Chương 6—Huss và Jerome
Phúc âm đã được gieo trồng ở Bohemia từ đầu thế kỷ thứ chín rồi. Kinh thánh đã được phiên dịch, và sự thờ phượng công cộng đã được cử hành, bằng ngôn ngữ của người dân. Nhưng khi quyền lực của giáo hoàng tăng lên, thì lời của Đức Chúa Trời cũng bị khỏa lấp theo. Gregory VII, người đã tự mình nhận lấy công việc hạ bệ lòng kiêu hãnh của các vua, đã không kém phần quyết tâm trong việc nô dịch người dân, và tương ứng, một sắc lệnh đã được ban hành nghiêm cấm sự thờ phượng công cộng được tiến hành bằng tiếng Bohemia. Giáo hoàng đã tuyên bố rằng “Đấng Toàn năng hài lòng khi sự thờ phượng Ngài được cử hành bằng một ngôn ngữ xa lạ, và nhiều điều xấu xa và tà giáo đã phát sinh do không tuân theo quy tắc này.” —Wylie, quyển 3, chương 1. Thế là Rome đã ra sắc lệnh rằng ánh sáng của lời Đức Chúa Trời phải bị dập tắt và người dân phải bị nhốt lại trong bóng tối. Nhưng Thiên Đường đã cung cấp các công cụ khác cho việc bảo tồn hội thánh. Nhiều người Waldenses và Albigenses, bị đuổi khỏi quê hương của họ ở Pháp và Ý bởi sự bắt bớ, đã đến Bohemia. Mặc dù họ không dám giảng dạy công khai, họ đã nhiệt thành làm việc trong bí mật. Thế là đức tin chân chính đã được bảo tồn từ thế kỷ này sang thế kỷ kia. {GC 97.1}
Trước những ngày của Huss đã có những người ở Bohemia đứng lên lên án công khai sự hủ bại trong nhà thờ và sự trác táng của dân chúng. Công việc của họ đã làm dấy lên sự quan tâm rộng rãi. Những e sợ của hệ thống cấp bậc đã bị khơi dậy, và sự bắt bớ đã được mở ra chống lại các môn đồ của phúc âm. Bị đẩy đến sự thờ phượng trong rừng và núi, họ đã bị săn đuổi bởi binh lính, và nhiều người đã bị xử tử. Sau một thời gian, sắc lệnh đã được ban hành rằng tất cả những ai rời khỏi sự thờ phượng của Rome sẽ bị hỏa thiêu. Nhưng trong khi các Cơ Đốc nhân hy sinh mạng sống mình, họ đã trông chờ đến chiến thắng của công cuộc mình. Một trong những người “dạy rằng sự cứu rỗi chỉ có thể tìm thấy bởi đức tin vào Đấng Cứu Độ bị đóng đinh”, đã tuyên bố khi chết: “Cơn thịnh nộ của những kẻ thù của chân lý giờ đang chiến thế nghịch lại chúng ta, nhưng điều ấy sẽ không phải là mãi mãi; sẽ có một người trỗi dậy từ giữa dân thường, không có gươm đao hay quyền lực, và chúng sẽ không thể chiến thắng được người ấy.” —Ibid., quyển 3, chương 1. Thời của Luther vẫn còn rất xa; nhưng đã có một người nổi lên, lời chứng chống lại Rome của người sẽ làm khuynh đảo các nước. {GC 97.2}
John Huss xuất thân bình dân, và đã sớm trở thành trẻ mồ côi sau cái chết của cha mình. Người mẹ ngoan đạo của ông, coi giáo dục và lòng kính sợ Đức Chúa Trời là những tài sản quý giá nhất, đã tìm cách đảm bảo sản nghiệp này cho con trai mình. Huss đã học tại trường tỉnh, và sau đó đến trường đại học ở Prague, được nhận vào học như một học giả diện từ thiện. Ông đã được mẹ mình đi cùng trong chuyến đi đến Prague; góa bụa và nghèo khó, bà ấy đã không có tặng vật nào về của cải thế gian để ban cho con trai mình, nhưng khi họ đến gần thành phố lớn, bà đã quỳ xuống bên cạnh chàng thanh niên mồ côi cha và cầu xin cho chàng phước lành của Cha họ trên trời. Người mẹ đó đã chẳng nhận ra được mấy việc lời cầu nguyện của bà sẽ được đáp lời như thế nào. {GC 98.1}
