gan sẽ bắt đầu được đốt,

cơ thể sẽ càng lúc càng chuyển sang chạy bằng mỡ thừa và chuyển hóa mỡ thành ketones.

Và ketones thì là một chất chống ô-xy hóa và là thứ giúp ức chế cảm giác thèm ăn, nên cảm giác thèm ăn cồn cào khó chịu sẽ bắt đầu nguội lại.

Thêm vào đó, não bộ sẽ bắt đầu được đẩy vào tình trạng sản xuất ra một thứ protein đặc biệt gọi là BDNF (Brain-derived neurotrophic factor),

giúp thúc đẩy khả năng học hiểu, ghi nhớ và thậm chí cả điều cực kỳ phi thường là sản sinh tế bào não mới, là điều mà mãi cho tới gần đây giới khoa học vẫn tưởng là không thể đối với người trưởng thành.

Đồng thời viêm nhiễm sẽ bắt đầu giảm mạnh, cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi và nhờ đó tiết kiệm được khoảng 1200 kcal/bữa, và có thể dồn chỗ năng lượng này vào việc chữa trị cơ thể.

– Khi kiêng ăn đến khoảng 48 tiếng đồng hồ, TẾ BÀO GỐC sẽ bắt đầu được kích thích,

và thứ này thì có công dụng thôi rồi trong chữa lành và chống lão hóa.

– Tiếp tục kiêng ăn càng lâu, các ích lợi của nó sẽ càng được đẩy mạnh lên (miễn là đừng để đến mức cơ thể bắt đầu thiếu chất, suy kiệt hay chết đói – đương nhiên rồi).

Người kiêng ăn thường xuyên sẽ không chỉ trẻ hơn, thông minh hơn, ít béo phì hơn, mà còn cho phép cơ thể được sửa chữa định kỳ ngay từ khi các thương tổn vẫn còn nhỏ, gìn giữ được sức khỏe tốt hơn.

Bệnh tật thậm chí trong nhiều trường hợp lại còn có nguyên nhân từ việc ăn uống bậy bạ và không tiết độ,

có thể chữa trị hiệu quả nhất chính bằng cách kiêng ăn đôi ba bữa, rồi ăn trở lại với một thực đơn chay nhẹ nhàng thanh đạm.

Vì các ích lợi của nó cả về mặt thể chất, trí tuệ lẫn thuộc linh, kiêng ăn nên là nếp thực hành thường xuyên của Cơ Đốc nhân, đặc biệt là những Cơ Đốc nhân trưởng thành.

18. Còn những nguyên lý về sức khỏe nào trong những lời được cảm thúc bởi Đức Chúa Trời?

A. Sự cách ly sẽ tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm ([03] Lê-vi 13:46).

B. Chất thải của con người cần được chôn khỏi mặt đất ([05] Nhị Luật 23:12, 13).

C. Tắm rửa thân thể và giặt quần áo sẽ hạn chế được vi khuẩn, bệnh tật ([03] Lê-vi 17:15, 16).

D. Sinh hoạt tình dục hãy được thực hiện một cách lành mạnh ([03] Lê-vi 18; [20] Châm ngôn 5; [12] Cô-lô-sê 3:5, 6).

E. Chớ nuôi lòng thù hận hay sự ghen ghét trong tâm mình ([03] Lê-vi 19:17, 18; [20] Châm ngôn 15:17; [19] Hê-bơ-rơ 12:14, 15).

F. Chớ ăn quá nhiều ([20] Châm ngôn 23:2).

G. Cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi đầy đủ ([19] Thi Ca 127:2; [02] Mác 6:31).

H. Lao động là rất quan trọng ([02] Xuất Hành 20:9, 10; [14] II Tê-sa-lô-ni-ca 3:10).

I. Một thái độ sống tích cực là liều thuốc bổ ([20] Châm ngôn 17:22; [15] I Ti-mô-thê 6:6).

J. Thói quen của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái ([02] Xuất Hành 20:5; [05] Nhị Luật 12:25).

19. Sau khi chúng ta được cứu chuộc và được thừa hưởng Vương Quốc Thiên Đường, chúng ta có còn ăn thịt động vật nữa không?

