Hội Thánh Thật Cuối Cùng

Tiên Tri Toàn Thư »

BÀI 11: CÔ DÂU CỦA ĐẤNG CHRIST

Cả tòa án hoàng gia lặng như tờ.

Mọi con mắt đều đổ dồn về phía vua Sa-lô-môn.

Bầy tôi của vua ai nấy đều băn khoăn không biết nhà vua trẻ tuổi sẽ giải quyết vụ án hóc búa trước mắt như thế nào.

Có hai bà mẹ cùng ở chung một căn phòng.

Mỗi người đều sinh được một người con trai chỉ cách nhau vài ngày.

Nửa đêm, một trong hai người mẹ vô tình nằm đè lên con mình khiến đứa bé chết ngạt.

Đến sáng sớm khi chị ta tỉnh dậy thì đã quá muộn rồi.

Vừa đau lòng vừa rối trí, chị ta liền lấy trộm đứa bé trai của người bạn cùng phòng, và rồi đánh tráo đứa bé đã chết con mình vào đó.

Sau đó khi người mẹ còn lại tỉnh giấc và thấy đứa bé mình ôm đã chết, thì bắt đầu kêu khóc.

Tuy nhiên sau khi xem xét kỹ lại, chị lập tức nhận ra đứa bé này không phải là con trai mình.

Và rồi nhìn sang bên kia phòng, chị có thể thấy người bạn cùng phòng đang ôm chặt đứa con của chị.

Và giờ thì cả hai người phụ nữ đều đứng trước mặt nhà vua, giành nhau đứa bé trai còn sống.

“Đứa bé này là con tôi!” người này hét lên.

“Không, đứa bé đã chết mới là con chị!” người kia cũng hét trả lại.

Làm thế nào nhà vua có thể xác định được đâu là người mẹ thật?

Sa-lô-môn cắt ngang cuộc tranh luận của họ và bảo cận vệ đem đến một thanh gươm.

Và rồi nhà vua hạ lệnh hãy dùng thanh gươm ấy mà cứ thế mà chặt đứa trẻ ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa.

Ban đầu người cận vệ còn tưởng nhà vua nói đùa, nhưng Sa-lô-môn bắt đầu lườm anh ta với ánh mắt rất nghiêm khắc.

Thế là anh chàng đành rút thanh gươm hoàng gia sắc như nước ra và tiến về phía người đàn bà đang ôm đứa trẻ trong tay.

Thấy thế, người mẹ thật sự của đứa bé quăng mình xuống chân nhà vua và cầu xin

“Hãy đưa đứa bé còn sống cho cô ta, chứ tuyệt đối đừng giết chết nó!”

Còn người đàn bà còn lại thì vểu mỏ lên

“Nó sẽ chẳng thuộc về cả tôi lẫn cô! Chia đi!”

Đến đây, Sa-lô-môn lập tức biết ngay mười mươi ai mới là người mẹ thật sự của đứa bé. [11] I Các Vua 3:26.

Trong ngôn ngữ tiên tri, một người phụ nữ là biểu tượng của một hội thánh ([24] Giê-rê-mi 6:2).

Với quá nhiều hội thánh trong những ngày cuối cùng như thế này (hơn 33.000 hệ phái),

làm sao chúng ta có thể tìm được đâu là Hội Thánh Thật có người Con Trai Hằng Sống

khỏi những hội thánh đang hiểu chưa đúng Kinh Thánh và đang vô tình dạy cho dân sự phạm tội với Đấng Tối Cao?

Giống như Sa-lô-môn, chúng ta sẽ phải dùng đến một thanh gươm, chính là Lời Của Đức Chúa Trời ([19] Hê-bơ-rơ 4:12)!

Hãy dành vài phút đọc thêm phân đoạn [27] Mặc Khải 12 trước khi chúng ta cùng tiến vào bài giảng này.

1. Trong ngôn ngữ tiên tri, biểu tượng của một hội thánh là gì?

[24] Giê-rê-mi 3:1 Ngươi đàng điếm với biết bao bạn tình

Rồi trở lại với Ta?!

[08] II Cô-rinh-tô 11:2 Tôi đã gả các bạn cho một người chồng, trình diện một trinh nữ tinh khiết cho Đấng Christ.

Xuyên suốt Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước,

hình ảnh người phụ nữ liên tục được sử dụng để chỉ hội thánh của Đức Chúa Trời, tức tổ chức tập hợp các thánh đồ.

Một người phụ nữ đàng điếm, tà dâm là một hội thánh đã bội đạo, phản lại những lời răn dạy của Ngài.

Còn một người phụ nữ đoan chính là biểu tượng cho một hội thánh chung thủy với “chồng”.