Tại trường đại học, Huss đã sớm nổi bật nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi và tiến bộ nhanh chóng, trong khi đời sống không chỗ chê trách và phong thái nhẹ nhàng, dễ mến của ông đã mang lại cho ông sự kính trọng của mọi người. Ông là một tín đồ chân thành của Nhà Thờ La Mã và một người tìm kiếm nhiệt thành những phước lành thuộc linh mà nó tuyên xưng là ban phát. Vào dịp một kỳ lễ ông đã đi xưng tội, trả những đồng xu cuối cùng trong quỹ tiền ít ỏi của mình, và tham gia vào các đám rước để có thể dự phần vào sự xá tội đã được hứa hẹn. Sau khi hoàn thành khóa học đại học, ông đã gia nhập chức linh mục, và nhanh chóng đạt được địa vị cao, ông sớm được gắn bó với triều đình của nhà vua. Ông cũng được phong làm giáo sư và sau đó là hiệu trưởng của trường đại học nơi ông đã nhận được nền giáo dục của mình. Trong vài năm, vị học giả diện từ thiện khiêm nường đã trở thành niềm tự hào của đất nước mình, và danh tiếng ông đã lừng lẫy khắp châu Âu. {GC 98.2}
Nhưng Huss đã bắt đầu công tác cải chánh trong một lĩnh vực khác. Vài năm sau khi thụ phong linh mục, ông đã được bổ nhiệm làm người thuyết giáo tại nhà nguyện Bethlehem. Người sáng lập nhà nguyện này đã ủng hộ, như một vấn đề vô cùng quan trọng, việc thuyết giảng Kinh Thư bằng ngôn ngữ của người dân. Bất chấp sự phản đối của Rome đối với hoạt động này, nó vẫn chưa hoàn toàn bị chấm dứt ở Bohemia. Nhưng đã có sự vô tri lớn về Kinh thánh, và những tệ nạn tồi tệ nhất đã thắng thế trong dân chúng thuộc mọi tầng lớp. Huss đã lên án những điều xấu xa này một cách không khoan nhượng, chỉ lên lời Đức Chúa Trời làm căn cứ yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của chân lý và sự trong sạch mà ông đã thấm nhuần. {GC 99.1}
Là một công dân của Prague, Jerome, người sau này trở nên gắn bó chặt chẽ với Huss, đã, khi trở về từ Anh, mang cùng mình các ghi chép của Wycliffe. Nữ hoàng Anh, người đã cải đạo theo giáo lý của Wycliffe, đã là một công chúa Bohemia, và thông qua ảnh hưởng của nàng, các tác phẩm của Nhà Cải Chánh cũng đã được lưu hành rộng rãi ở đất nước quê hương của nàng. Những tác phẩm này Huss đã đọc với hứng thú; ông đã tin rằng tác giả của chúng là một Cơ đốc nhân chân thành và đã nghiêm về việc ủng hộ các cải cách mà ông ấy đã cổ súy. Khi ấy, mặc dù chưa hay biết, Huss đã bước vào một con đường sẽ đưa ông đi xa khỏi Rome rồi. {GC 99.2}
Vào khoảng thời điểm này, có hai người lạ mặt đến Prague từ Anh, những người có học thức, những người đã nhận lãnh ánh sáng và đã đến để truyền bá nó ở vùng đất xa xôi này. Bắt đầu với một sự công kích công khai vào quyền tối cao của giáo hoàng, họ đã sớm bị làm im lặng bởi chính quyền; nhưng vì không muốn từ bỏ mục đích của mình, họ đã dùng đến các biện pháp khác. Là những họa nghệ cũng như những nhà truyền giảng, họ tiến hành sử dụng kỹ năng của mình. Ở một chỗ không gian mở công cộng, họ đã vẽ hai bức tranh. Một cái mô tả cảnh Đấng Christ vào Giê-ru-sa-lem, “nhu mì, và cưỡi trên một con lừa” (Ma-thi-ơ 21:5), và theo sau bởi các môn đồ Ngài trong y phục đi đường bụi bặm và chân trần. Bức tranh kia mô tả một đoàn rước giáo hoàng—tên giáo hoàng trong những tấm áo sang trọng và cái vương miện ba tầng của hắn, cưỡi trên một con ngựa được điểm trang lộng lẫy, đi trước là những người thổi kèn và theo sau là các hồng y và các giám mục trong đội hình hoàng tráng. {GC 99.3}
