Cơn Mưa Cuối Mùa

Tiên Tri Toàn Thư »

BÀI 23: CƠN MƯA CUỐI MÙA

Trong nông nghiệp Is-ra-ên, có hai đợt mưa quan trọng nhất.

“Mưa đầu”, khi bắt đầu mùa vụ, giúp hạt giống và mầm non nảy nở vươn lên,

và “mưa cuối”, khi chuẩn bị kết thúc mùa vụ, giúp bông trái mẩy căng, sẵn sàng cho thu hoạch.

Thế gian chính là cánh đồng, và những người tiếp nhận Đạo Chúa khi nó được rao giảng ra chính là mùa vụ.

Cũng như các Sứ Đồ đã nhận lãnh đợt “mưa đầu” tại Lễ Ngũ Thập khi Chúa tuôn đổ Thánh Linh xuống họ, chúng ta cũng sẽ nhận lãnh đợt “mưa cuối”.

Hội thánh cuối cùng cũng sẽ được báp-tem trong Thánh Linh, và công tác rao truyền Tin Lành sẽ hoàn tất còn rực rỡ hơn cả khi nó đã bắt đầu, cho vinh quang của Chúa.

Sự tuôn đổ cơn “mưa cuối” là điều không chỉ được Kinh Thánh nói đến, mà còn được xác nhận cả bởi “Linh Tiên Tri”.

Chỉ với báp-tem Thánh Linh của Chúa, chúng ta mới có thể được tranh bị quyền năng và kiện toàn đủ để sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng

tranh giành từng linh hồn một với Ma Quỷ trên phạm vi toàn thế giới khi Dấu của Con Thú được ban hành, và rồi để đón Chúa JESUS tái lâm.

{Ellen G. White, Cuộc Đại Chiến (The Great Controversy) – 464.1}

‘Trước đợt tuôn đổ cuối cùng sự phán xét của Đức Chúa Trời xuống trên thế giới, sẽ có trong vòng dân Chúa một sự phục hưng

lòng tin kính nguyên thủy như chưa từng được chứng kiến từ thời đại của các Sứ Đồ.

Linh và quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ được đổ trên con cái Ngài.

Vào thời điểm đó, nhiều người sẽ tách mình khỏi những hội thánh mà trong đó, lòng yêu mến thế gian đã thay thế lòng yêu mến Đức Chúa Trời và Lời Ngài.

Nhiều người, cả các mục sư lẫn dân sự, sẽ hớn hở tiếp nhận những chân lý vĩ đại mà Đức Chúa Trời cho công bố trong thời đại này để chuẩn bị một dân sự sẵn sàng cho sự hiện đến lần thứ hai của Chúa.’

{Ellen G. White, Cuộc Đại Chiến (The Great Controversy), 612.2}

‘Sứ điệp sẽ được mang chẳng phải là bởi lập luận nhiều bằng là bởi sự cáo trách sâu sắc của Linh Đức Chúa Trời.

Các lập luận đã được trình bày.

Hạt giống đã được gieo, và bây giờ nó sẽ nảy mầm lên và kết quả.

Những ấn bản được phân phát bởi những người làm mục vụ đã gây ra ảnh hưởng của chúng,

tuy nhiên nhiều người, những người mà tâm trí đã được cảm thúc, đã bị ngăn cản khỏi việc thấu hiểu hoàn toàn chân lý hoặc khỏi việc giao nộp sự tuân phục.

Bây giờ thì các tia sáng đã xuyên thấu khắp nơi rồi, chân lý đã được nhìn ra trong sự rõ ràng của nó, và những người con chân chính của Đức Chúa Trời cắt đứt các ràng buộc đã kiềm tỏa họ.

Các kết nối gia đình và các mối quan hệ hội thánh, giờ đều bất lực trong việc khống chế họ.

Chân lý là quý giá hơn hết thảy.

Bất chấp các chiêu trò liên hiệp chống lại chân lý, một số lượng lớn vẫn quyết định đứng về phía Chúa.’

{Ellen G. White, Công nhân Tin Lành (Gospel Workers) 92, 383.3}

‘Giăng nói, “tôi thấy một thiên sứ khác ngự xuống từ trời, có thẩm quyền lớn, và đất được chiếu sáng bởi vinh quang của vị ấy.” Mặc Khải 18:1.

Bấy giờ, cũng như tại kỳ lễ Ngũ Thập, dân chúng sẽ được nghe chân lý được rao cho họ, mỗi người theo thứ tiếng mình.

Đức Chúa Trời có thể thở sức sống mới vào từng linh hồn chân thành mong muốn phụng sự Ngài,

và có thể chạm vào môi họ với viên than hừng từ bàn thờ, và khiến họ trở nên lưu loát với sự ca ngợi Ngài.

Hàng ngày tiếng nói sẽ được thấm nhuần với quyền năng để nói ra những chân lý tuyệt vời của Lời Đức Chúa Trời.

Lưỡi lắp bắp sẽ được cởi, và kẻ nhút nhát sẽ được làm cho mạnh mẽ để dũng mãnh mang lấy lời chứng cho chân lý.

Nguyện Chúa giúp dân Ngài thanh tẩy đền thờ linh hồn khỏi mọi vết nhơ, và duy trì mối liên kết quá gần gũi với Ngài

đến nỗi họ có thể là những người chung hưởng Cơn Mưa Cuối Mùa khi nó sẽ được tuôn đổ.’

Trong bài “Nhóm 144.000 là ai“, chúng ta đã cùng tìm hiểu danh tính của nhóm 144.000 người sẽ bước đi trong báp-tem Thánh Linh.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nếp sống tin kính đặc trưng sẽ kiện toàn chúng ta trở thành thành viên của nhóm người ấy, thông qua hai hình bóng chính của họ trong Kinh Thánh:

1) Giăng báp-tít – vị sứ giả đã đi trước dọn đường cho lần hiện đến thứ nhất của Chúa –

còn chúng ta là những người đi trước dọn đường cho lần hiện đến thứ hai của Ngài.

2) Các Sứ Đồ – những người nhận lãnh báp-tem Thánh Linh làm Cơn Mưa Đầu và tiến ra mở đầu công việc –

còn chúng ta là những người sẽ nhận lãnh báp-tem Thánh Linh làm Cơn Mưa Cuối, để kết thúc công việc.

1. Các Sứ Đồ có chăm chỉ dùi mài Kinh Thánh không?

[05] Công vụ 17:2-3 Theo thói quen, Phao-lô tiến vào với bọn họ,

và trong ba ngày Sa-bát, ông biện luận với họ từ Kinh Thư,

khai mở và trình bày rằng Đấng Christ phải chịu thương đau, và trỗi dậy từ kẻ chết,

và rằng: “JESUS này, Đấng mà tôi rao giảng cho các vị, là Đấng Christ.”

Các sứ đồ đều có trình độ Kinh Thánh vô cùng khủng khiếp, tinh thông tất cả các chân lý của Lời Chúa đến mức có khả năng biện giải chúng lưu loát.

Nhiều lần, họ đã trích dẫn làu làu Lời Chúa để đánh bại mọi lý luận của những kẻ địch toan dùng sự gian ác để áp chế chân lý.

Họ hoàn toàn không phải là những người bị những thứ sách vở và tri thức thế gian đánh lạc hướng khỏi Lời Chúa.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the Church) quyển 7, 205.2 – 205.3}

‘Việc tập hợp thật nhiều sách vở lại cho việc nghiên cứu quá thường xuyên xen vào giữa Đức Chúa Trời và con người một đống kiến thức làm suy yếu tâm trí và khiến nó mất khả năng hấp thụ những gì nó đã nhận được.

Tâm trí trở nên chậm tiêu hóa.

Sự khôn ngoan là cần thiết, để con người có thể lựa chọn đúng đắn giữa biết bao tác giả này và Lời Sự Sống, để họ có thể ăn thịt và uống máu của Con Trai Đức Chúa Trời.

Các anh em của tôi, hãy vứt bỏ những dòng suối ở vùng đất trũng và đến với những dòng nước tinh khiết của Lê-ba-non.

Không bao giờ bạn có thể bước đi trong ánh sáng của Đức Chúa Trời trong khi bạn nhồi nhét tâm trí với một đống vật chất mà nó không thể tiêu hóa được.

Đã đến lúc chúng ta quyết tâm có được sự giúp đỡ của Thiên Đường và để cho tâm trí được ghi khắc với Lời của Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy đóng lại cánh cửa với quá nhiều việc đọc sách.

Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn và ăn Lời Sự Sống.

Trừ khi có được sự làm việc sâu sắc hơn của ân điển trong trí và tâm, chúng ta không bao giờ có thể thấy mặt Đức Chúa Trời được đâu.’

Ma Quỷ sẽ đem vào bất cứ thứ gì hắn có thể nghĩ ra được để thu hút tâm trí đi khỏi Chân Lý, ngay cả những tà thuyết ngu ngốc

được cổ xúy bằng những câu Kinh Thánh bị bẻ cong, có thể dễ dàng bị chứng minh là SAI, để thậm chí phá hoại uy tín của Lời Chúa.

{Ellen G. White, Thư từ và bản thảo (Letters and Manuscripts) quyển 20 (1905), Bản thảo 10, 1905, khổ 3}

CÁC GIÁO LÝ SAI LẠC đủ mọi thể loại sẽ được đem vào để thu hút tâm trí khỏi điều “Chúa phán rằng” thẳng thừng.

Bất cứ nơi nào chúng ta đi, chúng ta sẽ tìm được những người sẵn sàng với một vấn đề bên lề nhảm nhí nào đó.

Khi tôi đang ở Melrose, một người đã đến với một sứ điệp rằng thế giới là phẳng bẹt.

Tôi đã được hướng dẫn để trình bày sứ mạng mà Đấng Christ đã ban cho các môn đồ Ngài ngay trước khi Ngài thăng thiên, như được ghi chép trong Ma-thi-ơ 28:16-20

Chúng ta không được để tâm trí mình bị vướng bận bởi những chủ đề như cái được trình bày bởi người này.

Về những chủ đề như vậy, Đức Chúa Trời phán với mọi linh hồn,

“Điều đó can gì đến con? Hãy theo Ta.” [Giăng 21:22.]

Ta đã ban cho con sứ mạng mình.

Hãy chuyên chú vào những chân lý kiểm nghiệm vĩ đại dành cho thời đại này, chứ không phải những vấn đề không có tác dụng gì đến công việc của chúng ta.

Hết lần này đến lần kia những chủ đề không quan trọng đã được khuấy động lên, nhưng việc bàn thảo chúng chưa bao giờ làm được một hạt việc lành nào.

Chúng ta không được để cho sự chú ý của mình bị hút đi khỏi việc rao truyền sứ điệp đã được ban cho chúng ta.

Nhiều năm rồi tôi đã được truyền dạy là chúng ta không được chú tâm mình đến những nghi vấn không quan trọng.’

{Ellen G. White, Thư từ và bản thảo (Letters and Manuscripts) quyển 4 (1883-1886), Bản thảo 62, 1886, khổ 103}

‘Trong khi chúng ta nói thoải mái về các quốc gia khác, tại sao chúng ta lại nên ít nói về đất nước thiên thượng, và mái nhà chẳng được xây bởi tay, vĩnh cửu trên trời?

Đất nước thiên thượng này liên hệ với chúng ta nhiều hơn bất cứ thành phố hay quốc gia nào trên QUẢ ĐỊA CẦU.’

Và thiên thượng mới là những gì mà các Sứ Đồ chuyên chú như vậy đấy.

Thêm vào đó, các Cơ Đốc nhân ban đầu còn có nếp kiêng ăn và cầu nguyện thường xuyên ([05] Công Vụ 13:2).

Đây là một dấu chỉ nữa cho tình cảm chân thành và sâu sắc mà họ dành cho Chúa, và sự tập trung tận hiến của họ cho công tác Ngài.

Cùng một cách như vậy, chúng ta qua việc cầu nguyện và nghiền ngẫm Kinh Thánh, có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ riêng tư với Chúa, và rồi ngày càng yêu mến Ngài và được đổ đầy hơn nữa Thánh Linh Ngài.

Trong những ngày cuối cùng, sự lừa dối của kẻ địch sẽ vô cùng choáng ngợp, đòi hỏi người nào muốn trụ vững được thì sẽ phải tinh thông Kinh Thánh đến mức

dù chính Satan có giả dạng làm Đấng Christ đứng trước mặt họ mà nói láo, họ cũng sẽ phát hiện được ra.

2. Sứ đồ Phao-lô có luôn sẵn sàng làm chứng cho người khác về Chúa JESUS không?

[07] I Cô-rinh-tô 9:22 Tôi trở nên tất cả với tất cả để bằng mọi cách cứu được vài người.

Với phương châm “sẵn sàng làm mọi việc và mọi cách mà Chúa không cấm để cứu được thêm người”,

thậm chí là vừa đi rao giảng không công vừa tự may trại nuôi sống bản thân, làm việc cả ngày lẫn đêm khi công việc yêu cầu,

sứ đồ Phao-lô có lẽ chính là nhà truyền giảng lẫy lừng nhất trong lịch sử loài người, ngay sau Đấng Christ JESUS.