[27] Mặc Khải 21:4cái chết sẽ không còn nữa, hay buồn khổ, hay khóc lóc, hay đau đớn, đều sẽ không còn nữa,

vì những sự thứ nhất đã qua đi rồi.

Mọi thứ mà A-đam và Ê-va đã bị mất đi khi tội lỗi đến với thế gian sẽ được phục hồi trở lại trong vương quốc mới của Đức Chúa trời,

bao gồm cả thực đơn “ngũ cốc, trái cây, các loại hạt” ban đầu.

Chúng ta sẽ không còn giết hại, gây đau đớn hay ăn thịt các loài động vật nữa.

{Ellen G. White, Sự tiết độ Cơ Đốc nhân và nếp vệ sinh theo Kinh Thánh (Christian Temperance and Bible Hygiene), 119.1}

Trong những người chờ đợi sự hiện đến của Chúa, việc ăn thịt rồi sẽ bị dẹp bỏ;

thịt sẽ ngừng là một phần thực đơn của họ.

Chúng ta nên hằng giữ kết thúc này trước mắt, và nỗ lực vững vàng làm việc hướng đến nó.’

20. Chúa đã ban đặc ân cho hội thánh thật cuối cùng nhận được những ánh sáng của cuộc cải cách sức khỏe,

nhưng nhiều người, cũng như đám dân phàm ăn của Is-ra-ên, những kẻ đã gục chết trong hoang mạc khi xưa, đã cho Đức Chúa Trời thấy rõ rằng:

họ thà quay trở lại Ai Cập làm nô lệ để được ngồi bên nồi thịt.

Tuy nhiên, đối nghịch với họ, nhiều người đã tiếp nhận và bắt đầu học biết các tri thức về dinh dưỡng học

để cải cách về thực đơn tiêu chuẩn khi xưa: ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, và rau.

Đức Chúa Trời đã biến Đa-ni-ên và những người bạn của ông

thành những nhà vô địch trên toàn quốc

cả về phương diện sức khỏe, trí tuệ lẫn phẩm giá,

vì họ đã vâng giữ những điều luật của Ngài,

bao gồm cả những điều về sức khỏe,

là một phần rất quan trọng của đời sống Cơ Đốc nhân.

Vậy bạn đã sẵn sàng vâng phục những nguyên tắc sức khỏe này

và trình dâng thân thể mình làm một đền thờ sống, mạnh khỏe và thánh khiết,

để Ngài có thể làm cho bạn điều Ngài đã làm cho Đa-ni-ên và các bạn của ông chưa?

Phụ lục

I. “Linh tiên tri” và 8 bí quyết sức khỏe

Chúa đã ban một nhà tiên tri cho hội thánh SDA Tiên Phong, không chỉ để hỗ trợ việc học lại Kinh Thánh của họ để tẩy sạch hội thánh khỏi mọi tà thuyết,

mà một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của nhà tiên tri ấy là dẫn dắt phong trào cải cách sức khỏe bằng việc truyền đạt lại cho dân sự các tri thức sức khỏe mà Chúa truyền đạt cho bà.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 3, 161.1}

‘Tôi đã lại được bày tỏ cho rằng cải cách sức khỏe là một nhánh của công việc lớn để kiện toàn một dân sự cho sự hiện đến của Chúa.

Nó kết nối chặt chẽ với sứ điệp của vị thiên sứ thứ ba như tay với thân thể vậy.’

Các kiến thức ấy có thể tạm tóm tắt thành 8 điểm sau:

1) Đức tin.

Yếu tố then chốt quan trọng hàng đầu cho một sức khỏe toàn diện cả thể chất, trí tuệ, tâm linh,

là sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Con Trai Ngài cư ngụ và làm chủ trong linh hồn con người.