Đây đã là một bài giảng thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp. Các đám đông đã đến để ngắm nhìn các bức vẽ. Không ai có thể không đọc ra bài học đạo đức, và nhiều người đã được gây ấn tượng sâu sắc bởi sự tương phản giữa sự nhu mì và khiêm nhường của Đấng Christ là Thầy với lòng kiêu hãnh và ngu ngạo của tên giáo hoàng, kẻ tự nhận là đầy tớ Ngài. Có một sự náo động lớn ở Prague, và sau một thời gian, những người lạ mặt đã thấy rằng cần phải rời đi vì sự an toàn của chính họ. Nhưng bài học mà họ đã dạy đã không bị lãng quên. Những bức tranh ấy đã gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của Huss và dẫn ông đến việc nghiên cứu kỹ hơn Kinh thánh và các ghi chép của Wycliffe. Mặc dù ông vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận tất cả các cải cách được cổ súy bởi Wycliffe, ông đã thấy rõ hơn bản chất thực sự của tòa thánh công giáo, và với lòng nhiệt thành lớn hơn đã lên án lòng kiêu hãnh, tham vọng và sự suy đồi của cái hệ thống phân cấp ấy. {GC 100.1}
Từ Bohemia, ánh sáng lan tỏa đến Đức, vì những xáo trộn ở Đại học Prague đã gây ra sự thu hồi của hàng trăm sinh viên Đức. Nhiều người trong số họ đã nhận được từ Huss kiến thức ban đầu của mình về Kinh Thánh, và khi trở về, họ đã truyền bá phúc âm ở quê hương họ. {GC 100.2}
Tin tức về công việc tại Prague đã được đem đến Rome, và Huss đã sớm bị triệu tập để trình diện trước giáo hoàng. Tuân theo sẽ là tự đưa mình vào cái chết chắc chắn. Vua và hoàng hậu Bohemia, trường đại học, các thành viên của giới quý tộc và các viên chức chính phủ đã cùng nhau kháng cáo lên giáo hoàng rằng Huss được phép ở lại Prague và trả lời tại Rome bởi đại diện. Thay vì chấp thuận yêu cầu này, giáo hoàng đã tiến hành xét xử và kết án Huss, và rồi tuyên bố thành phố Prague bị ở dưới vạ tuyệt cấm. {GC 100.3}
Vào thời đại đó, bản án này, bất cứ khi nào được tuyên bố, đều gây ra sự náo động rộng rãi. Các nghi lễ đi kèm với nó đều thích nghi hiệu quả để gây ra nỗi kinh hoàng cho một dân sự nhìn lên giáo hoàng là đại diện của chính Đức Chúa Trời, nắm giữ các chìa khóa của thiên đường và hỏa ngục, và sở hữu quyền lực để đưa ra các phán xét về tạm thế cũng như tâm linh. Người ta tin rằng các cánh cổng thiên đường đã đóng lại đối với khu vực bị đánh phạt bởi vạ tuyệt cấm; rằng cho đến khi giáo hoàng vui lòng gỡ bỏ lệnh cấm, người chết đã bị cấm cửa khỏi chốn phước hạnh. Để báo hiệu cho tai họa khủng khiếp này, tất cả các nghi lễ tôn giáo đã bị đình chỉ. Các nhà thờ đã bị đóng cửa. Các cuộc hôn nhân được cử hành trang trọng trong nghĩa trang nhà thờ. Người chết, bị từ chối sự chôn cất trong đất thánh, đã được chôn mà không có nghi lễ nhập mộ, trong các mương hay các cánh đồng. Thế là bằng các biện pháp kích hoạt vào trí tưởng tượng, Rome đã nỗ lực kiểm soát lương tâm của con người. {GC 101.1}