Ông chẳng bao giờ “ngại” làm chứng để chỉ những người khác về Chúa JESUS cả.

Ngược lại hoàn toàn là đằng khác.

Tương tự như vậy, những người thật sự yêu mến Chúa ngày nay luôn sẵn lòng vượt qua nỗi sợ hãi hay sự bất tiện để làm chứng về Chúa.

Chưa kể, chúng ta sẽ độc ác và man rợ đến thế nào nếu biết rằng người khác đang chuẩn bị rơi vào một cái hồ lửa khổng lồ mà không chịu lên tiếng để cứu họ?

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp cận họ một cách bất cẩn và thô lỗ.

Trái lại, chúng ta càng cần phải mài giũa cách hành xử của mình để làm cho Chân Lý trái tai trở nên hấp dẫn và đáng mến nhất có thể đối với người nghe.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church), quyển 6, 276.2}

‘Mọi thành viên hội thánh đều nên cảm thấy làm việc vì những người sống trong xóm giềng lân cận mình là trọng trách đặc biệt của mình.

Hãy tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể giúp đỡ tốt nhất những người không có hứng thú gì về những thứ có tính tôn giáo.

Khi bạn thăm viếng bạn bè và hàng xóm, hãy bày tỏ sự quan tâm đến sự thịnh vượng về mặt thuộc linh của họ cũng như về mặt vật chất tạm thời của họ.

Hãy bày tỏ Đấng Christ như một Đấng Cứu Chuộc tha thứ tội lỗi.

Hãy mời hàng xóm mình về nhà mình, và đọc cùng họ từ quyển Kinh Thánh quý giá và từ những sách giảng giải các chân lý của nó.

Điều này, kết hợp với những bài ca đơn sơ và những lời cầu nguyện thiết tha, sẽ đụng chạm đến trái tim họ.

Các thành viên hội thánh hãy huấn luyện mình thực hiện công việc mình.

Đây là điều cũng quan trọng như việc cứu những linh hồn đang bị bao phủ bởi bóng đêm ở những xứ xa xôi.

Trong khi một số người cảm thấy gánh nặng về những linh hồn ở xa, hãy để số đông những người đang ở nhà cảm thấy gánh nặng về những linh hồn quý giá ở ngay cạnh mình và làm việc miệt mài cũng như vậy cho sự cứu rỗi của họ.’

*Gợi ý: dù ở bất cứ nơi nào, thì đồ ăn ngon cũng sẽ đem mọi người lại gần nhau hơn.

Nếu bạn biết nấu những bữa ăn tốt lành cho sức khỏe và ngon miệng, ấy có thể là một ân tứ đặc biệt hữu ích trong việc kéo mọi người lại gần Chúa.

{Ellen G. White, Công nhân Tin Lành (Gospel Workers) 92, 321.2 – 322.1}

‘Công cuộc đoạt được sự sống vĩnh cửu là ở trên mọi cân nhắc thế tục khác.

Để dẫn được các linh hồn về JESUS, phải có một tri thức về bản chất con người và một sự nghiên cứu tâm trí con người.

Cần nhiều suy tư cẩn thận và cầu nguyện nhiệt thành để biết làm thế nào để tiếp cận nam nữ về chủ đề vĩ đại của chân lý.

Một số linh hồn hấp tấp, bốc đồng nhưng thành thật, sau khi một bài giảng thẳng thừng đã được đưa ra,

sẽ lôi kéo những người đang chưa ở cùng chúng ta bằng một hành xử rất thô lỗ, và khiến cho chân lý, thứ mà chúng ta mong muốn họ tiếp nhận, trở nên phản cảm đối với họ.

“Con cái của thế gian này khôn ngoan hơn con cái của ánh sáng trong thế hệ của mình.”

Các doanh nhân và chính trị gia còn học lấy phép lịch sự.

Chiến lược của họ là khiến cho bản thân trở nên hấp dẫn nhất có thể.

Họ nghiên cứu để khiến cho quần áo và hành xử của họ trở nên thế nào, để sao cho họ có thể có ảnh hưởng lớn nhất trên tâm trí của những người ở quanh họ.

Họ sử dụng kiến thức và năng lực của mình nhuần nhuyễn nhất có thể để đạt được mục tiêu này.

Đang có một lượng khổng lồ những thứ rác rưởi được đưa ra phía trước bởi những người tuyên xưng là tin vào Đấng Christ, là những thứ làm tắc nghẽn lại con đường đến thập tự giá.

Bất chấp tất cả việc này, có một vài người đã được cảm thúc sâu sắc đến nỗi họ sẽ vượt qua mọi sự đì đọt và xuyên phá mọi rào cản để có thể đạt được chân lý.

Nhưng nếu những người tin vào chân lý đã thanh tẩy tâm trí mình bằng việc vâng phục nó, nếu họ đã cảm biết tầm quan trọng của tri thức và của hành xử tinh tế trong công việc của Đấng Christ,

thì nơi một linh hồn đã được cứu, đã có thể có đến hai mươi rồi.’

3. Tuy nhiên, các Sứ Đồ có bao giờ quan tâm loài người phán xét mình thế nào không?

Khi luật lệ của loài người mâu thuẫn với ý Chúa, họ nghe ai?

[05] Công Vụ 5:27-29 Thầy tế lễ cả tra hỏi họ rằng:

“Chẳng phải bọn tao đã nghiêm lệnh chúng mày  không được dạy dỗ nhân danh này (JESUS Christ) sao?

Và kìa, chúng mày đã đổ đầy Giê-ru-sa-lem với giáo lý của mình, và định đem máu của người này lên trên bọn tao!”

Nhưng Phi-e-rơ và các sứ đồ đáp lại, nói:

Phải vâng phục Đức Chúa Trời thay vì loài người.”

Trên thực tế, gần như tất cả các sứ đồ của Chúa JESUS thảy đều đã lần lượt dùng máu của chính mình để ấn chứng cho nếp tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “vâng phục Đức Chúa Trời thay vì loài người” ấy.

Không thể bị thỏa hiệp, dụ dỗ, khủng bố hay mua chuộc bởi bất cứ ai hay bất cứ gì, không biết đến bất cứ nỗi sợ nào ngoài sự kính sợ Đức Chúa Trời, ấy đã là tác phong của các Sứ Đồ thời xưa.

Nếu sau khi họ đã nói ra Chân Lý trong tình yêu thương rồi, mà nhiều người nghe được vẫn chối bỏ và bắt bớ họ,

họ sẽ không để sự bắt bớ ấy khiến họ chùn bước và ngừng làm chứng về Chân Lý cho những người khác.

Thông thường trong một nhóm người – ví dụ như trong một hội thánh, hay trong một cộng đồng dân cư –

chỉ có khoảng 30% trở xuống là những kẻ thực sự tin quyết vào điều dối trá và mạnh mẽ rao giảng chống đối Chân Lý, bất chấp lý lẽ và bằng chứng mà thôi.

Họ hoàn toàn mù lòa về những sai lạc của cái lý tưởng mà họ đang đi theo, tận hiến với cái lý tưởng đấy, đồng thời chống lại một cách hung hãn bất cứ gì hay bất cứ ai dám lên tiếng chỉ ra các sai lạc trong cái lý tưởng của họ.

Còn có tới 65% đến gần 70% cộng đồng thực ra chỉ là những người lựa chọn hùa theo nhóm người 30%, nhóm dường như đang có tiếng nói to nhất ở đây, để được yên thân, chứ họ không thực sự tin quyết vào điều dối trá ấy.

Và rồi thiểu số còn lại, chiếm thường là dưới 5%, là những người tin quyết vào Chân Lý và mạnh mẽ rao giảng Chân Lý, chống lại điều dối trá.

Trong một cộng đồng ngập chìm trong tội lỗi và bị mất kết nối khỏi Đấng đã tạo dựng và ban cho họ mục đích sống,

tình trạng chung của họ sẽ là cảm thấy cô đơn, lạc lõng, và không thấy mình đang sống một cách ý nghĩa.

Điều đó dẫn đến hậu quả tất yếu là họ sẽ cảm thấy bồn chồn ức chế mà không biết được nguyên nhân của sự bồn chồn ức chế đó.

Vì thế họ không có cái đích nào để xả chúng ra, nhưng chúng ngày càng tích tụ trong họ và khiến cho họ trở nên cực kỳ cáu bắn, khó ở và đầy ác cảm.

“Tôi cảm thấy cô độc, buồn bã, mệt mỏi, ức chế, vô vọng, vô dụng, và tôi thậm chí còn không biết tại sao. Tôi cảm thấy như mình không có quyền được hạnh phúc.”

Khi ấy nếu có một sự việc được truyền thông rộng rãi, đưa lên cho công chúng một mối nguy nào đấy, và cùng lúc, đưa ra các chiến lược để xử lý cái mối nguy đó,

cả tập thể sẽ sẵn sàng hùa theo cái điều sai lạc đang được tuyên truyền nhồi sọ, không cần biết là nó sai lạc đến đâu.

Vì sâu trong nội tâm, điều mà họ thực sự đang quan tâm không phải là điều ấy đúng hay sai,

nhưng LÀM SAO ĐỂ HỌ CÓ CHỖ PHÁT TIẾT CÁC BỒN CHỒN ỨC CHẾ CỦA MÌNH và cảm thấy dễ chịu hơn.

Đại dịch virus Corona, hay việc diệt chủng người Do Thái ở phát-xít Đức thời xưa, là những ví dụ kinh điển cho hiện tượng tâm lý học đám đông này.

Và đó mới chỉ là bước (1). Sau đó sự việc còn trở nên tồi tệ hơn.

(2) Bởi có rất nhiều người đang cùng triển khai thực hiện cùng những chiến lược được đề ra để chống lại cái mối nguy, họ sẽ lại cảm thấy được kết nối trở lại!

Như thể sự cô đơn đã biến mất, và họ cảm thấy đầy tinh thần đoàn kết.

(3) Và rồi họ sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả để chống lại cái mối nguy, kể cả sức khỏe, tiền bạc, tương lai của con cái, tự do, và cả chính các nguyên tắc đạo đức làm người.

Và cuối cùng, (4) họ sẽ coi bất cứ ai không đồng ý, không chịu vào hùa cùng họ, là những kẻ ngạo mạn, thiếu tinh thần đoàn kết, kẻ thù của xã hội, cần phải tiêu diệt.

Tà thuật tuyên truyền nhồi sọ “hình thành đám đông” làm điều gian ác này thực chất là một dạng thôi miên tập thể, hủy hoại nhận thức đạo đức của các cá nhân và tước đi của họ khả năng tư duy phản biện.

Chúng ta thường liên hệ các thể chế độc tài với các trại lao động tập trung và lò thiêu người, với những cơn bắt bớ đạo Chúa một cách kinh hoàng trong bóng đêm thời trung cổ của kỷ nguyên tăm tối.

Nhưng ấy chỉ là giai đoạn đỉnh điểm của cả một quá trình dài mà thôi.

Cái tà thuật thôi miên tập thể của Ma Quỷ này, cũng như tà thuật thôi miên nói chung,

đầu tiên được thực hiện bằng cách đưa ra một “quả lắc” để tập trung toàn bộ sự chú ý của người bị thôi miên lên đó.

“Quả lắc” đó chính là cái mối nguy đang được đưa ra và nhắc đi nhắc lại qua các phương tiện truyền thông.

Và khi con người ta đã tập trung hoàn toàn vào cái mối nguy này, họ mất đi nhận thức của mình về tất cả những thứ xung quanh,

và trở nên sẵn sàng thí bỏ tất cả để xử lý cái mối nguy ấy, đồng thời sẵn sàng bắt bớ bức hại bất cứ ai không chịu đồng tình với họ.

Tà thuật thôi miên luôn luôn được dẫn dắt bởi tiếng nói của một ai đó – các lãnh đạo của đám đông đang sử dụng việc tuyên truyền nhồi sọ để tiếp diễn công việc thôi miên tập thể –

và do vậy nó sợ nhất là cứ có người ngồi bên cạnh lên tiếng, phá bĩnh việc thôi miên.

Chính vì thế, việc nhóm người thiểu số đi theo Chân Lý phải liên tục lên tiếng công khai là rất quan trọng, kể cả trong trường hợp không thuyết phục được ai,

vì tiếng nói liên tục cất lên rao giảng Chân Lý và chỉ ra các sai lạc của tư tưởng này trước công chúng CHÍNH LÀ THỨ LIÊN TỤC PHÁ BĨNH TÀ THUẬT THÔI MIÊN NÀY,

ngăn cản tập thể bị rơi vào tình trạng bị thôi miên hoàn toàn đến mức họ sẵn sàng sử dụng những phương pháp vô nhân đạo đặc biệt tàn bạo,

ví dụ như phương pháp diệt chủng, áp dụng với người Do Thái khi xưa tại phát-xít Đức,

hay phương pháp tàn sát những người bị coi là “tà giáo ngoại đạo” mà nhà thờ đã tiến hành để chống lại bất cứ ai không chịu tin theo như nó chỉ định.