2. Sách [27] Mặc Khải có khải tượng nào mô tả một người phụ nữ đoan chính để chúng ta có thể qua đó nhận diện hội thánh thật?

[27] Mặc Khải 12:1 Và một dấu lạ lớn xuất hiện trên trời:

một người phụ nữ được mặc lấy mặt trời,

và mặt trăng ở dưới chân nàng,

và trên đầu nàng là một mão miện mười hai ngôi sao.

Người phụ nữ này được tô điểm không phải bởi những thứ trang sức vàng bạc và quần áo lòe loẹt do loài người làm ra như mụ Babylon trong [27] Mặc Khải 17,

mà được bao phủ bởi mặt trời, mặt trăng và các vì sao, những ánh sáng tự nhiên do chính Đức Chúa Trời tạo dựng.

Mặt trời tượng trưng cho Chúa JESUS

(Ngài chính là “Mặt Trời Công Chính” có sự chữa lành dưới bóng cánh mình trong [39] Ma-la-chi 4:2).

Mặt trăng dưới chân người phụ nữ tượng trưng cho hệ thống hiến tế thời Cựu Ước,

vì cũng như mặt trăng chỉ phản chiếu ánh sáng mặt trời, hệ thống hiến tế ấy chỉ là bóng của Đấng Christ ([12] Cô-lô-sê 2:16, 17; [19] Hê-bơ-rơ 10:1).

Mười hai ngôi sao trên đầu người phụ nữ tượng trưng cho lãnh đạo của hội thánh – 12 bộ tộc thời Cựu Ước, và 12 sứ đồ thời Tân Ước.

3. Trong khải tượng, còn có một con rồng lớn xuất hiện. Con rồng đấy là kẻ nào?

[27] Mặc Khải 12:3, 9 Và một dấu lạ khác xuất hiện trên trời,

và kìa: một con rồng lớn đỏ rực có bảy đầu và mười sừng,

và trên các đầu của nó là bảy vương miện…

Và con rồng lớn bị ném xuống, là con rắn xưa,

kẻ được gọi là Ma QuỷSa-tan, kẻ lừa dối cả thế gian.

Không cần phải nói nhiều nữa. Con rồng chính là Satan.

4. Người phụ nữ trong khải tượng đã sinh hạ một con trai. Người con trai ấy là ai?

[27] Mặc Khải 12:4, 5 Và con rồng đứng trước người phụ nữ sắp sinh, để khi nàng sinh, nó có thể ăn nuốt con nàng.

Và nàng sinh ra một bé trai, người sẽ chăn tất cả các nước với một cây gậy sắt.

“Chăn tất cả các nước với một cây gậy sắt” là một trích dẫn trực tiếp từ [19] Thi Ca 2:7-9, là một lời tiên tri chỉ về Đấng được Đức Chúa Trời phán cùng rằng:

“Con là Con Trai Ta; hôm nay Ta đã sinh ra Con”.

Ngài giáng sinh qua người phụ nữ đoan chính, tức nhóm dân sự ngoan đạo của Đức Chúa Trời,

và đã từng bị con rồng Satan rình giết ngay từ khi sinh ra qua việc thao túng vua Hê-rốt, một vua chư hầu của Rome ([01] Ma-thi-ơ 2:16).

Bấy nhiêu đặc điểm nhận dạng ấy đã là quá đủ để có thể kết luận một cách chắc chắn rằng: người con trai ấy chính là Đấng Christ JESUS, Con Trai Đức Chúa Trời.

5. Chúa JESUS đã đi đâu sau khi đánh bại Satan?

[27] Mặc Khải 12:5 Và con của nàng được chớp lấy lên Đức Chúa Trời và đến ngai của Ngài.

Sau khi phục sinh, Chúa JESUS chỉ còn ở trên đất được một thời gian ngắn khoảng vài chục ngày để tập hợp và chỉnh đốn lại các Sứ Đồ,

và rồi Ngài phải trở về Thiên Đường ([05] Công Vụ 1:9-11) để được tôn vinh.

Đồng thời Chúa ở trên Thiên Đường tiếp tục mục vụ của mình với tư cách là thầy tế lễ cả vĩnh viễn của Giao Ước Mới ([19] Hê-bơ-rơ 4:14-16).

Từ thời điểm đó, Chúa chỉ còn ở bên các môn đồ dưới định dạng linh ([01] Ma-thi-ơ 28:20), và Satan không thể cám dỗ hay làm gì được Ngài nữa.