Ăn năn khỏi mọi tội lỗi, đầu phục Chúa và tin nhận Ngài vào linh hồn mình bằng đức tin,

là điều đầu tiên và giá trị nhất mà một người có thể làm, ngay cả khi chỉ xét trên phương diện sức khỏe đơn thuần.

Sự hiện diện của Chúa không chỉ đem lại sự thanh thản cho lương tâm, mà còn có tác dụng chế ngự các dục vọng, đánh bại tội lỗi và đẩy lui bệnh tật,

đồng thời điều chỉnh và làm mới lại mọi suy tư, cảm xúc, tâm hồn, là mạch nước Sự Sống tuôn chảy đến sự sống vĩnh cửu.

2) Dinh dưỡng.

– Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Sử dụng thực đơn lý tưởng vừa thanh sạch vừa giàu dinh dưỡng “ngũ cốc, trái cây, các loại hạt và rau” như đã trình bày trong bài giảng này.

– Các bữa ăn hãy cách nhau tối thiểu 5 tiếng, bữa ăn cuối cùng của ngày hãy kết thúc trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng, và không ăn vặt giữa các bữa ăn:

để cơ quan tiêu hóa có điều kiện nghỉ ngơi tối ưu giữa các ca làm việc.

– Với những người sẵn lòng, Ellen G. White cho biết,

trong phần lớn trường hợp, ăn 2 bữa/ngày sẽ tốt hơn 3 bữa/ngày.

– Và đương nhiên rồi: thực hành phép kiêng ăn thường xuyên nếu có thể, như đã trình bày trong bài giảng.

Những lúc dịch vị tiết ra vào lúc đói gây khó chịu, có thể uống một ly nước để xả chúng xuống ruột và chấm dứt cảm giác cồn cào.

3) Nước sạch.

– Uống đủ nước. Không cần phải là nước hoa quả hay nước gì đặc biệt, mà chỉ cần nước sạch là được.

Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc xác định uống bao nhiêu nước thì sẽ là đủ: chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi, cường độ lao động, nhiệt độ môi trường sống…

nhưng có một mẹo nhỏ này để các bạn có thể dễ dàng biết khi nào mình đã uống đủ nước này: hãy uống cho đến khi nước tiểu của mình tương đối trong suốt.

– Thay giặt và tắm rửa thường xuyên.

Tắm nước ấm sẽ làm mở các lỗ chân lông, hỗ trợ tẩy sạch cơ thể khỏi các chất cặn bã, trong khi tắm nước mát sẽ kích thích tuần hoàn máu.

4) Không khí trong lành.

5) Ánh sáng mặt trời.

6) Hoạt động thể chất.

– Cố gắng nhễ nhại mồ hôi hàng ngày (trừ ngày Sa-bát hàng tuần chỉ hoạt động nhẹ và nghỉ ngơi)

trong môi trường không khí trong lành và dưới ánh nắng mặt trời dịu nhẹ sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe.

– Khuyến khích lao động hữu ích thay vì chơi thể dục thể thao đơn thuần, như tự làm vườn trồng thực phẩm sạch cho mình, hoặc đi khai thác các thực phẩm của tự nhiên (hái lượm – foraging).

Đây là những kỹ năng đặc biệt hữu ích và nên học, có thể chu cấp thực phẩm cho chúng ta trong những ngày không thể mua và bán dưới sắc lệnh Dấu của Con Thú sắp tới

(trồng trọt sẽ cần nguồn nước và đất canh tác, còn hái lượm sẽ cần vị trí sống gần rừng hoặc các khu vực thiên nhiên).

‘Sự vận động như vậy mang cùng nó cảm giác hữu ích và sự phê chuẩn của lương tâm cho nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc.’

{Ellen G. White, Lời chứng đặc biệt về giáo dục (Special Testimonies on Education), 39.3}

7) Nghỉ ngơi.

– Tuyệt đối tuân giữ ngày Sa-bát hàng tuần, nghỉ ngơi khỏi mọi công việc lao động

(trừ trường hợp liên quan đến sức khỏe sinh mạng như cứu chữa người đau ốm hay gặp nạn, hoặc công tác cứu linh).