Còn nếu nhóm 5% ngừng lên tiếng công khai, họ sẽ để cho cái tà thuật thôi miên tập thể “hình thành đám đông” này chuyển sang giai đoạn cuối,

khi toàn bộ 95% còn lại đều sẽ bị thôi miên hoàn toàn, để đồng ý tiến hành hủy diệt tàn bạo nhóm 5% này.

Những năm 1930 và 1935 tại Đức và Liên-xô cũ đã cho thấy điều này rất rõ ràng, khi mà những người phản đối ở 2 quốc gia ấy ngừng lên tiếng công khai trước công chúng, chuyển sang hoạt động ngầm,

và chỉ trong vòng 6 tháng, các chiến dịch hủy diệt tàn bạo đã được tiến hành.

Nếu muối mất mặn, nó sẽ nêm vào cái gì?

Nó chẳng còn công dụng gì, nếu không phải là để bị ném ra ngoài và bị giày đạp bởi loài người” ([01] Ma-thi-ơ 5:13) chính là như vậy.

Chúng ta là muối của đất và ánh sáng của thế gian ([01] Ma-thi-ơ 5:13-14).

Muối chống lại sự băng hoại và thối rữa, nhưng đồng thời cũng gây nhức vết thương – không thể tránh được.

Ánh sáng cũng chống lại được bóng tối, và đồng thời phải chấp nhận là sẽ gây chói mắt.

Muối và ánh sáng sẽ bị người ta ghét, và phải chấp nhận sẽ bị bắt bớ,

nhưng tiếng nói của chúng ta là cần thiết đến mức sống còn để thế gian không rơi hoàn toàn vào sự băng hoại và bóng tối.

Cho nên đừng bao giờ nản chí khi bạn truyền giảng Chân Lý một cách đúng đắn rồi mà vẫn không có ai nghe theo.

Trừ phi điều bạn truyền giảng là sai, thì bạn đứt là cái chắc rồi, vì bạn vừa là thiểu số vừa sai lạc không có Chúa ở cùng.

Nhưng nếu bạn truyền giảng đúng Chân Lý, kể cả bạn có không thành công trong việc thuyết phục thêm bất cứ ai,

bạn cũng sẽ phá rối được phần nào trò thôi miên tập thể của Ma Quỷ mà hắn thực hiện qua các đầy tớ hắn,

ngăn trở hội thánh bạn, gia đình bạn, cộng đồng bạn, xã hội bạn, rơi vào tình trạng bị thôi miên hoàn toàn bởi hắn

mà đồng ý xúc tiến những phương pháp tàn bạo nhằm bắt bớ tàn sát những người bất đồng với những quan điểm sai lạc mà bọn họ đang truyền bá.

Hãy cứ kiên trì làm đúng chức năng mà Chúa đã chỉ định cho chúng ta, vâng phục Ngài thay vì loài người.

4. Kinh Thánh dạy nên ăn và mặc như thế nào?

Chúng ta học được gì nơi Giăng báp-tít, Chúa JESUS và các sứ đồ về điểm này?

[15] I Ti-mô-thê 2:9 Hãy mặc lên mình trang phục đoan trang, với sự e thẹn và tỉnh táo,

không phải với tóc bện, hay vàng, hay ngọc, hay quần áo đắt đỏ.

[21] I Phi-e-rơ 3:3, 4 Thuộc về những người ấy (các thánh nữ) đừng là những thứ bề ngoài:

bới tóc, và đeo vàng, hay mặc y phục thế gian,

nhưng hãy là con người bên trong của trái tim,

bằng những thứ không hư hoại của một linh nhu mì và yên tịnh,

là thứ quý giá trong mắt Đức Chúa Trời.

Tuy Cha chúng ta trên trời không yêu cầu chúng ta phải khoác bao tải lên người, nhưng rõ ràng là Ngài cũng không hề muốn chúng ta ăn mặc để khoe giàu hay gợi dục.

Mặc dù việc đeo trang sức ngày nay được chấp nhận rộng rãi trong khắp thế gian, căn cứ theo Kinh Thánh, nó vốn vẫn luôn bị tính là một điểm trừ trong mắt Cha.

Nhiều người trong chúng ta có thể chưa nhận ra những món trang sức được nhắc đến trong [23] Ê-sai 3:18-23, thực chất đều bắt nguồn từ những nền văn hóa tâm linh ngoại đạo thời xưa mà ra,

và việc đeo chúng trên người đã từ đó lây lan sang cả thế giới ngày nay, xâm nhập vào hội thánh.

Cùng với thứ thời trang khêu gợi và tàn phá sức khỏe thịnh hành của thời đại ngày nay, chúng không chỉ gây cám dỗ cho người khác mà còn là sự phung phí tài lực Chúa đã ban.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 4, 634.2}

‘Thời Trang thống trị thế giới, và mụ là một nữ hoàng bạo chúa, thường xuyên ép buộc các thần dân của mụ phải thuận phục những sự bất tiện và khó chịu lớn nhất.

Thời Trang đánh thuế không lý do và vơ vét không thương tiếc.

Mụ có một quyền lực đầy mê hoặc, và đứng sẵn sàng để chỉ trích và chế nhạo những người nghèo nếu họ không đi theo hô hào của mụ bằng bất cứ giá nào, thậm chí là hy sinh chính sự sống.

Satan đắc thắng rằng các mưu chước của hắn thành công thật quá tốt đẹp,

và Cái Chết cười nhạo lòng sốt sắng hủy hoại sức khỏe ngu ngốc và mù quáng của những kẻ thờ phượng tại bàn thờ của Thời Trang.’

Nhiều biết bao là các phát minh của Ma Quỷ trong lĩnh vực thời trang để hủy hoại sức khỏe và sự sống.

Nhưng trong bài học này, chúng ta sẽ đề cập đến hai đại diện tiêu biểu có lẽ là những thiết bị tàn bạo và được phổ biến rộng rãi nhất của hắn ngày nay.

1) Giày cao gót.

Thứ này có công dụng tấn công toàn bộ hệ tim mạch, cột sống, đầu gối, bàn chân, mũi chân, và toàn bộ các phần xương cơ và dây thần kinh liên quan.

Biết bao bất tiện, đau đớn và thương tổn dưới sự hành hình của cái khí cụ tàn độc này, để đổi lại được gì?

Chẳng phải là sự cải thiện về phẩm giá, mà chỉ là một ảo giác của cặp chân dài và cặp mông to mà thôi.

Xin nhấn mạnh rằng ấy là một ẢO GIÁC.

Vì thực chất sau tất cả những bạo hành này, đôi chân vẫn không hề dài ra, và cặp mông vẫn không hề to lên.

Chẳng phải chúng vẫn ngắn và nhỏ như nhận thức giá trị của những cô gái chấp nhận tiếp tục để cho bản thân mình bị lừa dối và bạo hành như vậy hay sao?

2) Áo lót ngực.

Trong sách “Mặc để Giết: mối liên hệ giữa ung thư vú và áo lót ngực” (Dress to Kill: the Link between Breast Cancer and Bras) bởi Sydney Ross Singer và Soma Grismaijer,

một nghiên cứu đã phát hiện ra là xác suất dính ung thư vú sẽ tăng vọt cùng với việc mặc áo lót ngực quá 12 tiếng đồng hồ/ngày:

– Những phụ nữ mặc áo lót ngực 24h/ngày có đến 3 trên 4 trường hợp bị mắc ung thư vú

(trong nghiên cứu của họ, số phụ nữ trong nhóm bị ung thư vú là 2056 người, số phụ nữ không bị là 2674 người).

– Những phụ nữ mặc áo lót ngực nhiều hơn 12h/ngày nhưng không mặc khi đi ngủ có nguy cơ ung thư vú là 1/7.

– Những phụ nữ mặc áo lót ngực ít hơn 12h/ngày có nguy cơ ung thư vú là 1/152.

– Những phụ nữ hiếm khi hoặc không bao giờ mặc áo lót ngực chỉ có nguy cơ mắc ung thư vú là 1/168.

Khác biệt giữa những người mặc 24h/ngày và những người không mặc, vì vậy lên đến 125 lần (cao gấp 4-12 lần so với mối liên hệ giữa hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi).

Và điều ấy thì hoàn toàn hợp lý thôi, vì quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể thì phụ thuộc vào CHUYỂN ĐỘNG.

Khi bạn ngồi yên một chỗ quá lâu trên máy bay chẳng hạn, bàn chân và cổ chân có thể bị phù, vì lưu thông gần như giảm về zero.

Mặc áo lót ngực, đặc biệt là kiểu nịt có khung, nhất là khi đi ngủ, sẽ cản trở lưu thông và dẫn tới hiện tượng thiếu ô-xy, điều sẽ dẫn đến quá trình xơ hóa, thứ liên hệ trực tiếp tới nguy cơ ung thư.

Thêm vào đó, cả cái sự “nâng đỡ” mà áo lót ngực cung cấp, trên thực tế chính là việc tước đoạt công ăn việc làm đi khỏi các cơ bắp và cấu trúc cơ học của các mô ở đây để chúng không còn phải làm việc để tự đỡ lấy chính chúng,

và vì thế về lâu về dài sẽ chỉ càng suy yếu đi và khiến cho ngực càng thêm chảy xệ mà thôi.

Nếu đến bắp tay bắp chân không làm việc còn phải teo đi, thì nữa là các mô nâng đỡ này.

Tất cả những thứ này rõ ràng đi ngược lại thiết kế nguyên bản của Đức Chúa Trời.

Vậy thay vào đó, sao chúng ta không thử xem xem một trong những bộ ngực khỏe và đẹp nhất được mô tả trong Kinh Thánh đã được đối xử như thế nào?

[22] Nhã Ca 4:5 Hai ngực em như hai con nai tơ,

cặp hoàng dương song sinh, đang ăn cỏ giữa đám hoa huệ.

Su-la-mít đã không hề mặc áo lót ngực, vì bộ ngực của nàng đã được để cho có sự chuyển động tự do mạnh khỏe có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn,

và được Sa-lô-môn ví như một cặp hoàng dương nhẹ nhàng thanh thoát.

Trên thực tế, cho đến khi chúng được phát minh vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp, không phụ nữ nào trong lịch sử mặc áo lót ngực cả.

Dù là Ê-va, hay Sa-ra, hay Su-la-mít, hay Ma-ry, hay Ellen G. White.

Nhưng không vì thế mà họ bị thiếu kín kẽ trong ăn mặc.

Hãy xem: bản thân việc một người phải huy động giá trị che chắn từ cái áo LÓT mặc ở bên TRONG, cho thấy tất cả chỗ váy áo bên ngoài của người ấy phải đang quá thiếu vải và trong suốt đến như thế nào.

Cuối cùng, cái món đồ này còn làm nóng quá mức một cơ quan đã được Chúa cố tình thiết kế trồi ra ngoài để có một nhiệt độ thấp hơn phần còn lại của cơ thể.

Và cái trò bó chặt kiểu đó thì đương nhiên phải dẫn đến tác hại không thể tránh khỏi rồi, bất kể cái bộ phận trồi ra ngoài ấy có là cái gì, ở trên cơ thể nam hay nữ.

{Ellen G. White, Nhà Cải Cách Sức Khỏe (Health Reformer), 1/9/1871, khổ 4}

‘Vì ấy là hợp thời trang, nhiều phụ nữ đặt những miếng lót lên ngực mình, để cho hình dáng có vẻ ngoài của một bộ ngực to.

Những thứ phụ tùng này thu hút máu lên ngực, và sinh ra một thứ nhiệt khô nóng khó chịu.

Các mạch máu, vì cái nhiệt lượng phi tự nhiên, trở nên bị teo lại, và lưu thông tự nhiên bị cản trở.

Những phụ tùng này, kết hợp với các thói quen xấu khác về mặc và ăn, đem lại kết quả là sự cản trở quá trình tự nhiên, khiến cho một sự phát triển mạnh khỏe của ngực trở thành điều bất khả thi.

Và nếu những người này trở thành các bà mẹ, không thể có một sự tiết dịch tự nhiên để có một nguồn cung dinh dưỡng đủ cho con cái họ.’

{Ellen G. White, Sống Khỏe (Healthful Living), trang 123.2}

‘Nhiều người đã trở thành những kẻ tàn tật cả đời qua sự tuân phục của họ đối với những đòi hỏi của thời trang.

Các cong vẹo và dị dạng, các ung thư và nhiều bệnh tật tồi tệ khác, nằm trong số những điều dữ là kết quả của việc ăn mặc hợp thời trang.’

Còn về các y phục gợi dục, bất chấp việc Kinh Thánh dạy phụ nữ:

“hãy mặc lên mình trang phục đoan trang, với sự e thẹn và tỉnh táo,” ([15] I Ti-mô-thê 2:9),

thế nhưng các nữ Cơ Đốc nhân ngày nay ăn mặc thật táo bạo thay!

