Con Thú thứ nhất

Tiên Tri Toàn Thư »

BÀI 7: CON THÚ THỨ NHẤT

Hôm ấy là một ngày đẹp trời.

Vua Nê-bu-cát-nết-sa ra hiệu, và thế là nhạc nổi lên, rèm được hạ xuống,

lộ ra một pho tượng cao hơn 27 mét bằng vàng ròng lấp lánh trong ánh mặt trời.

Và rồi theo lệnh vua, mọi quan chức hiện diện trên bình nguyên Đu-ra hôm ấy phải quỳ sấp mặt sát đất mà thờ lạy pho tượng ấy.

Mọi người đều quỳ xuống, chỉ trừ ba chàng trai trẻ người Hê-bơ-rơ, là đầy tớ của một vị VUA còn vĩ đại hơn nhiều.

Nê-bu-cát-nết-sa khi ấy đang vênh mặt tràn trề kiêu ngạo và thỏa nguyện, thì có tin báo rằng Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô đã từ chối quỳ lạy tượng vàng.

Kinh ngạc khi thấy có kẻ lại dám kháng lại cả lệnh vua, Nê-bu-cát-nết-sa cho rằng có lẽ ba cố vấn trẻ tuổi hẳn đã hiểu lầm thánh chỉ của mình chăng.

Và nhà vua cho họ một cơ hội cuối cùng để quỳ xuống, nhưng họ từ chối thẳng thừng!

Thế là vua nổi giận đùng đùng và ra lệnh cho quân lính của mình nổi lửa trong lò lên cho nóng gấp bảy lần bình thường.

Chất đốt được đổ vào lò, và ba chàng trai trẻ đã bị trói chặt bằng dây thừng.

Lửa nóng đến nỗi những quân lính quẳng họ vào lò lửa đã phải mất mạng.

Nhà vua nhìn vào lò lửa, để rồi mồm vua đã phải há hốc.

Với giọng run run, vua lên tiếng hỏi: “Chẳng phải chúng ta đã ném ba người bị trói vào giữa lửa sao?”

Các cố vấn của vua xác nhận với vua điều đó.

Và rồi nhà vua nói tiếp: “Kìa, ta thấy bốn người không bị trói bước đi giữa lửa, và họ chẳng hề hấn gì,

và dáng vẻ của người thứ tư giống như Con Trai của Đức Chúa Trời!” [27] Đa-ni-ên 3:24-25.

Người Con Trai của Đức Chúa Trời mà những người Do Thái lưu đày thường xuyên nhắc đến bên tai Nê-bu-cát-nết-sa

đã giải cứu những chàng trai trẻ ấy trong lò lửa hừng vì họ đã vững vàng bảo vệ chân lý của Cha Ngài.

Những lời tiên tri cho biết: trong những ngày sắp tới, dân Chúa rồi sẽ phải đối mặt với một thử thách tương tự: cuộc chiến cuối cùng được miêu tả trong [27] Mặc Khải 13.

Trước hết, trong bài giảng này, chúng ta sẽ cùng soát lại xem Con Thú thứ nhất trong khải tượng, được nói đến trong câu 1-8 và 15-18,

có phải là thế lực Anti-Christ mô tả trong [27] Đa-ni-ên 7 mà chúng ta đã cùng tìm hiểu trong bài giảng “Anti-Christ là ai” hay không.

Và khải tượng trong [27] Mặc Khải 13 có cho ta biết thêm thông tin gì.

Hãy dành vài phút đọc thêm phân đoạn [27] Mặc Khải 13:1-8 và 15-18 trước khi chúng ta cùng tiến vào bài giảng này.

1. Trong Kinh Thánh, hình ảnh con thú là biểu tượng của cái gì?

[27] Đa-ni-ên 7:17 Những con thú lớn này, bốn con, chính là bốn vua sẽ trỗi dậy từ đất.