Thành phố Prague đã tràn ngập sự náo loạn. Một nhóm lớn lên án Huss là nguyên nhân của mọi tai họa họ và yêu cầu rằng ông hãy bị nộp cho sự báo thù của Rome. Để làm dịu cơn bão, Nhà Cải Chánh đã rút lui trong một thời gian về làng quê mình. Khi viết cho những người bạn mà ông đã để lại ở Prague, ông đã nói: “Nếu tôi rút lui khỏi giữa các bạn, ấy là để tuân theo lời răn và tấm gương của Jesus Christ, để không tạo khoảng trống cho những kẻ đầu óc đen tối tự chuốc lấy cho mình sự kết án vĩnh cửu, và để không trở thành nguyên nhân gây ra đau khổ và bắt bớ cho những người ngoan đạo. Tôi cũng đã rút lui vì lo sợ rằng các linh mục vô đạo có thể tiếp tục cấm đoán việc rao giảng lời Đức Chúa Trời giữa các bạn trong một thời gian dài hơn; nhưng tôi đã không bỏ rơi các bạn để phủ nhận chân lý thần thánh đâu, điều mà vì ấy, với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, tôi sẵn sàng chết cho.”—Bonnechose, Các nhà Cải Chánh trước Cuộc Cải Chánh, quyển 1, trang 87. Huss đã không ngừng lại các công việc của mình, nhưng đi khắp vùng xung quanh, rao giảng cho các đám đông háo hức. Thế là các biện pháp mà giáo hoàng đã dùng đến để đàn áp phúc âm đã khiến cho nó được truyền bá rộng rãi hơn. “Chúng tôi không thể làm điều gì chống lại chân lý, nhưng vì chân lý.” II Cô-rinh-tô 13:8. {GC 101.2}
“Tâm trí của Huss, ở giai đoạn này trong sự nghiệp của mình, dường như đã trở thành bối cảnh của một cuộc xung đột đau đớn. Mặc dù nhà thờ đang tìm cách áp đảo ông bằng những sấm sét của mình, ông vẫn chưa chối bỏ thẩm quyền của nó. Đối với ông, Nhà Thờ La Mã vẫn là hôn thê của Đấng Christ, và giáo hoàng là người thay mặt và đại diện của Đức Chúa Trời. Điều mà Huss đang đấu tranh chống lại là sự lạm dụng thẩm quyền, chứ chưa phải bản thân thế lực ấy. Điều này đã gây ra một cuộc xung đột khủng khiếp giữa niềm tin quyết của sự hiểu biết của ông và những đòi hỏi của lương tâm ông. Nếu thẩm quyền ấy là công bằng và không thể sai lầm, như ông tin nó là như vậy, tại sao ông lại cảm thấy bị buộc phải bất tuân nó? Ông đã thấy rằng tuân theo là phạm tội; nhưng tại sao việc tuân theo một nhà thờ không thể sai lầm lại dẫn đến một vấn đề như vậy? Đây là vấn đề mà ông đã không thể giải quyết; đây đã là mối hồ nghi đã hành hạ ông từng giờ. Giải pháp gần đúng nhất mà ông có thể đưa ra là sự việc đã lại đang xảy ra một lần nữa, như đã từng một lần xảy ra trước đây trong những ngày của Đấng Cứu Độ, rằng các linh mục của nhà thờ đã trở thành những kẻ gian ác và sử dụng thẩm quyền hợp pháp của mình cho những mục tiêu vô pháp. Điều này đã dẫn ông đến việc nhận lấy cho mình, và rao giảng cho những người khác, làm nguyên tắc hướng dẫn cho họ rằng các nguyên lý của Kinh Thư, được truyền đạt thông qua sự hiểu biết, là để cai trị lương tâm; nói cách khác, rằng Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh, chứ không phải nhà thờ phán thông qua chức linh mục, mới là sự hướng dẫn không thể sai lầm duy nhất.”—Wylie, quyển 3, chương 2. {GC 102.1}