Những thứ trang phục thiếu vải, trang điểm lòe loẹt và trang sức lóng lánh chỉ càng vạch rõ một điều nơi các cô gái chủ nhân của chúng:

họ đã đánh mất giá trị của chính mình trong Chúa, và đang tuyệt vọng tìm kiếm sự chú ý của nam giới, hy vọng trong đó sẽ có một con mồi nào đó đủ nông cạn, vô đạo và vô giá trị cắn câu.

Cũng xin nói rõ là hoàn toàn không có những người đàn ông chân chính của Đấng Christ JESUS trong số các nạn nhân tiềm năng này.

Các con gái của Đức Chúa Trời!

Hãy nhớ lại giá trị thật sự của bản thân mình qua cái giá đã được trả cho mình tại thập tự giá.

Các bạn đã được Chúa mua đứt với một cái giá vô cùng đắt.

Các bạn vừa không phải là của bản thân các bạn, vừa không hề rẻ, để mà bị bán đứng với cái giá rẻ mạt của sự chấp thuận, chú ý, hay ái mộ của loài người.

Hãy nhớ lại, vì chỉ tại thập tự giá các bạn mới có thể lấy lại được đủ ý thức phẩm giá, lòng tự trọng và sự ăn năn

mà thanh lý hết đống trang sức hư không và bỏ toàn bộ những thứ độc hại cho sức khỏe với y phục thiếu đứng đắn vào nơi chúng thuộc về: sọt rác.

{Ellen G. White, Giáo dục (Education), 248.5}

‘Phẩm giá của một người được đánh giá bởi phong cách trang phục.

Một thị hiếu tinh tế, một tâm trí được trau dồi, sẽ được thể hiện trong lựa chọn y phục giản dị và đứng đắn.

Sự giản dị trong trắng trong trang phục, khi kết hợp với cách cư xử khiêm nhường,

sẽ góp phần đáng kể trong việc bao phủ một người phụ nữ trẻ với một bầu không khí đoan trang thiêng liêng, thứ đối với nàng sẽ là một tấm khiên chắn khỏi muôn ngàn hiểm họa.’

Từ Giăng báp-tít, đến Chúa JESUS, đến các sứ đồ của Ngài, đều luôn ăn mặc gọn ghẽ và giản dị – một tác phong mà Cơ Đốc nhân nên noi theo.

Họ cũng đồng thời ăn uống giản dị vì sức khỏe, chứ không xa hoa cốt để sướng mồm.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 3, 62.1}

‘Giăng đã tách biệt mình khỏi bạn bè và những xa xỉ của cuộc đời.

Sự giản đơn trong y phục của ông, một tấm áo dệt bằng lông lạc đà, là một sự quở trách thẳng thừng đối với thói xa hoa và phô trương của đám thầy tế lễ Do Thái, và của dân chúng nói chung.

Thực đơn của ông, thuần túy thực vật, gồm hạt đậu muồng và mật ong dại, là một sự quở trách đối với thói thụ hưởng khẩu vị và phàm ăn hiện diện khắp nơi.’

[01] Ma-thi-ơ 3:4 Chính Giăng ấy có cái áo của ông ấy bằng lông lạc đà và cái dây da thắt quanh hông ông ấy; lương thực của ông ấy là hạt đậu muồng (*) và mật ong dại.

(*) Hết sức thú vị là cái từ “ἀκρίς” này, cả trong tiếng Hy Lạp gốc lẫn dịch ra tiếng Anh là “locust”, đều vừa có thể chỉ “châu chấu”, vừa có thể chỉ “hạt đậu muồng” (locust bean),

và nhờ lời chứng Chúa ban qua nhà tiên tri Ellen G. White của Ngài, cho biết Giăng là một người ăn chay, chúng ta có thể biết chắc nó là hạt đậu muồng chứ không phải châu chấu!

5. Kinh Thánh nói gì về các lạc thú của thế gian?

[23] I Giăng 2:15-16 Chớ yêu thế gian hay những gì trong thế gian.

Nếu người nào yêu thế gian, tình yêu Cha không ở trong người ấy.

Vì mọi thứ trong thế gian: dục vọng của xác thịt, và ham muốn của mắt, và lòng kiêu ngạo của đời, đều không từ Cha mà là từ thế gian.

[19] Thi Ca 101:3 Con sẽ chẳng để điều gian ác trước mắt con.

{Ellen G. White, Những tư vấn cho hội thánh (Counsels for the church), 170.3}

‘Người đọc những câu chuyện phù phiếm có tính kích thích thì trở nên không còn phù hợp với các nhiệm vụ của đời sống thực tiễn.

Họ sống trong một thế giới không thực.

Tôi đã quan sát những đứa trẻ được để cho thực hành việc đọc những câu chuyện như vậy.

Dù ở nhà hay ở ngoài, chúng đều bồn chồn, mơ màng, không thể trò chuyện ngoại trừ về những chủ đề thông thường nhất.

Suy nghĩ và đàm thoại về tôn giáo là hoàn toàn xa lạ với tâm trí của chúng.

Cùng với việc nuôi dưỡng một thị hiếu những câu chuyện kích động, khẩu vị của trí não bị biến thái hóa, và tâm trí không còn cảm thấy thỏa mãn trừ khi được ăn thứ thức ăn không lành mạnh này.

Tôi không thể nghĩ ra cái tên nào phù hợp cho những người thụ hưởng việc đọc như vậy hơn là những kẻ “say xỉn về mặt trí não”.’

Và điều ấy không chỉ bao gồm việc đọc truyện.

Trừ một số ít một vài thứ có trọng tâm xoay quanh Chúa ra, như một số bộ phim, chương trình và tác phẩm âm nhạc,

không khó để nhận ra tất cả những thứ còn lại, như các trò giải trí phim ảnh, ti vi, trò chơi điện tử, sách truyện, hư cấu, ngôn tình,

bóng bánh, cá cược, bar sàn, nhạc nhẽo, nhảy nhót, rượu bia, ma túy, shisha, bóng cười… ngày nay, đều là những chiêu trò của Ma Quỷ

xoay quanh dục vọng của xác thịt, ham muốn của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, là những thứ bị Lời của Đức Chúa Trời trực tiếp lên án.

Ngay cả những thứ tưởng chừng như vô hại nhất trong chúng, như những sách truyện giả tưởng dường như dạy dỗ vài giá trị phẩm giá,

cũng phục vụ Ma Quỷ thu hút suy tư của con người rời khỏi Chúa JESUS và hoàn toàn không có hình bóng hay sự hiện diện của Ngài.

{Ellen G. White, Lời chứng đặc biệt về giáo dục (Special Testimonies on Education), 44.2, 45.1, 81.1}

‘Lòng yêu mến lạc thú là một trong những cám dỗ nguy hiểm nhất, vì nó là thứ âm thầm nhất trong muôn vàn các cám dỗ tấn công trẻ em và thanh niên trong các thành phố.

Các ngày nghỉ lễ đầy rẫy, các trò chơi và đua ngựa thu hút hàng nghìn, và vòng xoáy của sự phấn khích và lạc thú thu hút họ khỏi những trọng trách trang nghiêm của cuộc đời.

Tiền đúng ra phải được tiết kiệm để sử dụng hợp lý hơn – trong nhiều trường hợp là phần thu nhập vốn đã ít ỏi của người nghèo – bị tiêu pha đi cho những trò tiêu khiển.

Lòng thèm khát liên miên những lạc thú tiêu khiển vạch trần khát vọng mòn mỏi của linh hồn.

Nhưng những ai uống nơi mạch nước của những lạc thú thế gian sẽ thấy cơn khát của linh hồn không bao giờ được thỏa mãn cả.

Họ đã bị lừa dối.

Họ nhầm lẫn vui vẻ với chân phúc,

và khi sự phấn khích ngừng lại, nhiều người chìm xuống tận đáy chán nản và tuyệt vọng.

Ôi điên rồ biết bao, ngu xuẩn biết bao khi từ bỏ “Mạch Nước Sự Sống” để đến với “những bể ao tù nứt vỡ” của lạc thú thế gian!

…Thế gian đầy rẫy những trò phấn khích.

Loài người hành xử như thể họ đã phát rồ, trước những thứ thấp hèn, rẻ tiền và bất toại nguyện.

Tôi đã thấy họ phấn khích đến thể nào trước kết quả của một trận đấu cricket!

Tôi đã chứng kiến đường phố Sydney chật cứng nhiều dãy phố, và khi dò hỏi xem sự phấn khích là nhân dịp gì,

đã được bảo rằng vì một cầu thủ cricket chuyên nghiệp nào đó đã thắng một trận đấu.

Tôi thấy thật ghê tởm…’

{Ellen G. White, Những Tư Vấn về Sức Khỏe (Counsels on Health, 189.3 – 189.4}

‘Một vài trò giải trí được yêu thích nhất, như bóng bầu dục và đấm bốc, đã trở thành những trường học của sự tàn bạo.

Chúng phát triển cùng những thứ nhân cách như các trò chơi của Rô-ma xưa.

Lòng yêu mến sự áp chế, lòng kiêu hãnh về sức mạnh thô bạo, thói coi rẻ sinh mạng một cách bất cần, đang thi hành trên thanh niên một thứ quyền năng làm suy đồi thật đáng ghê sợ.

Các trò chơi thể thao khác, dù không tàn bạo đến vậy, cũng gần như chẳng ít đáng phản đối hơn, vì sự thái quá mà chúng thường bị đưa lên.

Chúng kích thích lòng yêu mến lạc thú và phấn khích, qua đó trưởng dưỡng lòng ghét bỏ đối với lao động hữu ích, một xu hướng xa lánh những trọng trách thực tiễn và các trách nhiệm.

Chúng có khuynh hướng phá hủy vị giác dành cho những thực tế trang nghiêm của cuộc đời và những niềm vui thanh bình của nó.

Như vậy cánh cửa bị mở ra cho sự phóng đãng và vô pháp, với những hậu quả tồi tệ của chúng.’

Dù vậy, các vận động viên thể thao hay diễn viên khi tin Chúa, có thể bằng ảnh hưởng của mình mà hướng sự chú ý của rất nhiều người đến Ngài và những gì Ngài răn dạy.

Eric Liddell, một vận động viên marathon, là một ví dụ tiêu biểu.

Là một Cơ Đốc nhân tận tâm với Chúa, ông đã từ chối tham gia thi chạy cự ly 100 mét sở trường vào thế vận hội Olympic mùa hè năm 1924 tại Paris,

vì buổi thi ấy tổ chức đúng vào ngày mà ông tin (mặc dù nhầm lẫn) rằng đó là ngày Sa-bát trong Mười Mạng Lệnh của Đức Chúa Trời, bất chấp nhiều la ó phản đối của tổ quốc mình.

Thay vào đó, ông chuyển sang buổi thi cự ly 400 mét được tổ chức vào một ngày trong tuần.

Vào buổi sáng hôm diễn ra cuộc thi, ngày 11/07/1924, ông nhận được một mảnh giấy có ghi:

“Người nào tôn vinh Ta, Ta sẽ tôn vinh”.

Lời phán của Đức Chúa Trời trong [09] I Sa-mu-ên 2:30 đã tiếp sức cho Liddell đoạt huy chương vàng cho tổ quốc mình và phá kỷ lục Olympic vào ngày hôm ấy, kỷ lục mà trong suốt 12 năm không ai vượt qua được.

Eric Liddell sau đó trở về Trung Quốc, nơi ông sinh ra, để làm một nhà truyền đạo phục vụ Chúa,

và bằng ân tứ của đôi chân thần tốc, đã khiêng/chở/cõng mà cứu mạng rất nhiều người khỏi bom đạn trong chiến tranh thế giới thứ hai,

cho đến ngày ông qua đời trong một trại tập trung, nơi ông vẫn tiếp tục nỗ lực dẫn đưa những người lân cận trở về với Chúa.

Câu chuyện của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người trung tín với Chúa,

và được làm thành bộ phim “Chariots of Fire” (những cỗ chiến xa lửa) năm 1981, đoạt 4 giải Oscar, trong đó có giải “bộ phim xuất sắc nhất”.

Các vận động viên thể thao và diễn viên ngày nay khi theo Chúa cũng có thể theo gương Eric Liddell mà phục vụ Ngài trong nhiều công tác,

điển hình như công tác cải cách sức khỏe mà Ngài đang thực hiện, hướng cộng đồng trở về với một lối sống lành mạnh và thực đơn “ngũ cốc, trái cây, các loại hạt” ban đầu của vườn Eden,

cho họ có một sức khỏe tốt hơn và một tâm trí sáng suốt hơn, dễ dàng hiểu và tiếp nhận các Chân Lý của Ngài hơn.

6. Vậy còn những buổi tụ tập không có Chúa làm trọng tâm (thờ phượng, học biết chân lý, cầu nguyện chung, làm chứng…),

cũng chẳng để thực hiện công việc gì, mà chỉ đơn thuần để đàn đúm, vui chơi giải trí giết thời gian thì sao?

[10] Ê-phê-sô 5:11 Chớ tham dự vào những công việc không bông trái của bóng tối, nhưng tốt hơn, hãy còn vạch trần (quở trách).