[27] Đa-ni-ên 7:23 Con thú thứ tư sẽ là vương quốc thứ tư trên đất.

[27] Đa-ni-ên 8:21 Con dê đực là vua Hy Lạp.

Đức Chúa Trời có thói quen dùng hình ảnh một con thú làm biểu tượng cho một vương hay vương quốc, quốc gia, hay thế lực chính trị,

cũng như chúng ta ngày nay vậy: đại bàng là Mỹ, gấu là Nga, chuột túi là Úc, v.v…

2. [27] Mặc Khải 13 mô tả con thú, hay quốc gia thứ nhất này như thế nào?

Con thú được Đức Chúa Trời miêu tả có mười đặc điểm nhận dạng như sau:

1) Trỗi dậy từ “biển” (câu 1).

2) Nhận được quyền lực, ngai báu từ “con rồng” (câu 2).

3) Có các đặc điểm giống báo, gấu và sư tử (câu 2).

4) Trở thành một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu (câu 3, 7).

5) Phạm tội báng bổ (câu 1, 5, 6).

6) Là một thế lực nhận được sự thờ phượng (câu 4, 8).

7) Thống trị trong 42 tháng, theo đơn vị thời gian tiên tri (câu 5).

8) Bị lãnh một vết thương chí mạng nhưng rồi lại hồi phục (câu 3).

9) Bắt bớ các thánh đồ của Đức Chúa Trời (câu 7).

10) Có một người tiêu biểu, đại diện và dẫn dắt, với cái tên tính ra là một con số bí ẩn 666 (câu 18).

Chỉ có một thế lực, một quốc gia duy nhất trên toàn thế giới là trùng khớp tất cả các đặc điểm nhận dạng này mà thôi.

Ai am hiểu đôi chút về lịch sử Châu Âu thì vừa đọc xong danh sách trên đã biết ngay

Con Thú này chính là Hội Thánh Thiên Chúa Giáo Vatican tại Rome, hay còn gọi là nhà thờ Công Giáo.

Ta hãy cùng rà soát lại từng đặc điểm một, giải nghĩa các biểu tượng theo Kinh Thánh chứ không theo ý riêng cá nhân, tránh hàm oan,

bắt đầu từ câu hỏi tiếp theo.

3. Con thú trỗi dậy từ biển.

Những diện tích mặt nước là biểu tượng cho cái gì, theo Kinh Thánh?

[27] Mặc Khải 17:15 Những màn nước mà ngươi thấy…các dân tộc, và các nhóm người, và các nước, và các ngôn ngữ.

Trong ngôn ngữ tiên tri, một diện tích mặt nước là biểu tượng của một khu vực đông đúc dân cư, nhiều quốc gia.

Vatican trỗi dậy từ Tây Âu, và là một quốc gia độc lập chứ không chỉ đơn thuần là một nhà thờ, hiển nhiên thỏa mãn điểm 1.

4. Con rồng, kẻ trao cho con thú sức mạnh, ngai báu và thẩm quyền, là ai?

[27] Mặc Khải 12:9 Con rồng lớn bị ném xuống, là con rắn xưa, kẻ được gọi là Ma QuỷSatan, kẻ lừa dối cả thế gian.

Rất rõ ràng, con Rồng chính là Satan.

Và theo [27] Mặc Khải 12:3-5, hắn chính là kẻ đã tìm giết Chúa JESUS khi Ngài mới giáng sinh bằng việc thao túng vua Hê-rốt, một vua chư hầu của đế chế La Mã (Rome).

Hắn cử người đến làng Bết-lê-hem nơi Chúa JESUS giáng sinh và giết sạch mọi trẻ nhỏ trong làng ([01] Ma-thi-ơ 2:16).

Đế quốc Rome sau đó đã trao quyền lực và thủ đô của mình cho tổ chức nào?