– Ngủ sớm (21h30 tất cả đèn đóm hãy được tắt, theo lời bà White)

và đủ giấc, dậy sớm (thì có thể gặp Chúa hàng sáng như Đa-ni-ên, qua việc cầu nguyện và đọc Kinh Thánh).

8) Tiết độ.

– Kiêng khem tuyệt đối tất cả những gì có hại.

– Những gì có lợi thì phải điều độ.

Nhờ những tri thức sức khỏe mà Chúa ban, hội thánh SDA ngày nay là một trong 5 nhóm người sống thọ nhất hành tinh

(cư dân đảo Ikaria ở Hy Lạp, cư dân đảo Okinawa ở Nhật, cư dân đảo Sardinia ở Ý, cư dân bán đảo Nicoya ở Costa Rica, và những người SDA).

Tuổi thọ của chúng ta cao hơn mặt bằng dân cư nơi chúng ta sinh sống và các Cơ Đốc nhân các hội thánh lân cận từ 7-10 năm (10-15%),

và chúng ta cũng sống khỏe mạnh hơn nhiều, đỡ được việc phải dành cả chục năm cuối đời để chết dần chết mòn trong sự hành hạ của bệnh tật.

Trong công thức sức khỏe này, ngoại trừ điểm thứ 8 “tiết độ” ra, cả 7 điểm còn lại đều được tối ưu hóa trong môi trường sống nông thôn, cách xa khói bụi độc hại và cám dỗ tràn ngập của thành thị,

nên nhà tiên tri đặc biệt khuyến khích các tín hữu nếu có điều kiện thì hãy sống ở nông thôn thay vì lên thành phố.

Đối với trẻ nhỏ, điều này càng đặc biệt có lợi, khi chúng được cách ly khỏi môi trường cám dỗ, khỏi những đứa bạn tội lỗi hư hỏng và những hệ thống giáo dục vô đạo chống nghịch Đức Chúa Trời,

để trở về gần gũi với Đấng Tạo Hóa ngoài thiên nhiên và trong Kinh Thánh, kết thân chỉ với những người kính yêu Ngài và vâng giữ các mạng lệnh của Ngài, nhất là trong giai đoạn phát triển non trẻ của mình.

Ấy đã là nền giáo dục của những vĩ nhân xuất sắc nhất lịch sử loài người, bao gồm cả chính Chúa JESUS.

Còn rất nhiều tri thức sức khỏe khác được Chúa ban thêm qua nhà tiên tri của Ngài.

Sau đây là một số cải cách có thể thực hiện tuần tự từng bước một, xin chia sẻ để các bạn có thể tiến dần lên theo nhịp độ phù hợp với từng người.

{Ellen G. White, Mục vụ chữa bệnh (Ministry of Healing), 325.2}

‘Trong cái thời đại hối hả này, đồ ăn càng ít kích thích càng tốt.

Các loại gia vị về mặt bản chất của chúng là có hại.

Mù tạt, hạt tiêu, gia vị, đồ ngâm dấm, và những thứ khác tương tự, gây kích ứng dạ dày ruột và khiến cho máu trở nên nóng và bất khiết.

Tình trạng viêm dạ dày ruột của kẻ nghiện rượu thường được phác họa để diễn tả hiệu ứng của các thức uống có cồn.

Một tình trạng viêm tương tự bị tạo ra bởi việc sử dụng những thứ gia vị gây kích ứng.

Nhanh chóng thôi, đồ ăn thông thường không còn thỏa mãn được khẩu vị.

Hệ thống cảm nhận một sự thèm muốn cái gì đó kích thích hơn nữa.’

Lưu ý là khái niệm “gia vị” thời của bà White mà bà ấy lên án chỉ bao gồm những thứ gia vị gây kích ứng, gây viêm và bỏng ruột,

không bao gồm những gia vị lành tính thông thường, không gây kích ứng như muối và rau thơm.