[06] Rô-ma 12:2 Và đừng khuôn rập theo thế giới này, nhưng hãy được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí mình,

để các bạn thử nghiệm đâu là ý muốn tốt đẹp, và hài lòng, và trọn vẹn, của Đức Chúa Trời.

Lý do duy nhất có thể chấp nhận được trước mặt Đức Chúa Trời cho các Cơ Đốc nhân có bất cứ giao thiệp nào với những người không kính sợ Ngài, là để tìm cách cứu giúp và chia sẻ cho họ về Chúa.

Ngoài điều này ra, chúng ta không còn bất cứ lý do chính đáng nào để tìm kiếm sự thông giao với những kẻ không tin kính.

“Bạn bè xấu làm hư tính nết tốt” ([07] I Cô-rinh-tô 15:33).

{Ellen G. White, Lời chứng đặc biệt về giáo dục (Special Testimonies on Education), 82.2}

‘Tôi không khuyến nghị các buổi tiệc lạc thú nơi những người trẻ tuổi đàn đúm lại chỉ để giải trí, để tham gia vào những cuộc nói chuyện rẻ tiền và vô nghĩa, và nơi tiếng cười ồn ào huyên náo được nghe thấy.

Tôi không khuyến nghị kiểu nhóm họp này, nơi nhân phẩm bị buông thả, và quang cảnh là một sự yếu hèn và ngu dại.

Rất nhiều khi những người đàn ông trẻ tuổi mà Thiên Đường đã chờ đợi để điểm họ làm những nhà truyền giáo cho Đức Chúa Trời,

bị hút vào những buổi nhóm họp để giải trí, và bị cuốn đi với sự mê hoặc của Ma Quỷ.

Thay vì khiếp sợ việc tiếp tục dây dưa với những đứa con gái mà độ sâu của tâm trí có thể dễ dàng đo lường, những đứa phẩm giá thuộc loại hèn kém,

họ trở nên say đắm chúng, và tiến vào một hôn ước.

Satan biết rằng nếu những người đàn ông trẻ tuổi này tiến vào hôn ước với những đứa con gái tâm trí rẻ tiền, yêu mến lạc thú, chuyên tâm thế gian, vô đạo, họ sẽ buộc mình vào những khối đá vấp chân.

Sự hữu dụng của họ phần lớn sẽ bị tê liệt, nếu không phải là bị hủy hoại hoàn toàn.

Ngay cả nếu bản thân những người đàn ông trẻ tuổi ấy thành công trong việc giao nộp một sự đầu phục trọn vẹn Đức Chúa Trời, họ cũng vẫn sẽ cứ thấy mình bị tàn phế đi nhiều

bởi việc bị trói vào một người vợ không được huấn luyện, không được kỷ luật, không giống Đấng Christ, chết với Đức Chúa Trời, chết với sự tin kính, và chết với đức thánh khiết chân chính.

Đời họ rồi sẽ bất mãn và bất hạnh mà thôi…’

Nhân tiện, nguyên tắc này cũng được áp dụng cả theo chiều ngược lại.

Một người con gái tin kính của Chúa cũng sẽ hủy hoại hạnh phúc và sự hữu dụng của mình nếu dây dưa với một người đàn ông vô đạo.

Chừng nào cả đôi bên chưa đầu phục Chúa hoàn toàn để học biết các chân lý của Lời Ngài, nhằm sống đời sống tin kính vững vàng trong Ngài, đạt đến độ trưởng thành đủ để sẵn sàng cho hôn nhân,

việc phát triển mối quan hệ lên thành tình yêu để đi đến hôn nhân chắc chắn sẽ biến hôn nhân ấy thành một lời rủa sả thay vì ơn phước, và là điều bị Đức Chúa Trời nghiêm cấm ([08] II Cô-rinh-tô 6:14).

Ấy là còn chưa kể đến thực tế này: thời gian để ăn năn đã gần hết, ngày tái lâm của Đấng Christ đã gần kề.

Chúng ta chẳng phải giờ đã đang ở quá gần điểm cuối cùng của trò chơi linh hồn này để bị vướng bận vào chuyện yêu đương lãng mạn và sinh con đẻ cái hay sao?

Các bạn có tưởng tượng được việc nuôi dạy con trẻ cần bao nhiêu tâm huyết để làm tốt không – tâm huyết mà giờ đúng ra phải dồn hết cho công việc Chúa?

Các bạn có biết cần phải mất bao nhiêu năm trời trước khi con trẻ đủ trưởng thành để độ hữu dụng của chúng cho nhà Ngài có thể đủ bù lại số thời gian đã bỏ ra cho chúng không – thời gian mà giờ chúng ta có lẽ không còn nữa?

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 4, 503.3}

‘Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng, khi mà sự rồ dại về chủ đề cưới xin chính là một trong những dấu hiệu cho sự gần đến của Đấng Christ.

Đức Chúa Trời không hề được cầu hỏi trong những vụ việc này.

Tôn giáo, trách nhiệm, và nguyên tắc sống đều bị thí bỏ để thực hiện những cảm hứng của trái tim chưa được thánh hiến.

Chẳng có sự phô trương bề thế hay ăn mừng nào nên tồn tại về sự liên hiệp của các bên cả.

Chẳng có nổi một cuộc hôn nhân trong một trăm cuộc là kết cục hạnh phúc, là mang sự phê chuẩn của Đức Chúa Trời, và đặt các bên vào một vị trí tốt hơn để tôn vinh Ngài.

Những hậu quả xấu xa của những cuộc hôn nhân tồi tệ là vô số.

Chúng đã được kết ước bằng cảm hứng.

Một sự xem xét vấn đề một cách công tâm gần như không bao giờ được nghĩ tới, và việc tham vấn những người có kinh nghiệm thì bị coi là cổ lỗ sĩ.’

Tôi xin nêu ý kiến nhỏ bé của mình – tôi nghĩ mình cũng đã được ban cho một chút khôn ngoan để biên tập loạt bài này và đưa ra những lời cố vấn:

giờ đã là lúc mà không chỉ cả đôi bên cần phải là những Cơ Đốc nhân chân chính đã nhuần nhuyễn chân lý,

mà đồng thời còn cần phải có những bằng chứng rõ ràng rằng sự liên hiệp của họ phải giúp họ gia tăng công suất và hiệu quả làm việc Chúa,

thì cuộc hôn nhân của họ mới có thể được chấp thuận và ban phước bởi Đức Chúa Trời.

Ngoài như vậy ra, hãy quên chuyện cưới xin đi là vừa.

Sinh đẻ thêm con cái để càng làm xao nhãng thêm tâm trí với nhiều hơn những lo toan bộn bề, thì càng là chuyện đừng dù chỉ là nghĩ tới.

Hãy chờ đến khi thời giờ ăn năn khép lại, mọi trường hợp đều đã được định đoạt, và 7 thảm họa cuối cùng trong [27] Mặc Khải 16 đang bắt đầu rót xuống trái đất.

Khi ấy chúng ta thảy đều sẽ được giải tỏa khỏi công tác cứu linh, và nếu Chúa muốn, thì bấy giờ tùy bạn.

{Ellen G. White, Những sự kiện ngày cuối cùng (Last Day Events), 36.5}

‘Thực sự là giờ sinh con thì không phải là không ngoan. Thời gian còn lại là ngắn ngủi, những tai ương của những ngày sau cùng sắp ở trên chúng ta, và những đứa trẻ nhỏ phần lớn sẽ bị quét đi trước điều này.’

7. Cơ Đốc nhân nên suy tư về điều gì?

[11] Phi-líp 4:8 Cuối cùng, các anh em,

bất cứ điều gì chân thật,

bất cứ điều gì đáng trọng,

bất cứ điều gì công chính,

bất cứ điều gì trong sạch,

bất cứ điều gì đáng yêu mến,

bất cứ điều gì đáng biểu dương,

nếu điều gì đức hạnh, và nếu điều gì đáng khen ngợi,

các bạn hãy suy tư về những điều này.

Và đây chính là bản mô tả Con Trai Đức Chúa Trời, Cứu Chúa JESUS Christ của chúng ta.

Sẽ rất ích lợi cho Cơ Đốc nhân nếu chúng ta học được cách đổ đầy đời sống và không gian sống của mình bằng

những bài thánh ca, những không gian thiên nhiên công việc của bàn tay Chúa, những suy tư về Đấng Christ và những gì tốt đẹp phát xuất từ Ngài.

{Ellen G. White, Mục vụ chữa lành (Ministry of Healing), 367.1}

‘Thay vì cư trú ở những nơi mà chỉ có các công việc của loài người có thể được trông thấy,

những nơi mà các quang cảnh và âm thanh thường xuyên khơi gợi các suy nghĩ xấu xa, nơi mà sự náo động và hỗn loạn đem đến sự mỏi mệt và bất an,

hãy đi đến những nơi mà các bạn có thể nhìn lên các công việc của Đức Chúa Trời.

Hãy tìm kiếm sự nghỉ ngơi của tâm linh trong vẻ đẹp và sự tĩnh lặng, bình an của thiên nhiên.

Hãy để mắt được ngả trên những cánh đồng xanh, lùm cây và đồi núi.

Hãy nhìn lên bầu trời xanh không bị che mờ bởi khói bụi thành phố, và hít lấy thứ không khí đầy sinh lực của bầu trời.’

{Ellen G. White, Lời chứng đặc biệt về giáo dục (Special Testimonies on Education), 46.4}

‘…Chính tại những nơi thanh vắng, nơi chúng ta đã cách xa nhất những tuyên ngôn, lề thói và phấn khích đồi bại của thế gian,

Đấng Christ sẽ bày tỏ sự hiện diện của Ngài cho chúng ta một cách chân thật, và trò chuyện với linh hồn chúng ta về sự bình an và tình yêu của Ngài.’

8. Đâu mới là niềm chân phúc của Cơ Đốc nhân chân chính?

[11] Phi-líp 2:13 Vì Đức Chúa Trời là Đấng đang hành động trong các bạn, để các bạn vừa muốn vừa làm theo những điều đẹp lòng.

Có lạc thú nào của thế gian có thể so được với niềm chân phúc được sống một cuộc đời cao đẹp và tròn vai trong Đấng Christ JESUS,

và làm công việc mình được giao theo ý muốn tốt đẹp của Đấng Tạo Hóa Tối Cao, biết rằng mỗi lao khổ và cống hiến đều sẽ để lại được thành quả đến đời đời?

Gặp gỡ Chúa, sống và làm việc một cách hữu ích trong Ngài không mang lại hạnh phúc, sự viên mãn và toại nguyện vượt xa mọi trò giải trí của thế gian ư?

Nếu chúng ta thừa thời gian để la cà lêu lổng,

chúng ta có thể cầu nguyện, học Lời Chúa để nâng cấp năng lực thuộc linh, hoặc làm việc, làm chứng cho Ngài,

hoặc dành thời gian ấy cho các hoạt động tái tạo ngoài thiên nhiên hay ngủ nghỉ phục hồi sức lực, sẵn sàng cho công việc tiếp theo.

Nếu chúng ta thừa tiền để phung phí, vì sao chúng ta không tận hiến cho công việc của Ngài

và thực hiện các việc thiện xung quanh mà chúng ta có thể làm được, để được thấy mình sống có ý nghĩa, tôn vinh Chúa?

Cơ Đốc nhân có nên thiêu đốt thời gian và tiền bạc làm hương thơm lên cho Ma Quỷ trên bàn thờ lạc thú thế gian không?

Hãy xem Chúa JESUS, bằng chính gương mẫu của Ngài, dạy chúng ta điều gì về các trò giải trí vô bổ.

{Ellen G. White, Lời chứng đặc biệt về giáo dục (Special Testimonies on Education), 191.2}

‘Tôi chẳng tìm được một khoảng khắc nào trong cuộc đời của Đấng Christ mà Ngài dành thời gian cho việc vui chơi và giải trí.

Ngài chính là Người Thầy Vĩ Đại cho cuộc đời hiện tại và tương lai.

Tôi đã không thể tìm thấy được một khoảng khắc nào mà Ngài dạy dỗ các môn đồ tham dự vào những trò giải trí bóng đá

hay những trò chơi quyền thuật để nhận lấy sự rèn luyện thể chất, hay trong các trò nhạc kịch sân khấu cả,

và Đấng Christ thì lại là hình mẫu của chúng ta trong mọi sự.

Đấng Christ, Đấng Cứu Chuộc của Thế Gian, đã ban cho mỗi người CÔNG VIỆC của mình, và bảo họ “LÀM LỤNG ĐI cho đến khi Ta đến.’

Và trong việc thực hiện công việc của Ngài, trái tim sẽ nóng cháy lên với sự nghiệp ấy,

và toàn bộ sức mạnh của linh hồn sẽ được huy động trong công việc được chỉ định bởi Đấng là Chúa và Thầy.

Ấy là một công việc cao quý và hệ trọng.”

Cùng với việc lòng yêu mến Đấng Christ gia tăng, lòng yêu mến các lạc thú thế gian sẽ từ từ chết một cái chết rất tự nhiên.