Lịch sử ghi chép rất rõ ràng: đế quốc Rome đã trao lại quyền lực và thủ đô của mình cho hội thánh Cơ Đốc Rome – chính là tòa thánh Vatican ngày nay.

Có một ghi chép kinh điển về lịch sử vẫn thường được sử dụng rất phổ biển:

“Hội thánh Rome… đưa chính mình vào vị trí của đế chế Rome, về mặt bản chất, nó chính là tổ chức kế vị… Giáo hoàng, người tự xưng là “vua” và “Pontifex Maximus”, là người kế vị của Caesar (vua Rome).”*

Vậy điểm thứ 2 cũng trùng khớp với tòa thánh Vatican.

*Adolph Harnack, Cơ Đốc giáo là gì? (New York: Putnam, tái bản lần hai, 1901), trang 270.

5. Việc con thú này có các đặc điểm của cả báo, gấu lẫn sư tử có ý nghĩa gì?

[27] Đa-ni-ên 7:3-6 Bốn con thú lớn đi lên từ biển, con này khác với con kia.

Con thứ nhất như sư tử

Một con thú khác thứ hai, giống như con gấu

Một con khác như con báo

Việc khải tượng này nhắc đến báo, gấu và sư tử là một trích dẫn trực tiếp từ [27] Đa-ni-ên 7 mà chúng ta đã cùng nghiên cứu trong bài “Anti-Christ là ai“,

trong đó, con báo chính là Hy Lạp, con gấu chính là Mê-đô Ba Tư, và sư tử chính là Ba-by-lon.

Chúng chính là 3 đế chế đã thống trị dân sự của Đức Chúa Trời trước La Mã.

Mỗi khi một đế chế mới nổi lên thôn tính một đế chế cũ, nó lại tích lũy và sát nhập vào chính nó các đặc điểm văn hóa và tôn giáo của đế chế cũ ấy.

Đầu tiên Mê-đô Ba Tư thôn tính Ba-by-lon, rồi Hy Lạp thôn tính Mê-đô Ba Tư, và sau cùng là La Mã thôn tính Hy Lạp,

kết quả là các đặc điểm văn hóa và tôn giáo của tất cả các đế chế này tích lũy và đổ dồn lên hội thánh Công Giáo La Mã Vatican sau đó.

Thật vậy, nhiều vị thần của đế chế La Mã đúng là có nguồn gốc từ Hy Lạp, Ba Tư và Ba-by-lon,

sau đó chính những bức tượng thần này của đế chế La Mã đã được đổi tên, mang những cái tên Cơ Đốc và từ đó đã trở thành các chủ thể thờ phượng tại hội thánh Công Giáo.

Điển hình như bức tượng thánh Phi-e-rơ tại Va-ti-can có niên đại còn trước cả khi Phi-e-rơ ra đời,

vốn chính là tượng thần Me-cu-ry đã được đổi tên, vẫn còn nguyên cái đĩa hình mặt trời ở trên đầu làm bằng chứng cho nguồn gốc tà thần ngoại giáo của nó.

Điểm thứ 3 trùng khớp hoàn toàn.

6. Vatican có phải là một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu không?

[27] Mặc Khải 13:3 Và thẩm quyền được ban cho nó trên mọi bộ tộc, và dân tộc, và ngôn ngữ, và quốc gia.

Dù là người không biết Chúa cũng có thể nhận ra ngày nay tòa thánh Vatican, trên rất nhiều phương diện, đã trở thành quyền lực có ảnh hưởng nhất thế giới.

Với mỗi chuyến đi của giáo hoàng, quyền lực và ảnh hưởng của ông ta tăng lên theo.

Mỹ và Cuba đã theo lời khuyên răn của Đức Giáo Hoàng mà hòa hảo trở lại.

Liên Hợp Quốc cũng phải triệu tập mà nghe lời phán của Đức Giáo Hoàng.

Số tín hữu Công Giáo ngày nay đã lên tới hơn 1,2 tỷ.