Chúng nhìn chung đều lành tính, rất tốt cho sức khỏe và có hương vị thơm ngon, khuyên dùng với liều lượng phù hợp vừa phải, nhất là muối (loại muối sạch tự nhiên và giàu khoáng chất).

Đồng thời, đồ ngâm dấm bị lên án vì dấm và những gia vị kích ứng thường được dùng để làm ra đồ ngâm dấm thời ấy là những thứ bị bà ấy lên án.

Thực ra công bằng mà nói, ớt và tiêu ngày nay gây kích ứng và viêm bỏng như vậy, có lẽ chính là tác phẩm của… loài người chúng ta!

Ban đầu khi được tạo dựng, quả hồ tiêu và quả ớt hẳn cũng nằm trong số “trái cây” mà Đức Chúa Trời cấp cho loài người làm thức ăn tại vườn Eden,

cho nên khả năng rất cao là chúng nếu có cay thì cũng chỉ rất dịu nhẹ và lành tính, được thiết kế để ăn tươi trong tình trạng trái đã chín, chứa nhiều vitamin và mọng nước

nên sẽ có nồng độ chất gây cay được pha loãng đi nhiều, nếu có.

Tuy nhiên, cùng với quá trình con người canh tác những cây này, nếu họ chỉ tuyển chọn lại những giống càng cay càng tốt để trồng tiếp,

thì cái giống dịu nhẹ ban đầu sẽ bị mất dần.

Thêm vào đó, con người cũng qua quá trình chế biến, phơi sấy những trái tươi mọng nước này rồi xay bột,

mà cô đặc được hàng trăm gam quả hồ tiêu tươi hay quả ớt tươi trở thành khoảng vài chục gam hạt tiêu xay hay ớt bột.

Và với độ cô đặc như vậy, thì dù chỉ sử dụng chút ít cũng đủ để đẩy người ăn vào tình trạng đang sử dụng quá nhiều, gây viêm bỏng ruột và biến thái hóa vị giác rồi.

Những thứ mà bà White lên án có lẽ là chỉ đến những thành phẩm của loài người này,

đơn thuần vì ấy mới là những thứ mà bà ấy đã phải đối mặt trong bối cảnh sống của bà ấy thời đó,

những thứ con người làm ra bằng cách lấy những gì Đức Chúa Trời đã tạo dựng rồi biến chúng thành những thứ gia vị kích ứng tai hại

có nồng độ cao hơn gấp rất nhiều lần so với thiết kế ban đầu của Ngài.

Thêm vào đó, cũng cần phải sòng phẳng nhìn nhận rằng sự lên án ở đây là dành cho việc sử dụng những thứ này làm các gia vị, thêm vào thuần túy để phục vụ vị giác biến thái,

chứ không phải là dành cho việc sử dụng chúng làm thuốc, thêm vào hoặc chế biến thành những món ăn nhằm chữa trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật.

Gừng chẳng hạn, đầy các đặc tính kháng sinh, có thể chế biến thành trà gừng hoặc cho vào món ăn để chữa trị và phòng chống cảm lạnh khi trời rét.

Rất nhiều thứ trong những gì loài người ngày nay sử dụng làm gia vị thực ra lại có những công dụng y học đặc biệt mạnh như vậy.

Ớt bột có thể cầm máu và ngăn đau tim, đinh hương cũng có các công dụng y học như dầu của nó có thể bôi vào những chỗ nướu có răng đau để làm tê chỗ đang đau ấy lại.

Tuy nhiên gần như bất cứ thứ nào trong những món này, nếu bị sử dụng sai cách hay lạm dụng, đều có thể gây ra thương tổn cả, ngay cả khi chúng không bị nêu tên tại đây bởi Linh Tiên Tri. Hãy cẩn thận.

{Ellen G. White, Lá thư (letter) 73a, 1896, khổ 32}

Ít nhất năm tiếng đồng hồ phải được trôi qua giữa mỗi bữa ăn, và hãy luôn luôn để ý rằng nếu bạn sẵn lòng thử, bạn sẽ thấy rằng hai bữa ăn thì tốt hơn là ba.’