Xem phim dần sẽ không còn hay, tiệc tùng dần sẽ không còn vui, các trò vui chơi giải trí dần sẽ chẳng còn thú vị nữa.

Chỉ còn lại vinh quang của Đức Chúa Trời trên gương mặt của Đấng Christ JESUS, và sứ mệnh đem thế giới vĩnh cửu tươi đẹp ấy đến trên nhân loại, xâm chiếm trọn vẹn tâm trí.

{Ellen G. White, Thông điệp cho giới trẻ (Messages to Young People) 398.1 – 398.3}

‘Cơ đốc nhân chân chính sẽ không thèm muốn được tiến vào chốn vui chơi hay tham dự vào bất cứ thứ giải trí nào mà mình không thể xin được sự chúc phước của Đức Chúa Trời.

Người sẽ không để bị tìm thấy tại rạp hát, phòng chơi bi-a, hay phòng bowling.

Người sẽ không liên hiệp cùng đám người khiêu vũ vui vẻ, hay thụ hưởng bất cứ lạc thú mê đắm nào sẽ đẩy Đấng Christ ra khỏi tâm trí.

Với những ai van nài cho những trò giải trí này, chúng tôi trả lời, chúng tôi không thể thụ hưởng chúng trong danh JESUS người Na-xa-rét.

Ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ không thể được gọi đến trên những thời giờ được sử dụng tại rạp hát hay tại nơi khiêu vũ.

Không Cơ Đốc nhân nào sẽ muốn chạm trán cái chết tại một nơi như vậy.

Không ai sẽ muốn bị tìm thấy ở đó khi Đấng Christ hiện đến.

Khi chúng ta tiến đến giờ khắc cuối cùng, và đứng mặt đối mặt với lịch sử cuộc đời mình, liệu chúng ta có ân hận rằng mình đã tham dự quá ít buổi tiệc tùng lạc thú không?

Rằng chúng ta đã tham dự quá ít hoạt cảnh vui chơi không suy nghĩ?

Chẳng phải thay vào đó chúng ta sẽ hối tiếc rằng biết bao thời giờ quý báu đã bị lãng phí cho việc hưởng thụ cá nhân

– biết bao cơ hội bị bỏ lỡ, mà nếu được tận dụng chuẩn xác, thì đúng ra đã đảm bảo cho chúng ta những kho tàng bất tử rồi?’

{Ellen G. White, Những tư vấn cho hội thánh (Counsels for the Church), 158.2, 158.4, 158.5}

‘Thông qua việc giữ các ngày nghỉ lễ, con người của cả thế gian lẫn các hội thánh đã được giáo dục để tin rằng những ngày lười biếng này là cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc,

nhưng kết quả thì cho thấy chúng đầy rẫy điều xấu xa.

Sau khi một ngày tìm kiếm lạc thú kết thúc, đâu rồi cảm giác toại nguyện đối với kẻ tìm kiếm lạc thú?

Là những người làm công Cơ đốc, họ đã giúp được ai có một cuộc sống tốt hơn, cao quý hơn và trong sạch hơn?

Họ sẽ thấy gì nếu được xem lại hồ sơ ghi chép mà vị thiên sứ đã viết?

Một ngày bị đánh mất!

Một ngày bị đánh mất đối với linh hồn của họ, một ngày bị đánh mất trong sự phục vụ Đấng Christ, bởi đã chẳng có điều tốt đẹp nào được hoàn thành.

Họ có thể có những ngày khác nhưng cái ngày đã bị lười biếng trôi đi trong việc chuyện trò rẻ tiền ngu xuẩn, của con gái với con trai và con trai với con gái, thì không bao giờ có lại được nữa.

Cùng những cơ hội ấy sẽ không bao giờ trở lại.

Họ chẳng thà là đã làm lụng những công việc lao động nặng nề nhất vào cái ngày nghỉ ấy còn tốt hơn.

Họ đã không sử dụng cái ngày nghỉ của mình một cách đúng đắn, và nó trôi đi vào vĩnh cửu để vào ngày phán xét sẽ đối mặt với họ với tư cách một ngày đã bị sử dụng sai.’

9. Đặc trưng của nhóm 144.000 phân biệt họ hẳn khỏi các thế gian nhân là gì?

[27] Mặc Khải 14:4 Đây là những người đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài đi.

Đúng, nhóm 144.000 là những Cơ Đốc nhân rất mạnh, thậm chí là những người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc nhất,

nhưng ấy chỉ là vì họ là những người bám sát Chúa và cậy nhờ vào Ngài một cách triệt để nhất mà thôi.

Họ hơn ai hết thấu hiểu rằng

ảo tưởng mình mạnh và sự tự tin ngu dại vào sức riêng sẽ mang lại những thảm bại vô cùng tồi tệ.

Hãy xem bài học của Ê-va mà nhóm này truy cập được nhờ có các ghi chép của Ellen G. White.

{Ellen G. White, Linh Tiên Tri (Spirit of Prophecy) quyển 1, 35.2-36.1}

‘Ê-va, ban đầu là không để ý, đã bị tách khỏi chồng nàng trong công việc lao động của nàng.

Khi nàng nhận ra thực tế đó, nàng đã cảm thấy có thể có nguy hiểm,

nhưng nàng lại nghĩ bản thân nàng là vững vàng, ngay cả nếu nàng không ở gần bên chồng nàng.

Nàng có sự khôn ngoan và sức mạnh để nhận biết nếu điều dữ đến, và để đối mặt với nó cơ mà.

Chính điều này các thiên sứ đã cảnh báo nàng là đừng có mà làm rồi…

Sự tò mò của Ê-va đã được kích thích.

Thay vì bỏ chạy khỏi đó, nàng lắng tai để nghe một con rắn nói.

Tâm trí nàng không ngờ rằng ấy có thể chính là kẻ địch sa ngã, đang sử dụng con rắn làm một vật trung gian.

Chính Satan đã là kẻ phát ngôn, chứ không phải con rắn…

thanh âm xa lạ ấy đúng ra phải đẩy Ê-va về bên cạnh chồng nàng để hỏi chàng vì sao một kẻ khác lại được bắt chuyện tự do với nàng như thế.

Nhưng nàng lại tiến vào một cuộc bàn luận với con rắn.’

Một mối quan hệ cá nhân đầu phục hoàn toàn và nếp sống đồng hành cùng Đấng Christ JESUS đến mọi nơi Ngài đi,

vui niềm vui của Ngài, buồn nỗi buồn của Ngài, đánh những trận đánh của Ngài cùng Ngài,

tất cả trong một tình yêu nồng cháy dành cho Chúa để đáp lại tình yêu mà Ngài đã dành cho mình,

chính là đặc điểm tách biệt hẳn nhóm 144.000 khỏi phần còn lại của nhân loại, bao gồm cả chính các Cơ Đốc nhân ỡm ờ thường thấy trong thời đại này.

{Ellen G. White, Review and Herald, 26/8/1890, khổ 10}

‘Lý do vì sao các hội thánh yếu ớt, ốm yếu và sắp chết đến nơi,

là kẻ thù đã mang đến những ảnh hưởng có tính chất gây nản lòng để chất lên những linh hồn đang run rẩy.

Hắn đã tìm cách chặn JESUS lại khỏi tầm mắt của họ với tư cách LÀ ĐẤNG AN ỦI, LÀ ĐẤNG KHIỂN TRÁCH, ĐẤNG CẢNH BÁO, ĐẤNG KHUYÊN NHỦ họ,

rằng: “Đường đi đây, các con hãy đi trong đó.”‘

10. Điều kiện để Cơn Mưa Thánh Linh có thể rót xuống trên các thánh đồ là gì?

[05] Công Vụ 1:14 Tất cả những người này (các môn đồ của Chúa JESUS) đều bền bỉ hiệp nhất trong cầu nguyện và nài xin,

với các phụ nữ và Ma-ry mẹ của JESUS, và với các em trai Ngài.

Chúng ta có thể quan sát chính những gì đã xảy ra với các môn đồ trước khi nhận báp-tem Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ Thập để biết được quá trình chuẩn bị cần thiết là gì.

Sau khi Chúa JESUS sống dậy, Ngài đã dành 40 ngày hiện ra với các môn đồ và chỉnh đốn lại họ ([05] Công Vụ 1:3), vốn tan tác sau khi chứng kiến Ngài tắt thở trên thập tự giá.

Sau 40 ngày ấy Ngài thăng thiên, và các môn đồ trở về Giê-ru-sa-lem, và cuối cùng thì họ đã đồng tâm hiệp lực lại được với nhau, cùng cầu nguyện.

Khi Chúa còn ở cùng, họ chỉ mải mê tranh cãi nhau xem ai là người cao trọng nhất trong cả bọn.

Giờ khi Ngài đã ra đi, cao trọng hay không chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Phải đến giờ, các môn đồ mới đau xót nhận ra sự ganh đua nội bộ bấy lâu nay là điều ngu xuẩn đến thế nào.

Suốt mười ngày, từng người đều gạt bỏ cái tôi của mình, quỳ gối cầu nguyện với Cha trên trời.

Trái tim của cả hội thánh đã hòa cùng một nhịp, họ xin lỗi mọi sai trái đã phạm với nhau và tha thứ lẫn nhau trọn vẹn,

mọi tội lỗi đều đã được xưng nhận và đoạn tuyệt, mọi cái tôi đều đã chết.

Bấy giờ, Chúa mới có thể đổ Thánh Linh Ngài xuống báp-tem họ trong quyền năng.

{Ellen G. White, Những ghi chép ban đầu (Early Writings), 71.2}

‘Tôi thấy rằng nhiều người đang chểnh mảng công tác chuẩn bị vô cùng cần thiết,

và đang trông chờ thời kỳ ‘bồi bổ’ và ‘Cơn Mưa Cuối’ để kiện toàn họ đứng vững trong ngày của Chúa và sống được trước mặt Ngài.

Ôi, biết bao nhiêu người tôi nhìn thấy trong thời khắc nguy khốn không nơi trú ẩn!

Họ đã chểnh mảng việc chuẩn bị cần thiết,

vì vậy họ đã không thể nhận được sự tươi mới mà mọi người đều phải có để kiện toàn họ sống được trước mặt một Đức Chúa Trời thánh khiết.

Những ai từ chối chịu đục đẽo bởi các nhà tiên tri và không thanh tẩy linh hồn mình trong sự vâng phục toàn bộ chân lý,

và những ai cố tình tin rằng tình trạng của mình là tốt đẹp hơn nhiều so với thực trạng của nó, sẽ tiến đến ngày rót xuống của các thảm họa,

và bấy giờ mới thấy rằng họ cần phải được đục đẽo và cắt gọt cho tòa nhà.

Nhưng lúc ấy sẽ chẳng còn thời gian để làm điều đó, và chẳng còn Đấng Trung Bảo nào để biện hộ trường hợp của họ trước mặt Cha.

Trước thời điểm ấy, lời công bố trang nghiêm khủng khiếp đã được ban ra rồi:

‘Kẻ nào bất chính cứ bất chính, và kẻ nào nhơ bẩn cứ nhơ bẩn,

và người nào công chính cứ làm điều công chính, và người nào thánh khiết cứ thánh khiết.’

Tôi thấy rằng không ai có thể được dự phần vào “sự bồi bổ” trừ phi họ đã đoạt được chiến thắng trước mọi thói xấu,

trước lòng kiêu ngạo, sự ích kỷ, lòng yêu mến thế gian, và trước mọi lời lẽ và hành xử sai trái.

Chúng ta nên vì thế mà xích lại gần hơn và gần Chúa hơn nữa.’

{Ellen G. White, Trải nghiệm Cơ Đốc và giáo lý của Ellen G. White (Christian Experience and Teachings of Ellen G. White), 189.2}

Không một người nào trong chúng ta sẽ nhận được ấn của Đức Chúa Trời trong khi những phẩm giá của chúng ta còn một đốm bẩn hay vết nhơ nào trên chúng.

Công việc được để lại cùng chúng ta là khắc phục các khuyết điểm trong nhân cách mình, tẩy sạch đền thờ tâm hồn khỏi mọi hoen ố.

Bấy giờ cơn mưa cuối sẽ rơi trên chúng ta cũng như cơn mưa đầu đã rơi trên các môn đồ vào ngày Ngũ Thập.’

Công việc chuẩn bị phẩm giá của từng cá nhân và công việc đoàn kết toàn hội thánh lại dưới một ngọn cờ, đã phải đi trước sự kiện báp-tem Thánh Linh.

Hai công việc này đều thực chất chỉ là một:

trong những người đã được tiếp cận toàn bộ chân lý – đã được trình bày trong loạt bài giảng này –

những ai tự nguyện chịu rèn giũa bởi Chúa hàng ngày sẽ được tẩy sạch khỏi mọi điều bất khiết,

chết đi cái tôi, lòng kiêu ngạo và sự ích kỷ, để yêu thương nhau và tụ lại cùng nhau cho đến khi đủ số, tạo nên đoàn quân 144.000.