Số người nhìn lên tòa thánh Vatican như là hy vọng duy nhất cho hòa bình và đoàn kết thì còn đông hơn nữa và trải khắp toàn thế giới, đúng như Đức Chúa Trời đã tiên đoán ở điểm thứ 4 này.

7. Dựa vào đâu mà nói tòa thánh Vatican báng bổ Đức Chúa Trời?

Kinh Thánh định nghĩa tội báng bổ Đức Chúa Trời không chỉ đơn thuần là khi một người xúc phạm đến Ngài một cách trực tiếp, mà còn là khi một người:

– Xưng mình là thần khi mình hoàn toàn không phải là thần. ([04] Giăng 10:33)

– Tự xưng mình có thẩm quyền tha thứ tội lỗi, là thẩm quyền chỉ thuộc về YHWH. ([03] Lu-ca 5:21; [19] Hê-bơ-rơ 5:9)

Tòa thánh Vatican có tự xưng mình có thẩm quyền tha thứ tội lỗi không?

Hãy xem giáo lí Cơ Đốc công giáo viết gì:

“Một linh mục hay cha xứ có thật sự tha thứ được tội lỗi không, hay ông ta chỉ có thể tuyên bố là tội lỗi đã được tha?

Trả lời: linh mục hay cha xứ thực sự có thẩm quyền tha thứ tội lỗi bằng thẩm quyền được trao bởi Chúa Jesus Christ.”(1)

Vatican đồng thời còn tuyên bố giáo hoàng của họ là ngang hàng với Đức Chúa Trời.

Giáo hoàng Leo XIII nói: “Bọn ta giữ địa vị của Đức Chúa Trời Toàn Năng trên trái đất này.”(2)

Thêm một tuyên bố khác được đưa ra về giáo hoàng: “Ông là một Đức Chúa Trời khác trên mặt đất.”(3)

Vậy điểm thứ 5 cũng trùng khớp với tòa thánh Vatican.

(1)Joseph Deharbe, S.J., A Giáo lí hoàn chỉnh của hội thánh công giáo (New York: Schwartz, Kirwin & Fauss, 1924), trang 279.

(2)Giáo hoàng Leo XIII, Bức thông điệp “Sự hợp nhất Cơ Đốc giáo” ngày 20 tháng 6, 1894, dịch là Bức thông điệp vĩ đại của giáo hoàng Leo XIII (New York: Benziger, 1903), trang 304.

(3)Christopher Marcellus, Diễn văn tại hội đồng Lateran thứ năm, Mục IV (1512), bản viết tay SC, quyển 32, cột 761 (Latin).

8. Con Thú nhận sự thờ phượng như thế nào?

[04] Giăng 4:24 Đức Chúa Trời là linh, và những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng bằng linh và chân lý.

Cơ Đốc nhân cử hành sự thờ phượng bằng tâm linh của mình.

Do vậy, chưa nói đến việc Vatican là một tổ chức tôn giáo tâm linh hiển nhiên, chỉ riêng việc Giáo Hoàng nhận sự tôn xưng là Đức Chúa Trời trên đất

đã nghiễm nhiên có nghĩa là ông ta đã trở thành một chủ thể nhận lãnh sự thờ phượng của tất cả những ai tôn xưng ông ta rồi.

Vatican và Giáo Hoàng của nó hiển nhiên thỏa mãn điểm 6.

9. Con thú này sẽ thống trị trong bao lâu?

[27] Mặc Khải 13:5 Thẩm quyền đã được ban cho nó để gây chiến trong bốn mươi hai tháng.

Khoảng thời gian này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong các lời tiên tri dưới định dạng 3 năm rưỡi, 42 tháng, và 1.260 ngày.

Căn cứ vào cách tính thời gian của người Do Thái, gồm 30 ngày một tháng, 12 tháng một năm, ba đơn vị thời gian tiên tri trên đều dài bằng đúng 1.260 ngày.