Cái kiểu ăn 2 bữa một ngày này, ngày nay đã phát triển hẳn thành kiểu thực đơn 18/6 hoặc 16/8,

tức là trong vòng 6 hoặc 8 giờ đồng hồ, hãy ăn xong hai bữa ăn cách-nhau-ít-nhất-năm-giờ-đồng-hồ của ngày,

rồi trong 18 hoặc 16 giờ đồng hồ còn lại của ngày không ăn thêm gì nữa, cho hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.

Kiểu ăn đặc biệt tốt cho sức khỏe mà đến vài năm trở lại đây mới được nghiên cứu ra này, đã được Chúa ban cho dân sự của Ngài từ ngót nghét 150 năm trước

qua nhà tiên tri Ellen G. White, gần một thế kỷ trước khi ngành dinh dưỡng học hiện đại ra đời!

{Ellen G. White, những tư vấn về chế độ ăn và thực phẩm (Counsels on Diet and Foods), 174.1}

‘Một bữa ăn thứ hai không bao giờ nên được ăn cho đến khi nào dạ dày đã có thời gian để nghỉ ngơi khỏi công việc tiêu hóa bữa ăn trước đó.

Nếu một bữa ăn thứ ba có được ăn, nó hãy thật nhẹ thôi, và vài tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.’

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 2, trang 373.2}

‘Các bạn không bao giờ nên để cho một miếng thức ăn nào đi được qua giữa hai môi mình giữa các bữa ăn hàng ngày của các bạn.

Hãy ăn cái gì phải ăn, nhưng hãy ăn nó trong một bữa, và rồi chờ cho đến bữa tiếp theo.’

Nói cách khác: không ăn vặt ngoài các bữa ăn chính hàng ngày.

Muốn ăn gì thì cũng hãy ăn vào các bữa ấy.

{Ellen G. White, những tư vấn về chế độ ăn và thực phẩm (Counsels on Diet and Foods), 175.2}

‘Dạ dày, khi chúng ta nằm xuống nghỉ, nên ở trong tình trạng đã hoàn thành xong xuôi toàn bộ công việc của mình, để nó có thể tận hưởng sự nghỉ ngơi, như những phần còn lại của cơ thể.

Công việc tiêu hóa không nên bị tiếp tục vào bất cứ khoảng khắc nào của giờ ngủ.’

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 7, 134.6, 135.1}

‘Trong một số trường hợp việc sử dụng trứng là hữu ích.

Thời điểm chưa đến để nói rằng việc sử dụng sữa và trứng nên bị loại bỏ hoàn toàn.

Có những gia đình nghèo mà thực đơn bao gồm chủ yếu là bánh mỳ và sữa.

Họ có được thật ít trái cây và không thể có khả năng chi trả những thực phẩm làm từ các loại hạt.

Trong việc dạy dỗ cải cách sức khỏe, cũng như trong mọi công việc Tin Lành khác, chúng ta phải gặp dân sự ở vị trí họ đang ở.

Cho đến khi chúng ta có thể dạy họ làm thế nào để chuẩn bị những thực phẩm cải cách sức khỏe thật ngon miệng, dinh dưỡng, nhưng lại rẻ,

chúng ta không có quyền tự do bày ra những kiến nghị cao cấp nhất về thực đơn cải cách sức khỏe.

Hãy để việc cải cách thực đơn được cấp tiến tuần tự.

Dân sự hãy được dạy cách làm sao để chuẩn bị đồ ăn mà không sử dụng sữa hay bơ.

Hãy nói cho họ rằng thời điểm sẽ sớm đến thôi khi sử dụng trứng, sữa, kem, hay bơ sẽ không còn an toàn nữa,

vì bệnh dịch trong động vật đang gia tăng tương ứng với sự gia tăng của cái ác trong loài người.

Thời khắc đã gần kề khi mà, vì tội lỗi của cái chủng tộc sa ngã, toàn thể tạo động vật sẽ rên xiết dưới những bệnh dịch sẽ rủa sả trái đất của chúng ta.’