6. Với việc Chúa JESUS giờ đã nằm ngoài tầm với của mình, Satan quyết định làm gì?

[27] Mặc Khải 12:13 Và khi con rồng thấy rằng nó đã bị ném xuống đất, đuổi theo người phụ nữ đã sinh người con trai.

Khi không còn làm được gì Cứu Chúa nữa, Satan nổi điên

và quay sang bức hại hội thánh, là những người mà Chúa JESUS yêu thương nhất để tìm cách làm tổn thương Ngài.

7. Người phụ nữ chạy trốn đi đâu trong khoảng thời gian bắt bớ kinh hoàng này? Nàng đã trốn trong bao lâu?

[27] Mặc Khải 12:6 Và người phụ nữ chạy trốn vào đồng hoang, nơi nàng có ở đó một chỗ được chuẩn bị bởi Đức Chúa Trời,

để ở đó người ta nuôi dưỡng nàng một nghìn hai trăm sáu mươi ngày.

[27] Mặc Khải 12:14 Và hai cánh đại bàng lớn được ban cho người phụ nữ, để nàng bay vào đồng hoang, vào chỗ của nàng,

để nàng được nuôi dưỡng ở đó một kỳ, và các kỳ, và nửa kỳ, khỏi mặt con rắn.

Người phụ nữ (hội thánh của Đức Chúa Trời) chạy trốn vào đồng hoang (những nơi hoang vu, hẻo lánh trên đất) để trốn tránh khỏi kẻ thù.

Thêm một sự thật lịch sử được biết đến khá rộng rãi nữa:

trong Kỷ Nguyên Tăm Tối (Dark Age), dân Chúa đã phải bỏ chạy đến các hang động và những vùng đất hẻo lánh xa xôi,

bao gồm cả nước Mỹ hiện đại bây giờ, để tìm kiếm tự do tôn giáo và tránh khỏi sự bắt bớ của tòa thánh Vatican – tức Con Thú thứ nhất (xem lại bài “Con Thú Thứ Nhất” nếu cần).

Khoảng thời gian “một kỳ, và các kỳ, và nửa kỳ” là “một năm, hai năm, và nửa năm”, tức ba năm rưỡi.

Theo lịch của người Do Thái, có 30 ngày một tháng và 360 ngày một năm, khoảng thời gian này bằng đúng 42 tháng, hay 1,260 ngày, và được nhắc đi nhắc lại trong Kinh Thánh dưới ba định dạng trên,

bởi trong lịch sử nó thật sự đã là khoảng thời gian khủng khiếp nhất mà dân Chúa từng phải đối mặt ([01] Ma-thi-ơ 24:21).

Với việc một ngày trong ngôn ngữ tiên tri bằng một năm ngoài đời ([26] Ê-xê-chi-ên 4:6; [04] Dân Số 14:34), 1.260 “ngày” theo ngôn ngữ tiên tri là 1.260 NĂM ngoài đời.

Bắt đầu từ năm 538 sau Công Nguyên, khi tòa thánh được phong là giáo hội Cơ Đốc tối cao theo sắc lệnh của hoàng đế Justinian, công nhận giám mục của hội thánh Rome là người đứng đầu mọi hội thánh,

khoảng thời gian bắt bớ trên kết thúc năm 1798 khi Giáo Hoàng bị tướng Alexander Bethier của Napoleon bắt sống, đúng 1260 năm sau.

Đến lúc buổi tắm máu này bế mạc, thì đã có ngót 100 TRIỆU NGƯỜI bị giết hại vì đức tin của mình.

Trong suốt khoảng thời gian tăm tối tột độ này, hội thánh của Đức Chúa Trời vẫn sống sót, nhưng nó không có tên tuổi rõ ràng,

và sẽ chỉ có thể nhận diện được như một tổ chức chính thức sau khoảng thời gian này, tức là sau năm 1798.

8. Hai đặc điểm nhận diện tiêu biểu hội thánh thật của Đức Chúa Trời là gì?

[27] Mặc Khải 12:17 Và con rồng nổi giận với người phụ nữ

và ra đi giao chiến với phần còn lại của dòng dõi nàng,

là những người vâng giữ các mạng lệnh của Đức Chúa Trời có lời chứng của JESUS.

[27] Mặc Khải 19:10 …Ta là đầy tớ đồng bạn của ngươi và của các anh em ngươi, những người có lời chứng của JESUS.

Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời.

Vì lời chứng của JESUS là Linh tiên tri. (Preuma tes Propheteias – Spirit of Prophecy)

[27] Mặc Khải 22:9 …Ta là đầy tớ đồng bạn của ngươi và của các anh em ngươi là các nhà tiên tri.