Sau một thời gian, khi sự phấn khích ở Prague lắng xuống, Huss đã trở về nhà nguyện Bethlehem của mình để tiếp tục rao giảng lời của Đức Chúa Trời với lòng nhiệt thành và lòng dũng cảm lớn hơn. Các kẻ thù của ông rất năng nổ và quyền lực, nhưng nữ hoàng và nhiều nhà quý tộc đã là bạn của ông, và một số lượng lớn dân chúng đứng về phía ông. So sánh những giáo lý trong sáng và nâng cao phẩm giá và đời sống thánh khiết của ông với những giáo điều hạ thấp phẩm giá mà đám Công giáo nhân rao giảng, và lòng tham lam và trụy lạc mà chúng thực hành, nhiều người coi ấy là một vinh dự khi được đứng về phía ông. {GC 102.2}
Cho đến giờ Huss vẫn đã đứng đơn độc trong công việc của mình; nhưng bây giờ Jerome, người khi còn ở Anh đã tiếp nhận các giáo lý của Wycliffe, đã tham gia vào công tác Cải Chánh. Từ đó, hai người đã liên hiệp trong cuộc đời mình, và khi chết, họ đã không thể bị chia cắt. Sự sáng chói của phẩm chất thiên tài, khả năng hùng biện và học vấn – những ân tứ giành được sự ủng hộ của công chúng – đã được Jerome sở hữu ở mức độ nổi trội; nhưng ở những phẩm chất tạo nên sức mạnh thực sự của nhân cách, Huss đã là người vĩ đại hơn. Sự phán đoán bình tĩnh của ông đã đóng vai trò kiềm chế tâm linh sốc nổi của Jerome, người, với sự khiêm nhường thực sự, đã nhận ra giá trị của ông và tuân theo các cố vấn của ông. Dưới sự lao khổ hiệp lực của họ, cuộc cải chánh đã được mở rộng nhanh chóng hơn. {GC 102.3}
Đức Chúa Trời đã cho phép ánh sáng lớn chiếu tỏa vào tâm trí của những người được chọn này, vạch ra cho họ nhiều sai lạc của Rome; nhưng họ đã không nhận được mọi ánh sáng sẽ được ban cho thế giới. Qua những người này, các đầy tớ Ngài, Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân sự ra khỏi bóng tối của La Mã giáo; nhưng còn nhiều trở ngại lớn mà họ phải đối mặt, và Ngài đã dẫn dắt họ từng bước một, theo như họ có thể chịu được. Họ đã không được chuẩn bị để nhận lãnh mọi ánh sáng cùng một lúc. Giống như vinh quang toàn lực của mặt trời giữa trưa đối với những người đã sống lâu trong bóng tối, nếu được trình bày, nó sẽ khiến họ quay đi. Vì thế Ngài đã bày tỏ nó cho các lãnh đạo ấy từng chút một, theo như nó có thể được tiếp nhận bởi dân chúng. Từ thế kỷ này sang thế kỷ kia, những người làm công trung tín khác sẽ đi theo, để dẫn dắt dân sự tiến xa hơn nữa trên con đường cải chánh. {GC 103.1}
Sự ly giáo trong nhà thờ vẫn tiếp diễn. Giờ thì đến ba tên giáo hoàng đang tranh giành quyền tối cao, và cuộc xung đột của chúng đã đổ đầy Cơ đốc giáo với tội ác và hỗn loạn. Không hài lòng với việc ném ra những lời nguyền rủa, chúng đã dùng đến cả các vũ khí thế tục. Mỗi tên đều lùng sục khắp chung quanh để mua vũ khí và tuyển mộ binh lính. Tất nhiên là phải có tiền; và để có được thứ này, các tặng vật, các chức tước, và các phước lành của nhà thờ đã được rao bán. (Xem chú thích Phụ lục cho trang 59.) Các linh mục cũng bắt chước cấp trên của mình, dùng đến trò buôn thánh phẩm và chiến tranh để hạ bệ đối thủ mình và củng cố quyền lực của bản thân. Với sự mạnh bạo ngày càng tăng, Huss đã cất tiếng vang rền phản đối những điều ghê tởm đang được dung thứ nhân danh tôn giáo; và dân chúng công khai cáo buộc các lãnh đạo Công giáo là nguyên nhân của những thống khổ đang nhấn chìm Cơ đốc giáo. {GC 103.2}