Nếu ta từ chối công tác chuẩn bị và hiệp nhất này mà Chúa đang thực hiện trên từng người một, ta sẽ rơi ngược trở về bóng tối, và người tiếp theo sẽ được dấy lên để thay thế ta.

Đến ngày đợt “mưa cuối” được rót xuống, chúng ta sẽ được biết trong những người được tiếp cận đầy đủ các chân lý, ai đã đỗ được vào đoàn quân này.

11. Chúa dạy các anh chị em Cơ Đốc chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào?

[04] Giăng 13:34-35 Ta ban cho các con một mạng lệnh mới rằng: các con hãy yêu thương nhau;

như Ta đã yêu thương các con, rằng các con cũng hãy yêu thương nhau. 

Bởi điều này tất cả sẽ biết rằng các con là môn đồ Ta: nếu các con có tình yêu thương với nhau.”

TẤT CẢ những ai thực sự có Thánh Linh Đấng Christ làm chủ trong mình đều sẽ tự động được hút lại gần nhau trong tình yêu thương.

Nếu có một nhóm thánh đồ trong toàn lịch sử nhân loại sẽ phản ánh điều này mạnh mẽ nhất, mà Đức Chúa Trời có thể chỉ vào họ để khẳng định trước toàn vũ trụ

rằng ấy chính là các con cái Ngài không thể nhầm lẫn được, thì đó sẽ chính là nhóm 144.000.

Song song với sự đầu phục Chúa và tri thức chân lý, tình yêu thương lẫn nhau sẽ là đặc điểm nổi trội hơn cả của chúng ta.

12. Khi thấy một anh chị em phạm tội, chúng ta phải làm gì?

[03] Lê-vi 19:17 Chớ căm ghét anh em mình trong tâm mình:

phải khiển trách người lân cận mình và chớ để mặc một tội lỗi nào ở trên người ấy.

Việc thờ ơ, bỏ mặc tội lỗi trên một người mà không khuyên giải đã được lời Kinh Thánh thẳng thừng chỉ rõ thực chất là hành vi căm ghét người lân cận mình.

Cả hành vi cảm thông với cái sai khi nó bị khiển trách và trừng trị cũng vậy luôn.

Khi hai con trai của A-rôn bị Đức Chúa Trời xử tử, cha họ và các anh em họ thậm chí đã không được phép than khóc ([03] Lê-vi 10:1-7).

{Ellen G. White, Ân Tứ Thuộc Linh (Spiritual Gifts) 4A, 13.2-13.3}

‘Khi những người Israel phạm tội, và Đức Chúa Trời trừng trị họ vì vi phạm của họ,

và dân chúng than khóc số phận của kẻ bị trừng trị thay vì đau buồn bởi Đức Chúa Trời đã bị xúc phạm,

những kẻ cảm thông sẽ bị tính là có tội tương đương như kẻ phạm tội.

Chúa dạy chúng ta, trong mệnh lệnh ban cho A-rôn, lòng thuận phục với những sửa phạt công bằng của Ngài, ngay cả khi cơn thịnh nộ của Ngài đến rất sát.

Ngài muốn dân sự của Ngài thừa nhận sự công bằng của các sửa trị Ngài, để những người khác còn kính sợ.

Trong những ngày cuối cùng, nhiều người sẽ dễ bị tự lừa dối, và họ không thể nhìn ra sai phạm của bản thân mình.

Nếu Đức Chúa Trời, qua các đầy tớ Ngài, khiển trách và quở trách người sai phạm,

sẽ có những kẻ đứng sẵn để cảm thông với những người xứng đáng bị khiển trách.

Họ sẽ tìm cách làm nhẹ gánh nặng mà Đức Chúa Trời buộc các đầy tớ Ngài chất lên họ.

Những kẻ cảm thông này tưởng mình đang thực hiện một việc làm cao đẹp bằng việc cảm thông với người sai phạm, mà hành vi có thể đã gây thiệt hại lớn cho công cuộc của Đức Chúa Trời.

Những kẻ như vậy đã bị lừa dối.

Họ chỉ đang dàn trận chính mình chống lại các đầy tớ của Đức Chúa trời, những người đã thực thi ý muốn Ngài, và chống lại chính Đức Chúa Trời,

và có tội tương đương với kẻ vi phạm.

Có nhiều linh hồn sai phạm đúng ra đã có thể được cứu rồi, nếu họ không bị lừa dối bởi việc nhận phải những sự cảm thông sai trái này.

Sẽ tốt hơn biết bao cho tất cả mọi người, ngay cả những người được khiển trách đúng tội,

nếu sau khi được khiển trách, lại có thêm những anh chị em xung quanh yêu thương mình một cách có trách nhiệm, cùng công tâm xác nhận lời khiển trách ấy là đúng,

và khuyên giải, khích lệ những người sai phạm hãy ăn năn phục thiện thay vì bợ đỡ, dung túng hay xoa dịu sai phạm của họ.

Như vậy thì đúng ra đã có rất nhiều linh hồn sai phạm được dẫn trở về đường ngay nẻo chánh và được cứu rỗi rồi.

{Ellen G. White, Lời chứng về hành vi tình dục, ngoại tình và ly hôn (Testimonies on Sexual Behavior, Adultery, and Divorce), 105.3 – 105.4}

‘Là một dân sự tự xưng là những nhà cải chánh, trân quý những chân lý thiêng liêng, trang nghiêm, thanh tẩy nhất của Lời Đức Chúa Trời,

chúng ta phải nâng cao tiêu chuẩn còn cao hơn nhiều nữa so với nó bây giờ đang là.

Tội lỗi và tội nhân trong hội thánh phải được nhanh chóng xử lý, để những người khác còn có thể kính sợ Đức Chúa Trời.

Chân Lý và sự trong sạch đòi hỏi chúng ta làm việc thật triệt để để tẩy sạch trại quân khỏi những tên A-can.

Hãy để những người đang ở những vị trí trọng trách đừng để mặc tội lỗi ở trên một người anh em nào.

Hãy chỉ cho người thấy rằng người phải hoặc là dẹp bỏ tội lỗi mình hoặc là bị dứt khỏi hội thánh.’

13. Chúa dạy chúng ta quy tắc ứng xử như thế nào khi xảy ra mâu thuẫn với anh em để đánh bại mọi chiêu trò chia rẽ của Ma Quỷ?

[01] Ma-thi-ơ 5:23-24 nếu con mang lễ vật mình đến bàn thờ, và ở đó nhớ ra rằng anh em con có điều gì nghịch lại con,

hãy để lễ vật mình lại đó trước bàn thờ, và trước hết hãy đi hòa giải với anh em mình đã,

và rồi hãy đến dâng lễ vật mình.

[01] Ma-thi-ơ 18:15-17 Nếu anh em con phạm lỗi với con, hãy đi và nói cho anh ta giữa mình con và anh ta thôi.

Nếu anh ta nghe con, con được lại anh em mình. 

Nhưng nếu anh ta không nghe, hãy vẫn cứ đem cùng con một hay hai người, để bởi miệng của hai hoặc ba nhân chứng mà mọi lời được xác nhận. 

Nhưng nếu anh ta không nghe họ, hãy báo cho Hội Thánh.

Nhưng nếu anh ta cũng không nghe Hội Thánh, anh ta đối với con hãy như người ngoại và kẻ thu thuế.

Một tinh thần tràn đầy sự ngay thẳng, yêu thương và lòng quan tâm chân thành,

biết trừ bỏ cái tôi và cái ngại của bản thân mà trân trọng tình anh em Cơ Đốc, để thẳng thắn hòa giải mọi xung đột với anh em và khuyên giải họ từ bỏ tội lỗi nếu có,

là một yêu cầu tiên quyết và bắt buộc đối với một Cơ Đốc nhân chân chính.

Nếu chúng ta biết vâng phục Chúa và thực hiện đúng như Lời Ngài, chẳng có kẻ thù nào bằng bất cứ mưu chước gì có thể chia rẽ được chúng ta cả.

{Ellen G. White, Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 9, 191.4 – 192.4}

‘Nhiều năm trước, khi nhóm tín đồ vào sự gần đến của Đấng Christ còn rất ít ỏi,

những người giữ ngày Sa-bát ở Topsham, Maine, đã gặp gỡ để thờ phượng trong căn bếp lớn ở nhà người anh em Stockbridge Howland.

Một buổi sáng Sa-bát, người anh em Howland đã vắng mặt.

Chúng tôi đã ngạc nhiên về điều ấy.

Sớm thôi ông ấy tiến vào, gương mặt rạng rỡ, chiếu sáng với vinh quang của Đức Chúa Trời.

“Các anh em,” ông ấy nói, “Tôi đã tìm ra.

Tôi đã tìm ra rằng chúng ta có thể theo đuổi một đường lối hành xử

mà sự đảm bảo của lời Đức Chúa Trời là: ‘Các bạn sẽ không bao giờ thất bại.’

Tôi sẽ kể cho các bạn về nó.”

Ông ấy sau đó kể cho chúng tôi rằng

ông ấy đã nhận thấy rằng một người anh em, một người đánh cá nghèo, đã cảm thấy rằng mình không được tôn trọng như mình đúng ra phải được

và rằng người anh em Howland và những người khác cho rằng họ ở trên anh.

Điều này không đúng, nhưng nó dường như đúng đối với anh;

và trong vài tuần anh đã không đến dự các buổi nhóm họp.

Thế là người anh em Howland đến nhà anh và quỳ xuống trước anh, nói:

“Người anh em của tôi, hãy tha thứ cho tôi. Tôi đã làm gì vậy?”

Người đàn ông ấy nắm lấy cánh tay ông và tìm cách đỡ ông ấy đứng lên.

“Không,” người anh em Howland nói, “cậu có gì nghịch cùng tôi vậy?”

“Tôi không có gì nghịch cùng anh cả.”

“Nhưng cậu hẳn phải có,” người anh em Howland nói,

“vì chúng ta đã từng có thể nói chuyện với nhau, nhưng bây giờ cậu không nói năng gì với tôi nữa cả,

và tôi muốn biết vấn đề là gì.”

“Đứng dậy, anh Howland,” anh nói.

“Không,” người anh em Howland nói, “Tôi sẽ không làm.”

“Vậy thì tôi phải quỳ xuống vậy,” anh nói, và anh quỳ xuống,

và thú nhận mình đã trẻ con như thế nào và đã ấp ủ biết bao điều phỏng đoán gian ác.

“Và giờ,” anh nói, “Tôi sẽ dẹp hết chúng đi.”

Khi người anh em Howland kể lại câu chuyện này, gương mặt ông rạng rỡ với vinh quang của Chúa.

Ngay khi ông kể xong, người đánh cá và gia đình anh tiến vào, và chúng tôi đã có một buổi nhóm họp tuyệt vời.

Giả như vài người trong chúng ta học theo đường lối mà người anh em Howland đã theo đuổi.

Nếu khi anh em chúng ta phỏng đoán điều gian ác gì,

chúng ta đi đến với họ, nói, “Hãy tha thứ cho tôi nếu tôi đã làm gì hại đến cậu,”

chúng ta có thể phá vỡ ma thuật của Sa-tan và giải phóng anh em mình khỏi các cám dỗ của họ.

Đừng để điều gì ngăn trở giữa mình và anh em mình.

Nếu có bất cứ gì mà bạn có thể làm bởi sự hy sinh mà dẹp bỏ được đống rác rưởi của sự ngờ vực, hãy làm như vậy.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu thương lẫn nhau như anh em.

Ngài muốn chúng ta hãy đầy thương xót và lịch thiệp.

Ngài muốn chúng ta giáo dục mình tin rằng anh em chúng ta yêu thương chúng ta, và tin rằng Đấng Christ yêu thương chúng ta.

Tình yêu thương sinh ra tình yêu thương.’

{Ellen G. White, Testimonies for the church vol 7, 263.2 – 263.3}

‘“Thật Ta bảo các con,” Đấng Christ tiếp,

“bất cứ gì con buộc dưới đất sẽ bị buộc ở trên trời,

và bất cứ gì con mở dưới đất sẽ được mở ở trên trời.”

Tuyên bố này giữ nguyên hiệu lực của nó trong mọi thời đại.

Trên hội thánh đã được trao ban thẩm quyền để hành sự thay mặt Đấng Christ.

Nó là công cụ của Đức Chúa Trời cho việc gìn giữ trật tự và kỷ luật trong dân sự Ngài.

Chúa đã ủy quyền cho nó giải quyết mọi nghi vấn về sự thịnh vượng, sự trong sạch và trật tự của nó.

Ngự trên nó là trách nhiệm loại bỏ khỏi mối thông công của nó những kẻ không xứng đáng,

những kẻ mà bởi hành xử không-giống-Đấng-Christ của mình sẽ đem sự sỉ nhục đến trên Chân Lý.

Bất cứ điều gì hội thánh làm mà hài hòa với các chỉ thị đã được ban trong Lời của Đức Chúa Trời

đều sẽ được phê chuẩn ở trên trời.