Trận chiến giữa con rồng với hậu duệ của người phụ nữ chính là trận chiến “666 và Dấu của Con Thú” sắp tới, xảy ra ngay trước khi Chúa JESUS tái lâm.

Hội thánh “phần còn lại” của Đức Chúa Trời có hai đặc điểm nhận diện tiêu biểu nhất:

(1) Nó vâng giữ đủ cả Mười Mạng Lệnh của Đức Chúa Trời, bao gồm cả mạng lệnh thứ nhất về không thờ thần khác, và mạng lệnh thứ tư về giữ thánh ngày Sa-bát thứ bảy hàng tuần.

Tức là trong khi phần đông cả thế giới Cơ Đốc giáo nhóm họp vào ngày Sunday thứ nhất của tuần và/hoặc thờ “Đức Chúa Trời Ba Ngôi”,

nó nhóm họp và thờ phượng Đức Chúa Trời Chân Chính Duy Nhất qua Con Trai Ngài chuẩn xác vào khoảng thời gian thánh hàng tuần mà Ngài đã chỉ định,

từ lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu đến lúc mặt trời lặn ngày thứ bảy.

(2) Nó có lời chứng của JESUS, tức là có ít nhất một nhà tiên tri,

được Chúa gửi đến như một lời chứng rằng đấy là hội thánh “phần còn lại” do đích thân Ngài phê chuẩn.

9. Hội thánh ngày tận thế của Đức Chúa Trời sẽ có phạm vi hoạt động ra sao?

[27] Mặc Khải 14:6 Và tôi thấy một thiên sứ bay giữa trời,

có Tin Lành vĩnh cửu để công bố cho các cư dân trên đất,

mọi quốc gia, và bộ tộc, và ngôn ngữ, và dân tộc.

Đương nhiên hội thánh cuối cùng không thể là một hội thánh cục bộ địa phương,

mà phải là một hội thánh được Đức Chúa Trời cử đi rao giảng, kêu gọi mọi người hãy ăn năn và tin nhận Chúa trên phạm vi toàn cầu,

và được thiên sứ của Ngài đồng hành trong toàn bộ chiến dịch.

10. Bên cạnh sứ điệp Tin Lành, hội thánh này còn rao giảng thông điệp gì từ Đức Chúa Trời?

[27] Mặc Khải 14:7 Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và dâng vinh quang lên Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến!

Và hãy thờ phượng Đấng tạo dựng trời, và đất, và biển, và các nguồn nước.

[27] Mặc Khải 14:8 Ba-by-lon vĩ đại đã sụp đổ, đã sụp đổ rồi!

Nó đã chuốc cho tất cả các nước uống từ thứ rượu cuồng loạn gian dâm của nó.

[27] Mặc Khải 14:9, 10 Nếu kẻ nào thờ lạy con thú và hình tượng nó, và nhận dấu lên trán mình hay lên tay mình,

thì kẻ ấy sẽ được uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, rót không pha loãng vào chén thịnh nộ của Ngài,

và sẽ bị đau đớn trong lửa và lưu huỳnh trước mắt các thiên sứ thánh và trước mắt Chiên Con.

Họ sẽ rao giảng sứ điệp ba thiên sứ trong [27] Mặc Khải 14, bóc mẽ mưu gian của Satan nhằm lừa dối và hủy diệt ngay cả những người được chọn,

với những thông điệp sau:

1) Kêu gọi dân Chúa trở về với sự thờ phượng như thời Chúa JESUS và các Sứ Đồ theo đúng mạng lệnh thứ tư thuộc Mười Mạng Lệnh, mạng lệnh mà cả thế giới ngày nay đã quên lãng.

Hãy để ý và thấy rằng đoạn “Đấng tạo dựng trời, và đất, và biển, và các nguồn nước” là trích dẫn từ chính mạng lệnh thứ tư này.

2) Làm rõ danh tính của Babylon, của hai Con Thú trong [27] Mặc Khải 13 và sự sụp đổ hay sa ngã của chúng.

3) Làm rõ cái dấu của Con Thú là cái gì, chuẩn bị dân sự của Đức Chúa Trời sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng này.

11. Vậy, bản chân dung hoàn chỉnh nhận diện hội thánh cuối cùng thời tận thế này là gì?

1) Hội thánh này sẽ chỉ xuất hiện trở lại và hoạt động với tư cách là một tổ chức chính thức

sau thời gian 1,260 năm được nuôi dưỡng trong hoang mạc, tức là sau năm 1798 ([27] Mặc Khải 12:6, 13-17).