Một lần nữa thành phố Prague dường như lại đang ở trên bờ vực của một cuộc xung đột đẫm máu. Như trong những thời đại trước, đầy tớ của Đức Chúa Trời đã bị buộc tội là “kẻ gây rắc rối cho Is-ra-ên”. I Các Vua 18:17. Thành phố một lần nữa lại bị đặt dưới vạ tuyệt cấm, và Huss đã rút lui về làng quê của mình. Lời chứng đã được truyền tải một cách trung tín đến vậy từ nhà nguyện Bethlehem thân yêu của ông đã kết thúc. Ông sẽ nói từ một sân khấu rộng hơn, cho toàn thể Cơ đốc giáo, trước khi hy sinh mạng sống của mình làm một nhân chứng cho chân lý. {GC 104.1}
Để khắc phục những điều dữ đang làm xao nhãng châu Âu, một hội đồng chung đã được triệu tập để họp tại Constance. Hội đồng được triệu tập theo mong muốn của hoàng đế Sigismund, bởi một trong ba giáo hoàng đối địch, John XXIII. Yêu cầu về một hội đồng đã không được chào đón đối với Giáo hoàng John, kẻ mà tính cách và chính sách gần như không thể chịu được sự điều tra, ngay cả bởi các giáo sĩ lỏng lẻo về đạo đức như những người trong giáo hội thời đó. Tuy nhiên, hắn đã không dám phản đối ý muốn của Sigismund. (Xem Phụ lục.) {GC 104.2}
Mục tiêu chính mà hội đồng phải đạt được là chữa lành sự ly giáo trong nhà thờ và nhổ bỏ dị giáo. Do đó, hai giáo hoàng đối lập đã được triệu tập để xuất hiện trước nó, cũng như người truyền bá hàng đầu của các ý kiến mới, John Huss. Những người trước, vì lo cho sự an toàn của bản thân, đã không đích thân tham dự mà đã được đại diện bởi các đại biểu của chúng. Giáo hoàng John, trong khi bề ngoài là người triệu tập hội đồng, đã đến đó với nhiều hồ nghi, nghi ngờ mục đích bí mật của hoàng đế là phế truất hắn, và sợ bị đưa ra giải trình về những tệ nạn đã làm mất uy tín của vương miện, cũng như về những tội ác để giành lấy nó. Tuy nhiên, hắn đã tiến vào thành phố Constance với sự xa hoa lớn, hộ tống bởi các giáo sĩ cấp cao nhất và theo sau bởi một đoàn tùy tùng các cận thần. Tất cả các giáo sĩ và chức sắc của thành phố, với một đám đông công dân khổng lồ, đã ra ngoài để chào đón hắn. Trên đầu hắn là một mái vòm vàng, được khiêng bởi bốn trong số các thẩm phán chính. Đoàn người được đem đi trước hắn, và những bộ trang phục lộng lẫy của các hồng y và quý tộc tạo nên một cảnh tượng thật ra oai. {GC 104.3}
Trong khi đó, một lữ khách khác đang tiến đến gần Constance. Huss nhận thức được những nguy hiểm đang đe dọa mình. Ông đã chia tay bạn bè mình như thể sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa, và tiếp tục cuộc hành trình của mình cảm biết rằng nó đang dẫn ông đến giàn hỏa thiêu. Bất chấp việc ông đã nhận được giấy thông hành an toàn từ vua Bohemia, và cũng đã nhận được một cái nữa từ hoàng đế Sigismund khi đang trên đường mình, ông đã thực hiện mọi sắp xếp của mình với dự kiến khả năng tử vong của bản thân. {GC 104.4}