II. Phim tài liệu “Lột Mặt Nạ Con Dấu – phần 2”

Đại dịch COVID-19 đã bị sử dụng để đẩy nhanh Dấu của Con Thú đến trên thế giới như thế nào, và các nguyên lý sức khỏe, chữa bệnh của Kinh Thánh vs thế gian.

Video đã được thuyết minh tiếng Việt kèm phụ đề.

Bấm vào biểu tượng CC (captions) ở bánh răng tùy chỉnh góc màn hình để bật phụ đề tiếng Việt.

Nếu bạn muốn xem video gốc tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt thay vì xem thuyết minh tiếng Việt, hãy bấm vào thanh công cụ ngôn ngữ phía bên trên bên phải website, chuyển sang “English”.

Lưu ý: vì vấn đề hiển thị của vimeo trên giao diện điện thoại khi video được đặt trên website, link vào video này sẽ được mở ra ở một tab mới, trực tiếp trên vimeo.

* Giải thích một số vấn đề về video:

1) Học thuyết xã hội “lợi ích chung” của Công Giáo.

Về mặt cơ bản, nó là tư tưởng như thế này:

bất cứ quyền con người không thể xâm phạm được nào mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người, đều có thể bị xâm phạm, nếu điều ấy được COI LÀ tốt cho lợi ích chung.

Nó tạo ra cho kẻ cầm quyền tiền đề và lý do để chà đạp và bác bỏ các quyền này, bắt bớ bức hại những người bất đồng chính kiến.

2) Xét nghiệm PCR là xét nghiệm sử dụng kỹ thuật sao chép phân tử.

Nó thu một mẫu, rồi nhân thứ nó thu được lên để phục vụ mục đích xét nghiệm.

Qua mỗi một vòng quay, thứ mà nó thu được sẽ được nhân lên.

Nếu chỉ nhân lên khoảng 25 vòng quay thôi, nó sẽ cho kết quả xét nghiệm khá chính xác.

Tuy nhiên, nếu nó cố tình bị nhân lên nhiều hơn, như trong video là thậm chí đến ngoài 40 vòng quay, nó sẽ cho ra các kết quả dương tính GIẢ,

mà sau đó sẽ được sử dụng để cưỡng chế và áp bức những người không hề bị bệnh, đồng thời khủng bố những người còn lại sợ hãi mà phải tiêm vắc-xin.

III. Các thức bổ sung để thải độc vắc-xin.

Giáo sư McCullough nói rằng cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất các protein gai độc hại đến 15 tháng sau khi tiêm vắc-xin, chính là thứ gây ra các chấn thương về tim mạch, cùng các vấn đề khác.

Một trong các tai biến gây đột tử sau tiêm vắc-xin chính là chứng giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch gây ra bởi vắc-xin (vaccine-induced immune thrombotic thrombocytopenia – VITT), một tình trạng tự miễn dịch với chứng đông máu nghiêm trọng.

Dưới đây là một danh sách tất cả các thức bổ sung được khuyến khích trên phạm vi toàn cầu để thải độc.

1. Pao FM – Nó ngăn chặn sự tổng hợp của cái protein gai đấy ở cấp ADN. Loại bỏ các trò chỉnh sửa, làm biến dạng ADN.

Liều dùng: 4 viên vào buổi sáng khi chưa ăn gì.

2. Natto kinase – tiêu protein, làm tan huyết khối, chống xơ vữa động mạch.

Liều dùng: 100 mg/2 lần mỗi ngày.

3. Tinh bột nghệ – kháng viêm, kháng virus, chống xơ hóa.

Liều dùng: 500 mg/2 lần mỗi ngày.

4. Liposomal Glutathione – Giúp hòa tan graphene oxit.

Liều dùng: 450 mg/ngày.

5. N-acetylcysteine – Giúp cơ thể sản sinh glutathione nội sinh và hòa tan graphene oxit.

Liều dùng: 300 mg/2 lần mỗi ngày.