2) Nó sẽ dạy dân sự giữ đủ Mười Mạng Lệnh của Đức Chúa Trời, bao gồm:

+) Mạng Lệnh thứ nhất không thờ thần khác: nó thờ đúng Đức Chúa Trời Chân Chính Duy Nhất qua Con Trai Ngài,

trong khi phần đông cộng đồng Cơ Đốc nhân còn lại đều thờ “Đức Chúa Trời Ba Ngôi”.

+) Mạng Lệnh thứ tư về việc giữ thánh ngày Sa-bát,

là khoảng thời gian thánh từ lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu đến lúc mặt trời lặn ngày thứ bảy, và sẽ nhóm họp, thờ phượng vào ngày này

trong khi phần đông cộng đồng Cơ Đốc nhân còn lại đều thờ phượng vào ngày chủ nhật, ngày thứ nhất của tuần.

3) Nó được Chúa gửi đến ít nhất một nhà tiên tri như một lời làm chứng từ chính Ngài.

4) Nó sẽ dạy cùng những thứ mà các Sứ Đồ đã dạy: mọi giáo lý của nó đều đúng theo Kinh Thánh.

5) Nó sẽ rao giảng Tin Lành vĩnh cửu, chính là sự cứu rỗi bởi ân điển, qua đức tin duy nhất nơi Chúa JESUS Christ ([27] Mặc Khải 14:6).

6) Nó còn rao giảng mạnh mẽ sứ điệp ba thiên sứ trong [27] Mặc Khải 14:6-14.

7) Nó hoạt động như một chiến dịch toàn cầu.

Chỉ có duy nhất một hội thánh thỏa mãn đủ 7 điểm nhận dạng trên mà thôi.

Trên quy mô tổ chức, nó chính là hội thánh Seventh-day Adventist (SDA), được ban cho một nhà tiên tri trong giai đoạn từ năm 1844-1915.

Sau khi nhà tiên tri ấy chết đi, những người tiếp tục kế thừa các ghi chép của nhà tiên tri ấy

và giữ vững các chân lý cột trụ của đức tin mà hội thánh đã được Chúa ban cho trong thời các Nhà Tiên Phong của nó

chính là những hậu duệ thuộc linh chân chính của họ, những thành viên của Hội Thánh Thật Cuối Cùng.

12. Hội thánh SDA Hiện Đại ngày nay có phải là hội thánh thật, là hậu duệ thuộc linh của hội thánh SDA khi xưa không?

Trích dẫn từ 28 tín lý cơ bản của hội thánh SDA Hiện Đại.

Tín lý số 2: Đức Chúa Trời Ba Ngôi (The Trinity).

“There is one God: Father, Son, and Holy Spirit, a unity of three coeternal Persons.”

Dịch: “Có một Đức Chúa Trời: Cha, Con và Thánh Linh, một hiệp nhất của Ba Đấng đồng vĩnh hằng.”

https://www.adventist.org/en/beliefs/god/trinity/

Nhánh Hiện Đại của Hội thánh SDA, trên quy mô tổ chức, rõ ràng đã chính thức từ bỏ một trong những Chân Lý cột trụ đức tin quan trọng nhất mà Chúa đã ban cho các nhà Tiên Phong của hội,

để chuyển sang tiếp nhận giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi của tòa thánh Công Giáo La Mã Vatican, thay đổi vị Thần mà nó thờ phượng,

thay đổi JESUS Con Trai Đức Chúa Trời sang một Jesus khác là Đức Chúa Con/Đức Chúa Trời Con,

và thay đổi Thánh Linh là chính Đức Chúa Trời và Con Trai Ngài ngự vào trong chúng ta sang thành một kẻ thứ ba khác vừa không phải Cha cũng vừa không phải Con.

Xem bài Cha, Con và Thánh Linh.

Vì lẽ đó, nó không còn giữ được sự tinh khiết về mặt giáo lý,

và trên quy mô tổ chức đã vi phạm trực tiếp mạng lệnh thứ nhất “Con chớ có thần nào khác trước mặt Ta” trong Mười Mạng Lệnh của Đức Chúa Trời,

và nghiễm nhiên không thể còn là hội thánh thật, là hậu duệ thuộc linh của hội thánh SDA Tiên Phong khi xưa,

là những người “vâng giữ các mạng lệnh của Đức Chúa Trời và có lời chứng của JESUS” ([27] Mặc Khải 12:17).

Một số người SDA Hiện Đại tin theo Ba Ngôi thường hay lý luận rằng Ba Ngôi của họ khác với Ba Ngôi của tòa thánh Công Giáo La Mã Vatican.

Nhưng đây là bằng chứng cho thấy giáo lý Ba Ngôi của đôi bên là HOÀN TOÀN GIỐNG Y HỆT NHAU:

Phía bên trên bên trái là hình minh họa giáo lý Ba Ngôi từ quyển sách “Đức tin Công Giáo của tôi” bởi giám mục Louis LaRavoire Morrow.