14. Thế nào là coi người khác như “người ngoại và kẻ thu thuế”?

Chúa dạy chúng ta phải cư xử như thế nào với những kẻ không có Ngài và thường xuyên làm điều gian ác, bức hại cả chúng ta?

[01] Ma-thi-ơ 5:43-48 Các con đã nghe bảo rằng:

“hãy yêu người lân cận mình, và hãy ghét kẻ thù mình.” 

Nhưng Ta bảo với các con: hãy yêu kẻ thù mình,

chúc phước người nguyền rủa các con,

làm lành cho người ghét các con,

cầu nguyện cho người phỉ báng các con và bắt bớ các con

để các con có thể trở nên con cái của Cha các con ở trên trời:

vì Ngài khiến mặt trời Ngài mọc lên trên kẻ xấu lẫn người tốt, và ban mưa cho người công chính lẫn kẻ bất chính. 

Vì nếu các con yêu thương những người yêu thương các con thôi, các con có phần thưởng gì?

Chẳng phải những kẻ thu thuế cũng làm được điều ấy sao?

Và nếu các con chỉ chào hỏi các bạn mình, các con có làm gì trội hơn đâu?

Chẳng phải những kẻ thu thuế cũng làm được như vậy sao? 

Các con vì thế hãy trở nên toàn vẹn, như Cha các con ở trên trời là toàn vẹn.

[03] Lu-ca 23:34 “Cha ơi, hãy tha thứ cho họ, vì họ đâu biết mình đang làm gì…”

15. Bạn đã sẵn sàng đến với Chúa ngày càng gần gũi hơn nữa với trái tim đầu phục,

học tập nếp sống thánh khiết và yêu thương, quan tâm và xích lại gần nhau,

để Ngài hoàn tất công tác kiện toàn bạn thành một thành viên của nhóm 144.000 chưa?

{Ellen G. White, Ân tứ thuộc linh (Spiritual Gifts) 4b, 34.1}

‘Đức Chúa Trời dẫn dắt dân sự Ngài từng bước một.

Ngài đưa họ lên những điểm khác nhau đã được tính toán để vạch trần những gì đang ở trong trái tim.

Một số người chịu đựng được ở một điểm, nhưng lại rơi rụng đi mất ở điểm tiếp theo.

Ở mọi điểm tiến bước, trái tim sẽ được thử thách, và kiểm nghiệm sát hơn một chút nữa.

Nếu dân sự tuyên xưng của Đức Chúa Trời thấy trái tim họ chống lại công việc thẳng thừng của Đức Chúa Trời,

điều ấy nên thuyết phục được họ rằng họ có việc để làm để vượt lên, hoặc bị nhổ ra khỏi miệng Chúa.

Vị thiên sứ nói: ”Đức Chúa Trời sẽ đem công việc của Ngài đến ngày càng sát hơn để thử thách họ, và kiểm nghiệm từng người một của dân sự Ngài.”

Một số người sẵn sàng tiếp nhận một điểm,

nhưng khi Đức Chúa Trời đưa họ đến một điểm kiểm nghiệm khác, họ co rút lại khỏi nó và lùi lại,

vì họ thấy nó đánh thẳng vào một thần tượng được trân quý nào đó.

Tại đây, họ có cơ hội được nhìn thấy điều gì trong trái tim họ đang chặn JESUS lại ở ngoài.

Họ đang đánh giá điều gì đó còn cao hơn Chân Lý, và trái tim của họ chưa được chuẩn bị để đón nhận JESUS.

Các cá nhân sẽ được thử thách và kiểm nghiệm trong một khoảng thời gian để xem liệu họ có chịu hy sinh thần tượng của mình

và nghe theo lời khuyên bảo của Đấng Làm Chứng Chân Thật hay không.

Nếu họ không chịu được thanh tẩy qua việc vâng phục Chân Lý, để vượt lên sự ích kỷ của mình, lòng kiêu ngạo của mình và các dục vọng xấu xa,

các thiên sứ của Đức Chúa Trời sẽ nhận lệnh của bọn họ, -“Chúng đã hiệp với các thần tượng mình rồi, hãy để mặc chúng,”-

và bọn họ sẽ tiến sang công việc của mình, bỏ họ lại với những thói nết xấu xa không được khống chế của họ, cho sự điều khiển của các thiên sứ dữ.

Những ai tiến lên ở MỌI ĐIỂM, và chịu được MỌI SỰ KIỂM NGHIỆM,

dù cái giá có là gì, đã nghe theo lời khuyên bảo của Đấng Làm Chứng Chân Thật, và sẽ được kiện toàn cho sự thăng thiên bởi Cơn Mưa Cuối Mùa.’

Phụ lục

I. Lời tư vấn của Ellen White: phải làm gì khi luật ngày chủ nhật được thi hành?

{Ellen G. White – Lời chứng cho hội thánh (Testimonies for the church) quyển 9, 232.1 – 233.1, 235.1, 236.2, 238.2-238.4}

‘Người anh em yêu dấu,

Tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi của cậu về việc cậu nên làm gì trong trường hợp luật lệ ngày chủ nhật được ép buộc thi hành.

Ánh sáng được ban cho tôi bởi Chúa vào thời điểm khi chúng ta đã trông chờ một cuộc khủng hoảng

như cậu thấy dường như đang xảy đến,

là khi người ta bị cảm thúc bởi một quyền năng từ bên dưới để ép buộc thi hành việc tuân giữ ngày chủ nhật,

những người Phục Lâm ngày-thứ-bảy hãy cho thấy sự khôn ngoan của mình

bằng cách NGƯNG KHỎI CÔNG VIỆC THÔNG THƯỜNG VÀO NGÀY ĐÓ, BIỆT HIẾN NÓ CHO CÔNG VIỆC MỤC VỤ.

Việc thách thức luật lệ ngày chủ nhật sẽ chỉ làm mạnh mẽ thêm những kẻ cuồng tín tôn giáo

đang tìm cách ép buộc thi hành chúng trong công tác bắt bớ của bọn họ mà thôi.

Đừng cho bọn họ dịp nào để gọi các cậu là bọn phạm pháp.

Nếu bọn họ bị bỏ mặc cho việc áp chế những người không sợ dù Đức Chúa Trời hay loài người, việc áp chế ấy sẽ sớm mất đi thi vị của nó đối với bọn họ,

và bọn họ sẽ thấy rằng nghiêm ngặt trong việc tuân giữ ngày chủ nhật là điều vừa không nhất quán vừa bất tiện cho bọn họ.

Cứ tập trung vào công việc mục vụ của cậu, với Kinh Thánh của cậu trên tay cậu,

và kẻ địch sẽ thấy rằng mình đã làm xấu đi công cuộc của chính mình mà thôi.

Một người sẽ không nhận phải cái dấu của con thú vì người ấy cho thấy mình nhận ra sự khôn ngoan của việc gìn giữ hòa bình

bằng cách ngưng khỏi công việc sẽ gây vấp phạm, cùng lúc ấy thực hiện một công việc có tầm quan trọng bậc nhất.

Khi chúng ta biệt hiến ngày chủ nhật cho công việc mục vụ,

cây roi sẽ bị lấy đi khỏi tay những kẻ cuồng tín độc đoán, những người sẽ lấy làm sướng vui lắm khi hạ nhục được những người Phục Lâm ngày-thứ-bảy.

Khi bọn họ thấy rằng chúng ta dành ngày chủ nhật cho việc thăm viếng dân sự và mở Kinh Thánh ra cho họ,

bọn họ sẽ biết rằng thật là vô ích thay việc bọn họ cố gắng cản trở công việc của chúng ta bằng cách ban hành luật lệ ngày chủ nhật.

Ngày chủ nhật có thể được sử dụng để đưa nhiều công việc khác nhau tiến lên, những thứ sẽ đạt được nhiều điều cho Chúa.

Vào ngày này, những buổi nhóm họp ngoài trời và những buổi nhóm họp trong trại hãy được cử hành.

Công việc đi đến từng nhà có thể được thực hiện.

Ai có thể viết lách có thể biệt hiến ngày này cho việc viết lách các bài viết.

Bất cứ khi nào có thể, hãy để các buổi lễ tôn giáo được cử hành vào chủ nhật.

Hãy làm cho những buổi nhóm họp này thật thú vị.

Hãy hát những bài thánh ca phục hưng chân thành,

và công bố với quyền năng và sự xác quyết về tình yêu thương của Đấng Cứu Chuộc.

Hãy nói về chủ để tiết độ và về những trải nhiệm tôn giáo chân chính.

Như vậy cậu sẽ học được nhiều điều về việc phải làm việc như thế nào, và sẽ vươn được đến thật nhiều linh hồn.

… Luật tuân giữ ngày thứ nhất của tuần là sản phẩm của một Cơ Đốc giáo bội đạo.

Ngày chủ nhật là đứa con của tòa thánh công giáo, được tôn cao bởi thế giới Cơ Đốc hơn ngày nghỉ thánh của Đức Chúa Trời.

Trong bất cứ trường hợp nào, dân sự của Đức Chúa Trời cũng đừng tôn kính nó.

Nhưng tôi muốn họ hiểu rằng họ đang không thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời đâu,

bằng cách cương còng đối địch khi Ngài muốn họ né tránh được luật đó.

Như vậy họ tạo ra định kiến cay đắng đến mức chân lý không thể nào được rao truyền.

Đừng thể hiện vào ngày chủ nhật sự thách thức pháp luật nào.

Nếu điều này được thực hiện ở một nơi, và cậu bị hạ nhục, điều tương tự sẽ được thực hiện ở nơi khác.

Chúng ta có thể sử dụng ngày chủ nhật như một ngày để đưa công việc sẽ ích lợi cho phe Đấng Christ tiến lên.

Chúng ta hãy làm tốt nhất có thể, làm việc với tất cả lòng nhu mì và khiêm hạ.

… Dân chúng phải được ban cho chân lý, chân lý thẳng thừng, chắc chắn.

Nhưng chân lý này phải được trình bày trong linh của Đấng Christ.

Chúng ta phải như chiên giữa muông sói.

Những ai sẽ không chịu, vì cớ Đấng Christ, tuân thủ những thận trọng mà Ngài đã ban,

những người không chịu sử dụng lòng kiên nhẫn và sự kiềm chế,

sẽ đánh mất những cơ hội quý giá để làm việc cho Giáo Chủ.

… Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể

để loại bỏ định kiến đang tồn tại trong tâm trí nhiều người chống lại công tác của chúng ta và chống lại ngày Sa-bát của Kinh Thánh.

Hãy dạy dỗ dân sự phục tùng trong mọi việc luật lệ của chính quyền họ khi họ có thể làm như vậy mà không xung đột với luật pháp của Đức Chúa Trời.

Đôi khi trái tim của những kẻ bắt bớ lại rất nhạy với những cảm thúc thần thánh, như trái tim của sứ đồ Phao-lô trước sự biến cải của ông ấy đấy.’

II. LỜI KHUYÊN NÀI BẰNG LỬA: lời cảnh báo cho Nashville và các thành phố của trái đất

? Những quả cầu lửa sắp sửa giáng xuống các thành phố của Trái Đất.

Năm 2015, một lời cảnh báo trăm năm tuổi của nhà tiên tri Ellen G. White đã được đưa ra ánh sáng, cảnh báo về một sự phán xét khủng khiếp sắp giáng xuống tất cả các thành phố của Trái Đất,

bắt đầu với thành phố đầu tiên được gọi đích danh: Nashville.

Khi con người không chịu nghe các cảnh báo của Lời Ngài và các sứ giả Ngài, Chúa sẽ khuyên nài với họ bằng lửa.

? Video đã được thuyết minh tiếng Việt kèm phụ đề.

Bấm vào biểu tượng CC (captions) và biểu tượng bánh răng tùy chỉnh góc màn hình để bật phụ đề tiếng Việt.

Nếu bạn muốn xem video gốc tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt thay vì xem thuyết minh tiếng Việt, hãy bấm vào thanh công cụ ngôn ngữ phía bên trên bên phải website, chuyển sang “English”.

Cùng với những tri thức về các đoán phạt sắp tới của Đức Chúa Trời trên các thành phố và trên thế giới,

bộ bài học Tiên Tri Toàn Thư vậy là chỉ còn một bài cuối cùng tổng kết, và ấy sẽ là bài học vạch rõ cho bạn CỤ THỂ những việc cần làm và những thứ cần chuẩn bị,

khi mà giờ bạn đã nắm biết được những gì sắp sửa xảy đến trong tương lai rất gần rồi,

đặc biệt là nếu bạn hiện giờ đang chưa có đủ nguồn lực để có được cho mình một trang trại tự chủ.

Hãy click vào “bài tiếp” để hoàn tất bộ bài học và khẩn trương bắt tay vào việc ngay.

Bạn không còn nhiều thời gian đâu.

Vẫn chưa có bộ Tiên Tri Toàn Thư trong tay?

Bài học này chỉ là một phần của bộ Tiên Tri Toàn Thư gồm toàn những kiến thức màu nhiệm tương đương.

Tôi sẽ gửi bạn trọn bộ Tiên Tri Toàn Thư MIỄN PHÍ đến đâu?