Trong ngôn ngữ tiên tri, một ngày trong khải tượng bằng một năm ngoài đời ([26] Ê-xê-chi-ên 4:6; [04] Dân số 14:34).

Hiểu thông được điểm này trong mật mã tiên tri, ta có thể quy đổi 1.260 ngày trong khải tượng nói trên ra 1.260 năm thật ngoài đời.

Đối chiếu với lịch sử:

Vatican bắt đầu chính thức thống trị từ năm 538 sau Công Nguyên, khi hoàng đế Justinian ban sắc chỉ tuyên bố quyền lực tối thượng của Tòa Thánh, và mọi nỗ lực chống lại nó chính thức bị dập tắt hoàn toàn.

Vatican sau đó nhận một vết thương chí mạng vào năm 1798 khi Giáo Hoàng bị bắt sống bởi tay viên tướng Louis-Alexandre Berthier của Napoleon và bị đưa về Pháp, nơi ông ta chết trong cảnh lưu đày*.

Khoảng thời gian từ năm 538 đến 1798 sau Công Nguyên, quả nhiên bằng đúng 1,260 năm!

Điểm thứ 7 vậy là cũng trùng khớp một cách đáng sợ.

*Joseph Rickaby, “Tòa thánh Vatican ngày nay”, bài giảng về lịch sử tôn giáo, (London: Lẽ Thật Công Giáo Xã Luận, 1910), quyển 3, bài 24, trang 1.

10. Chuyện gì xảy ra cho con thú sau 42 tháng?

[27] Mặc Khải 13:3 Một trong các đầu của nó như bị tử thương đến chết, và vết tử thương của nó được lành lại,

cả trái đất đều trầm trồ theo con thú ấy.

Sau sự kiện năm 1798, ai cũng tưởng rằng triều đại của Vatican đã chính thức bị đặt dấu chấm hết,

nhưng Đức Chúa Trời đã chỉ ra rằng vết thương chí mạng ấy rồi sẽ lành

và rồi quyền lực cũng như ảnh hưởng của Vatican sẽ được phục hồi cho đến khi cả thế giới đều đi theo nó.

Quả nhiên, năm 1929, Vatican kí kết hiệp ước Lateran với phát xít Mussolini của Ý và kể từ đó đến nay, đã dần lấy lại được vị thế của mình.

Malachi Martin, nội vụ tối cao của Vatican, tiết lộ trong sách của ông Chìa khóa của huyết này:

“Giáo hoàng là người được biết đến nhiều nhất thế kỉ 20 (trang 123), đã thiết lập quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo của 91 quốc gia (trang 490), và đang chuẩn bị cho việc thống nhất thế giới” (trang 143).*

Và vị giáo hoàng mới nhất – Francis, vị giáo hoàng Jesuit đầu tiên trong lịch sử – thì thậm chí còn lẫy lừng hơn tất cả các giáo hoàng khác trước ông ta.

Tòa thánh Vatican vậy là cũng trùng khớp ở điểm 8.

*Malachi Martin, Chìa khóa của huyết này (New York: Simon & Schuster, 1990).

11. Con thú làm gì với các thánh đồ?

[27] Mặc Khải 13:7 Cũng được ban cho nó là việc giao chiến với các thánh đồ và chiến thắng họ.

Việc tòa thánh Vatican từng bắt bớ và tàn sát vô số Cơ Đốc nhân tận tụy với Chúa, đặc biệt là trong thời trung cổ, là một sự thật hiển nhiên được biết đến một cách rộng rãi.

Các nhà sử học tính toán hơn 100 TRIỆU người đã bị giết hại vì đức tin của mình trong những năm bắt bớ đầy đau thương này.

Trong khi đó, hội thánh công giáo lại hiểu nhầm rằng họ đang giúp Đức Chúa Trời dọn dẹp bớt bọn ngoại đạo.