Phía bên dưới bên phải là hình minh họa giáo lý Ba Ngôi trong “The New Pictorial Aid” bởi Frank Breaden, trang 75, bán tại trung tâm sách Cơ Đốc Phục Lâm (Adventist Book Center – ABC).

Có thể thấy ngay, cả hai hình này đều hoàn toàn tương đồng về mặt nội dung, chỉ khác mỗi phần trang trí và màu sắc mà thôi:

Cha ≠ Con, Con ≠ Thánh Linh, Thánh Linh ≠ Cha,

thế nhưng Cha = Đức Chúa Trời, Con = Đức Chúa Trời, Thánh Linh = Đức Chúa Trời.

Một số người lý luận rằng Ba Ngôi của hội thánh SDA khác với Ba Ngôi của Con Thú thứ nhất,

nhưng nếu thật sự như vậy, tại sao không chọn một cái tên khác?

Hãy gọi là “Ba vua”, “ba thần”, “ba Chúa”,

cái gì cũng được, nhưng đừng là “ba ngôi”, vì thuật ngữ “ba ngôi” đã bị lấy mất và định nghĩa bởi tổ chức đã lấy nó.

Bạn không được lấy một thuật ngữ đã được định nghĩa sẵn, rồi sử dụng nó với một ý nghĩa mà bạn tin là hoàn toàn khác,

vì như vậy là cố ý làm nhầm lẫn (lừa dối) mọi người.

Hãy để “táo” được gọi là “táo”, và “chuối” được gọi là “chuối” chứ, phải không?

Nhưng tất nhiên rồi, lý do vì sao hội thánh SDA Hiện Đại gọi vị thần ngày nay của mình là “Ba Ngôi” hệt như hội thánh Công Giáo,

là vì ấy chính xác là cùng một vị thần!

Nếu có bất cứ khác biệt nào nảy sinh trong quá trình giải thích của đôi bên,

thì ấy chỉ là vì chính họ cũng chẳng hiểu cái giáo lý mình đang tin là thế nào mà thôi.

Đây chính xác là vị thần Ba Ngôi “màu nhiệm lắm, không thể hiểu được đâu” của Con Thú Thứ Nhất trong [27] Mặc Khải 13,

thứ thực chất chẳng có gì là “chân lý màu nhiệm” cả, mà chỉ là một tà thuyết sai Kinh Thánh lè lè

được thiết kế một cách lủng củng khó hiểu để giả thần giả thánh, hù dọa người ta khỏi việc kiểm tra nó thật kỹ và phát hiện ra bản chất tà thuyết của nó.

13. Ngày nay có còn tồn tại phần sót lại nào từ hội thánh SDA giai đoạn 1844-1915,

vẫn giữ vững nguyên vẹn các cột trụ đức tin mà Chúa đã tái lập lại trong thời các nhà Tiên Phong của hội không?

Có. Hậu duệ thuộc linh của nó ngày nay chính là nhóm thiểu số ít ỏi những người kế thừa và giữ vững tất cả các chân lý Kinh Thánh

mà Chúa đã ban cho hội thánh SDA từ thời các nhà tiên phong, vâng giữ chính xác Mười Mạng Lệnh của Đức Chúa Trời (cả mạng lệnh thứ nhất lẫn thứ tư),

đồng thời kế thừa các ghi chép của nhà tiên tri mà Chúa đã ban cho hội thánh.

Nhóm này vẫn được gọi là những người SDA, nhưng nhánh Tiên Phong (để phân biệt với hội thánh SDA nhánh Hiện Đại đã chuyển sang tin nhận tà thuyết Ba Ngôi).

Trong bài “nhóm 144,000 là ai“, chúng ta sẽ làm rõ vai trò của nhóm người thiểu số ít ỏi này trong trận chiến cuối cùng.

14. Chúa đã, đang, và sẽ làm gì với những Cơ Đốc nhân chân chính tản mác khắp các hội thánh khác nhau?

[04] Giăng 10:16 Và Ta còn có chiên khác chưa thuộc về bầy này,

Ta cũng phải đem những con đó về, và chúng sẽ nghe tiếng Ta,

và sẽ còn một bầy, một người chăn mà thôi.

[27] Mặc Khải 18:2, 4 Ba-by-lon vĩ đại đã sụp đổ, đã sụp đổ rồi…

Hãy ra khỏi nó, dân Ta!

Để các con không cùng dự phần vào các tội lỗi nó,

Và để các con không nhận phải các tai họa nó.