Trong một lá thư gửi cho bạn bè ở Prague, ông viết: “Các anh em của tôi, … Tôi sẽ rời đi với sự cho phép an toàn từ nhà vua để gặp những kẻ tử thù đông đảo của tôi…. Tôi hoàn toàn tín thác vào Đức Chúa Trời toàn năng, vào Đấng Cứu Độ của tôi; Tôi tin rằng Ngài sẽ lắng nghe những lời cầu nguyện tha thiết của các bạn, rằng Ngài sẽ truyền sự thận trọng Ngài và sự khôn ngoan Ngài vào miệng tôi, để tôi có thể chống lại chúng; và rằng Ngài sẽ ban cho tôi Thánh Linh Ngài để củng cố tôi trong chân lý Ngài, để tôi có thể can đảm đối mặt với những cám dỗ, nhà tù và nếu cần, một cái chết tàn khốc. Jesus Christ đã chịu đau khổ vì những người yêu dấu của Ngài; và do đó, chúng ta có nên ngạc nhiên rằng Ngài để lại cho chúng ta tấm gương của Ngài, để chính chúng ta cũng có thể kiên nhẫn chịu đựng mọi sự vì sự cứu rỗi của chính mình không? Ngài là Đức Chúa Trời, và chúng ta là các tạo vật của Ngài; Ngài là Chúa, và chúng ta là các đầy tớ của Ngài; Ngài là Bá Chủ của thế gian, và chúng ta là những phàm nhân đáng khinh bỉ – vậy mà Ngài đã chịu khổ! Vậy thì tại sao chúng ta lại không chịu khổ, đặc biệt là khi đau khổ đối với chúng ta là sự thanh tẩy? Vì vậy, những người yêu dấu, nếu cái chết của tôi phải góp phần vào vinh quang của Ngài, hãy cầu nguyện rằng nó sẽ đến nhanh gọn, và rằng Ngài sẽ làm cho tôi có thể thêm sự kiên trì vào mọi hoạn nạn của tôi. Nhưng nếu tốt hơn, rằng tôi trở lại được giữa các bạn, chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời để tôi có thể trở lại mà không vấy bẩn—tức là, để tôi có thể không giữ lại một nét nào của chân lý phúc âm, để để lại cho anh em tôi một tấm gương tuyệt vời để noi theo. Vì vậy, có lẽ các bạn sẽ không bao giờ còn thấy được mặt tôi ở Prague nữa; nhưng nếu ý muốn của Đức Chúa Trời toàn năng đoái thương phục hồi tôi về các bạn, thì chúng ta hãy tiến lên với một trái tim vững vàng hơn trong sự hiểu biết và lòng yêu mến luật pháp Ngài.”—Bonnechose, tập 1, trang 147, 148. {GC 105.1}
Trong một lá thư khác, gửi cho một linh mục đã trở thành một môn đồ của phúc âm, Huss đã nói với sự khiêm hạ sâu sắc về những sai lầm của chính mình, tự buộc tội mình “đã cảm thấy thích thú khi mặc quần áo đắt tiền và đã lãng phí nhiều giờ vào những công việc phù phiếm”. Sau đó, ông đã thêm những lời khuyên nhủ cảm động này: “Nguyện vinh quang của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của các linh hồn chiếm giữ tâm trí cậu, chứ không phải việc sở hữu các lợi ích và điền trang. Hãy dè chừng việc trang hoàng ngôi nhà của mình nhiều hơn tâm hồn mình; và trên hết, hãy chăm sóc tòa nhà tâm linh của cậu. Hãy ngoan đạo và khiêm nhường với người nghèo, và đừng tiêu tán tài sản của cậu vào tiệc tùng. Nếu bạn không sửa đổi đời sống mình và kiềm chế lại khỏi những thứ thừa thãi, tôi sợ rằng cậu sẽ bị sửa trị nghiêm khắc, như chính bản thân tôi vậy…. Cậu biết giáo lý của tôi, vì cậu đã nhận được những chỉ dẫn của tôi từ thời thơ ấu mình; cho nên việc tôi viết cho cậu thêm nữa là vô ích. Nhưng tôi khẩn cầu cậu, bởi lòng thương xót của Chúa chúng ta, đừng bắt chước tôi trong bất kỳ thứ phù phiếm nào mà cậu đã thấy tôi sa vào.” Trên bìa thư ông viết thêm: “Tôi khẩn cầu cậu, bạn của tôi, đừng mở niêm phong này cho đến khi cậu đã nhận được xác nhận chắc chắn rằng tôi đã chết.”—Ibid., tập 1, trang 148, 149. {GC 105.2}