Giáo Hoàng đã từng phải lên tiếng xin lỗi và cầu xin sự tha thứ cho tòa thánh vì những tội ác ấy,

nhưng sự thật đã mãi mãi ấn định vào dòng lịch sử: tòa thánh đã bắt bớ và giết hại vô số thánh đồ.

Điểm thứ 9 vậy là cũng trùng khớp.

12. Con số bí ẩn nhận diện con thú và người đại diện nó là gì?

[27] Mặc Khải 13:18 Đây là sự khôn ngoan: người nào có trí tuệ, hãy tính ra số của con thú,

vì ấy là số của một người,

và số của nó là sáu trăm sáu mươi sáu.

Danh hiệu chính thức của Giáo Hoàng theo tiếng Latin – ngôn ngữ chính thức của Tòa Thánh Vatican – là “Vicarius Filii Dei”.

Khi báo chí nhắc đến Giáo Hoàng bằng danh hiệu “Đại Diện Con Trai Đức Chúa Trời”, chính là đang nhắc đến danh hiệu này.

Dưới đây là hai ảnh chụp hai tài liệu cổ của Vatican để minh chứng rằng đây đúng là danh hiệu của giáo hoàng thật.

1) Ảnh chụp một bản copy từ thế kỷ 16 của “Donation of Constantine” (sự dâng hiến của Constantine), một văn bản do tòa thánh Công Giáo La Mã bịa ra trong thời trung cổ

để bịp người ta rằng hoàng đế Constantine của La Mã đã dâng toàn quyền đế chế cho hội thánh La Mã, mà ít nhất 10 giáo hoàng đã trích dẫn để khẳng định quyền lực tối thượng của mình.

Danh xưng “Vicarius Filii Dei” xuất hiện ở ảnh chụp thứ 7, trang bên trái, cuối dòng thứ 5.

2) Ảnh chụp văn bản Distinctio 96, một văn bản trích dẫn “Donation of Constantine”.

Danh xưng “Vicarius Filii Dei” xuất hiện ở dòng đã đánh dấu mũi tên màu đỏ.

Và Kinh thánh thì cho biết rằng cái danh xưng này của giáo hoàng tính ra được 666.

Chúng ta cùng xem nốt cái điểm thứ 10 này có trùng khớp không.

Chú ý trong bảng chữ cái La Mã không có chữ U,

mà các chữ U đều viết là V, có giá trị bằng 5.

Không còn nghi ngờ gì nữa,

CẢ MƯỜI đặc điểm nhận dạng ĐỀU TRÙNG KHỚP.

Nhiều người hay diễn giải theo ý riêng mình mà đi đến những kết luận sai lầm về danh tính của nhân vật Anti-Christ, rằng đó là Barack Obama, hay Vladimir Putin, hay Hồi giáo,

nhưng tất cả những phỏng đoán đấy đều không hội tụ đủ MỌI ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG.

Có thể thấy ngay cả ba “ứng cử viên” nêu trên đều không phải là một quốc gia độc lập, đã trượt ngay từ vòng gửi xe rồi.

Bản thân tiền tố “anti” trong cái tên Anti-Christ vốn cũng không có nghĩa là “chống lại” Đấng Christ, mà có nghĩa là “thay thế”, hay “đứng vào vị trí” của Đấng Christ.

Sứ đồ Phao-lô đã nói: “Chúng tôi xin các bạn, các anh em, về sự hiện đến của Chúa chúng ta JESUS Christ và cuộc tụ họp của chúng ta về Ngài,

để các bạn không vội bị dao động tâm trí, hay náo động dù bởi linh nào, hay bởi lời nào, hay bởi thư nào như bởi chúng tôi, như thể ngày của Đấng Christ đã đến

– đừng để người nào lừa dối các bạn theo bất cứ cách nào –

bởi trừ phi sự bội đạo đến trước, và con người gian ác, đứa con của sự hủy diệt, bị hiển lộ,

là kẻ đối kháng và tự tôn lên trên tất cả những gì được gọi là thần hoặc đối tượng thờ lạy,

đến nỗi hắn ngồi như Đức Chúa Trời vào trong đền thờ của Đức Chúa Trời, phô trương mình rằng hắn là Đức Chúa Trời.” [14] II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4.