Ngài sẽ đưa những ánh sáng chân lý của Ngài đến họ,

và những người thực sự là chiên của Ngài này sẽ nhận ra tiếng gọi của Đấng đã phán “Ta LÀ Chân Lý”,

tiếp nhận Chân Lý và được tẩy sạch khỏi mọi tà thuyết.

Và họ sẽ ra khỏi hệ thống những hội thánh bội đạo, là Ba-by-lon và các con gái nó,

để rồi đoàn kết hiệp nhất lại làm một dưới ngọn cờ Chân Lý của Đấng Christ JESUS.

Đôi lời từ nhà tiên tri của hội thánh SDA Tiên Phong:

{Lời chứng cho các mục sư và người làm công Tin Lành (Testimonies to Ministers and Gospel Workers), trang 61.2}

‘Đức Chúa Trời có MỘT HỘI THÁNH trên đất,

những người là tuyển dân của Ngài,

những người vâng giữ các mạng lệnh Ngài.

Ngài đang dẫn dắt, không phải những chi nhánh lạc loài,

không phải một người ở đây và một người ở kia, nhưng MỘT DÂN SỰ.’

Nhóm SDA nhánh Tiên Phong, về mặt bản chất, gần như là một hội thánh phi hệ phái chỉ lấy duy nhất Kinh Thánh làm tín điều

và tuân thủ tuyệt đối quyền tự do lương tâm của mọi Cơ Đốc nhân.

Nhưng không chỉ vậy, nó còn được tẩy sạch khỏi mọi tà thuyết, hiểu chính xác các chân lý Kinh Thánh

và được Chúa ấn chứng phê chuẩn là Hội Thánh Thật Cuối Cùng của Ngài bằng việc trực tiếp ban cho một nhà tiên tri.

Bản thân tôi chính là một nhà truyền giáo, và mục vụ này cũng chính là một điểm nhóm online của chính nhóm SDA Tiên Phong này,

là những người “vâng giữ các mạng lệnh của Đức Chúa Trờicó lời chứng của JESUS” ([27] Mặc Khải 12:17).

Thông tin liên hệ của chúng tôi đã được để ở dưới cuối website, và sau đây là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi:

1) Kinh Thánh, gồm 39 quyển Cựu Ước và 27 quyển Tân Ước, là TÍN ĐIỀU duy nhất dành cho Cơ Đốc nhân.

Mọi giáo lý đều phải khuất phục dưới Kinh Thánh và chịu sự kiểm duyệt của nó.

2) Quyền tự do lương tâm được tuân thủ tuyệt đối tại đây:

bạn có quyền tin và trình bày bất cứ giáo lý nào mình tin (tự do niềm tin và tự do rao giảng),

người khác có quyền công kích bất cứ giáo lý nào bạn trình bày (tự do công kích),

và bạn có quyền bảo vệ giáo lý mình tin trước sự công kích (tự do biện hộ).

Chúng tôi tin rằng môi trường minh bạch công khai trong trao đổi giáo lý là môi trường tối ưu để vạch trần đâu là tà thuyết, đâu là chân lý trước mặt toàn bộ dân sự,

và buộc tất cả mọi người phải đặc biệt cẩn trọng để nhận biết cho đúng chân lý mà tin theo và rao giảng,

vì đây là môi trường mà mọi sự cứng cổ chống nghịch chân lý, sai mà không chịu nhận sẽ bị bêu ra công khai cho toàn dân sự xem thấy,

đặc biệt là ngày nay chúng ta đã có camera để tiến hành tổ chức công khai và ghi hình mọi cuộc tranh luận.

3) Chúng tôi kế thừa toàn bộ các chân lý cột trụ đức tin mà các Nhà Tiên Phong của hội thánh SDA đã được ban cho,

được ghi trong “tuyên ngôn niềm tin” năm 1872 và “niên sổ” năm 1889 của hội thánh,

nhưng cũng như các Nhà Tiên Phong, chúng tôi không đưa chúng lên làm tín điều ngang hàng với Kinh Thánh

mà sẵn sàng để chúng chịu sự kiểm duyệt dưới Kinh Thánh một cách công khai,

và mặc dù chúng tôi không tìm kiếm việc tranh cãi, tranh luận, chúng tôi sẵn sàng nhận lời đối chất để giải trình và bảo vệ tất cả các tín lý ấy bằng Kinh Thánh trước bất cứ công kích nào.

Chúng tôi đã trình bày và rao giảng các chân lý ấy 1trong chính Tiên Tri Toàn Thư này.