6. Bromelain – chống viêm, tiêu protein, chống đông máu.

Liều dùng: 500 mg/ngày.

7. Quinton Hypertonic – Hỗ trợ bổ sung khoáng chất cho cơ thể và hỗ trợ lưu thông bạch huyết và lưu thông máu.

Liều dùng: 1 ống/30 phút trước mỗi bữa ăn.

8. Zeolite – Loại bỏ một loạt các kim loại nặng bao gồm graphene oxit.

Liều dùng: 4 viên, vào buổi tối trước khi đi ngủ với nhiều nước.

9. Silica – Loại bỏ các hạt nano nhôm gây độc thần kinh.

Liều dùng: 4 viên/ngày, uống 1-2 giờ sau bữa ăn sáng.

10. Omega-3 fatty acids – Rất quan trọng để giảm viêm.

Liều dùng: 2-4 g/ngày.

11. Liposomal Vitamin C – chất chống oxy hóa cấp tế bào, chống huyết khối, kháng virus.

Liều dùng: 2000 mg/ngày, giữa các bữa ăn.

Ngoài ra có thể sử dụng bột axit ascorbic.

Liều dùng: 500-1000 mg/ngày.

Giảm liều nếu phân bị mềm.

12. Lợi khuẩn – Bệnh nhân mắc hội chứng sau tiêm chủng thường bị rối loạn sinh học nghiêm trọng do mất lợi khuẩn Bifidobacteria.

Liều dùng: 1 liều/mỗi tối trong 3 tuần.

13. Các loại thảo mộc chống ký sinh trùng (đinh hương, ngải cứu, quả óc chó đen) – loại bỏ ký sinh trùng và độc tố chúng tạo ra.

Liều dùng: 1 liều từ mỗi thứ/2 lần mỗi ngày (sáng và tối).

Nào, qua việc siêng năng nghiên cứu những chân lý Kinh Thánh cho đến nay, dấn thân vào hành trình phát triển và biến đổi tâm linh, điều chỉnh đời sống mình theo các giáo lý của Chúa,

không nghi ngờ gì, bạn hẳn đã đạt được sự hiểu biết sâu sắc về Tình Yêu Thương và Ân Điển của Đức Chúa Trời

– và tôi dám nói, còn sâu sắc hơn nhiều so với những Cơ Đốc nhân trung bình.

Bạn đã thấm nhuần tầm quan trọng của việc đóng thuế phần mười, nhận biết rằng mọi thứ chúng ta có đều là các tặng vật từ Đấng Tạo Hóa, để được quản trị và sử dụng cho vinh quang của Ngài.

Và có lẽ khi đã đọc đến tận cuối bài học này tại đây, bạn cũng đã quyết định cải cách lại thực đơn của mình,

dũng mãnh tuyên chiến chống lại bia rượu, thuốc lá và các chất có hại để trục xuất chúng khỏi đời sống bạn, tôn quý đền thờ thân thể bạn

và minh chứng cam kết của bạn cho một đời sống thanh sạch, công chính và tận tâm với Chúa.

Xin chúc mừng bạn!

Những hành động này, bông trái của chính sự ngự trị của Đấng Christ trong linh hồn bạn bởi đức tin đầu phục, đã mở đường cho việc tiếp nhận Chân Lý vinh quang tiếp theo.

Trong bài học tới, chúng ta sẽ thảo luận  về một nghi lễ thiêng liêng có ý nghĩa to lớn trong đức tin Cơ Đốc: thánh lễ BÁP-TEM.

Click vào “bài tiếp” để nắm rõ thể nào nó là thứ sẽ đóng vai trò bước ngoặt của bạn trong việc theo đuổi một cuộc đời biệt hiến cho Chúa,

và hãy chuẩn bị sẵn sàng cho nó.

Vẫn chưa có bộ Tiên Tri Toàn Thư trong tay?

Lấy về trọn bộ Tiên Tri Toàn Thư MIỄN PHÍ tại đây »