Đền thờ của Đức Chúa Trời ngày nay chính là các Cơ Đốc nhân, có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong mình.

Thêm nữa, để được kể là một kẻ “bội đạo” thì rõ ràng phải là người tin Chúa trước đã rồi mới có thể bội đạo được.

Có nghĩa, kẻ kia xuất hiện từ ngay trong hàng ngũ Cơ Đốc nhân rồi phản bội lại lời dạy của Chúa,

và rồi ngồi lên đầu chính các Cơ Đốc nhân mà tự xưng mình là Đức Chúa Trời!

13. Trong tương lai sắp tới, con thú Anti-Christ sẽ làm gì?

[27] Mặc Khải 13:16-17 Khiến tất cả, nhỏ và lớn, cả giàu lẫn nghèo, cả tự do lẫn nô lệ, để chúng cho họ một dấu trên tay phải họ hoặc trên trán họ,

và để không người nào có thể mua hay bán được nếu không có dấu ấy, danh của con thú, hay số của danh nó.

[27] Mặc Khải 13:15 Khiến bất cứ ai không thờ lạy tượng con thú ấy hãy bị giết chết.

Về cơ bản, lời tiên tri đã báo trước việc Vatican có một “con dấu” đặc biệt, đóng lên trán (biểu tượng của tâm trí) hoặc lên tay (biểu tượng của việc làm).

Việc nhận lãnh dấu ấn ấy mang lại cho ta lời nguyền rủa khủng khiếp nhất toàn Kinh Thánh ([27] Mặc Khải 14:9-11), và ta sẽ hư mất mãi mãi.

Giờ xin hãy nhớ rằng, có rất nhiều Cơ Đốc Nhân công giáo tin kính, thành tâm và đầy yêu thương

mà Đức Chúa Trời coi là con của mình.

Bài giảng này không thể được hiểu, và cũng không được phép sử dụng như một công cụ để xúc phạm những người anh chị em Công Giáo trong Chúa của chúng ta.

Bài giảng này, mặt khác, là một đòn tấn công lên Satan, kẻ đã lừa dối các hội thánh xa rời giáo lý của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.

Dù vậy, chúng ta cần nhớ rằng  Đức Chúa Trời đã cảnh báo chúng ta về một “dấu ấn” nhất định của tổ chức này – một dấu ấn mà chúng ta cần phải tránh.

Chúng ta cần phải biết cái dấu ấn đấy là cái gì để tránh việc vô tình bị lừa mà nhận lãnh phải nó.

Vậy hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì những lời mà Ngài đã ban cho chúng ta để vạch trần mưu gian của Satan nhằm “lừa dối ngay cả những người được chọn”.

Bản thân việc những lời giải mã này tìm được đường đến tay bạn chính là công việc của tay Cha đang giữ gìn các con của mình, cho thấy Cha yêu thương và quan tâm đến cá nhân bạn biết bao!

Trong những bài giảng tới, chúng ta sẽ xác định “dấu” của Con Thú.

Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, chúng ta cần phải hiểu rõ được một thứ khác đối chọi với cái dấu đó, chính là “Ấn của Đức Chúa Trời”.

Vẫn chưa có bộ Tiên Tri Toàn Thư trong tay?

Bài học này chỉ là một phần của bộ Tiên Tri Toàn Thư gồm toàn những kiến thức màu nhiệm tương đương.

Tôi sẽ gửi bạn trọn bộ Tiên Tri Toàn Thư MIỄN PHÍ đến đâu?