Phụ lục

I. Thơ chế nhạo giáo lý Ba Ngôi của các Nhà Tiên Phong hội thánh SDA

Có lẽ một trong những bằng chứng hùng hồn nhất minh chứng những nhà Tiên Phong của hội thánh SDA đã không hề tin nhận giáo lý Ba Ngôi

chính là bài thơ nhạo báng tà thuyết này, được đăng trên tờ báo chính thức của hội thánh, tờ Review & Herald, 12/3/1857:

“Rằng ba là một và một là ba,

Là một tư tưởng thật rối não ta,

Bởi nhiều triết gia bác học vẫn chế:

Rằng ba là một ở trong Thượng Đế

“Cha vậy có thể vẫn chính là Con.

Vì hai hiệp một vẫn chỉ một ông

Con cũng như vậy có thể là Cha

Mà chẳng có thay đổi nhỏ nào cả.

“Vâng, Linh phước hạnh cũng có thể là

Đức Ba Ngôi, Đức Con, Đức Cha

Đây là giáo lý của người Cơ Đốc

Tự xưng mình là chân chính nguyên gốc,

Mà thảy đều ngược lại với lẽ thường,

Mình buộc phải tin hoặc bị coi thường.”

——-
“That three are one, and one are three,

Is an idea that puzzles me;

By many a learned sage ’tis said

That three are one in the Godhead.

“The Father then may be the Son,

For both together make but one;

The Son may likewise be the Father,

Without the smallest change of either.

“Yea, and the blessed Spirit be

The Father, Son and trinity;

This is the creed of Christian folks,

Who style themselves true orthodox,

All which against plain common sense,

We must believe or give offense.”

Và như nhà sử học George Knight của hội thánh SDA ngày nay thẳng thừng thừa nhận:

“Phần lớn các nhà sáng lập của giáo hội SDA sẽ không thể gia nhập được hội thánh ngày nay nếu họ phải chấp thuận các tín lý cơ bản của hệ phái.

Cụ thể hơn, phần lớn sẽ không thể đồng tình với tín lý số 2, về giáo lý ba ngôi.”

<Ministry, tháng 10, 1993, trang 10>

II. Phim tài liệu “Thiết Lập bởi Vũ Lực”

Những trang tăm tối nhất của lịch sử phơi bày những quy trình bắt bớ, làm sáng tỏ những trang tiên tri Kinh Thánh và cuộc chiến cuối cùng về chủ đề thờ phượng.

Ít người biết bao nhận ra hai giáo lý tâm điểm nổi trội nhất trong Cơ Đốc giáo ngày nay – ngày chủ nhật thánh và giáo lý ba ngôi –

lại là những tàn tích của Thời Kỳ Tăm Tối!

Họ không nhận ra những giáo lý này

không phải là kết quả nghiên cứu của những người tin kính về giáo lý của Đấng Christ và các Sứ Đồ,

nhưng thay vào đó, đã được thiết lập bởi vũ lực – qua các thế kỷ thẩm giáo, tra tấn và các sắc lệnh tử hình.

Câu hỏi duy nhất là, liệu chúng ta có nhận ra cạm bẫy mà Satan đã giăng ra cho bàn chân chúng ta

và trở về với sự thờ phượng Đức Chúa Trời chân chính trước khi quá muộn không?

Video đã được thuyết minh tiếng Việt kèm phụ đề.

Bấm vào biểu tượng CC (captions) và biểu tượng bánh răng tùy chỉnh góc màn hình để bật phụ đề tiếng Việt.

Nếu bạn muốn xem video gốc tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt thay vì xem thuyết minh tiếng Việt,

hãy bấm vào thanh công cụ ngôn ngữ phía bên trên bên phải website, chuyển sang “English”.

Bài tiếp theo sẽ bàn về những đặc điểm nhận dạng của một nhà tiên tri.

Chúa JESUS đã báo trước về việc sẽ cử một nhà tiên tri đến làm chứng cho hội thánh thời tận thế mà Ngài sẽ chọn,

nên chúng ta cần phải học cách phân biệt giữa tiên tri giả và tiên tri thật thì mới có thể có bước đi đúng đắn ở đây được.

Hơn nữa, tin lời một tên tiên tri giả, hay chối bỏ một nhà tiên tri chân chính của Đức Chúa Trời

thì đều tai hại như nhau cả.

Chính Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta qua Lời của Ngài.

Vẫn chưa có bộ Tiên Tri Toàn Thư trong tay?

Bài học này chỉ là một phần của bộ Tiên Tri Toàn Thư gồm toàn những kiến thức màu nhiệm tương đương.

Tôi sẽ gửi bạn trọn bộ Tiên Tri Toàn Thư MIỄN PHÍ đến đâu?