Trên đường mình, Huss đã nhìn thấy khắp nơi những dấu hiệu lan tràn của các giáo lý mình và sự ủng hộ đối với công cuộc của ông. Dân chúng tụ tập lại để gặp ông, và ở một số thị trấn, các thẩm phán đã đi theo ông qua các con phố của họ. {GC 106.1}
Khi đến Constance, Huss đã được trao toàn quyền tự do. Ngoài sự bảo vệ an toàn của hoàng đế, một cam kết bảo vệ bởi đích thân giáo hoàng đã được thêm vào. Nhưng, vi phạm những tuyên bố trang nghiêm và lặp đi lặp lại này, Nhà Cải Chánh chỉ trong một thời gian ngắn sẽ bị bắt giữ, bởi lệnh của giáo hoàng và các hồng y, và bị tống vào một ngục tối ghê tởm. Sau đó, ông sẽ bị chuyển đến một lâu đài kiên cố bên kia sông Rhine và bị giữ ở đó làm một tù nhân. Tên giáo hoàng ấy, chẳng được hưởng lợi bao nhiêu bởi trò xảo trá của mình, sẽ sớm bị đưa đến cùng một cái nhà tù ấy ngay sau đó. Ibid., tập 1, trang 247. Hắn đã bị chứng minh trước hội đồng là phạm những tội ác đê tiện nhất, bên cạnh giết người, buôn thánh phẩm, và gian dâm, “những tội còn không đủ xứng hợp để nêu tên”. Chính hội đồng đã tuyên bố như vậy, và cuối cùng hắn đã bị tước vương miện và bị tống vào tù. Các giáo hoàng đối lập cũng bị phế truất và một giáo hoàng mới đã được chọn. {GC 106.2}
Mặc dù chính bản thân giáo hoàng đã phạm những tội lớn hơn cả những gì Huss đã từng buộc tội các linh mục, và bởi đó ông đã yêu cầu một cuộc cải cách, nhưng chính cái hội đồng đã hạ bệ tên giáo hoàng ấy đã tiếp tục tiến sang đàn áp Nhà Cải Chánh. Việc bỏ tù Huss đã gây ra sự phẫn nộ lớn ở Bohemia. Những nhà quý tộc quyền lực đã gửi đến hội đồng những lời phản đối kịch liệt chống lại điều quá thể đáng này. Hoàng đế, người gớm ghét việc cho phép sự vi phạm một cam kết đảm bảo an toàn, đã phản đối các thủ tục chống lại ông. Nhưng kẻ thù của Nhà Cải Chánh thì tàn độc và quyết tâm. Chúng đã vin sang những định kiến của hoàng đế, sang những sợ hãi của ông ta, sang lòng sốt sắng của ông ta đối với nhà thờ. Chúng đưa ra những lập luận dài lê thê để chứng minh rằng “lòng tin không cần phải được giữ với những kẻ dị giáo, hay những người bị nghi ngờ là dị giáo, dù họ được cung cấp đảm bảo an toàn từ hoàng đế và các vua”. —Jacques Lenfant, Lịch sử Hội đồng Constance, tập 1, trang 516. Chúng đã thắng thế như vậy đấy. {GC 107.1}
Suy nhược vì đau ốm và tù đày,—vì không khí ẩm ướt, hôi thối của nhà ngục mình đã đến một cơn sốt đã suýt nữa kết liễu mạng sống ông,—Huss cuối cùng đã bị đưa ra trước hội đồng. Bị chất đầy xiềng xích, ông đứng trước mặt hoàng đế, người mà danh dự và lòng thành đã được đưa ra cam kết để bảo vệ ông. Trong suốt phiên tòa dài của mình ông đã vững vàng giữ vững chân lý, và trước sự hiện diện tề tựu của đám chức sắc nhà thờ và nhà nước ông đã lên tiếng phản đối một cách trang nghiêm và trung tín chống lại sự tha hóa của hệ thống cấp bậc ấy. Khi được yêu cầu lựa chọn liệu ông sẽ từ bỏ các giáo lý của mình hay chịu chết, ông đã chấp nhận số phận của một tử đạo nhân. {GC 107.2}
Ân điển của Đức Chúa Trời đã duy trì ông. Trong những tuần thống khổ trôi qua trước bản án cuối cùng của ông, sự bình an của thiên đường đã đổ đầy linh hồn ông. “Tôi viết lá thư này,” ông nói với một người bạn, “trong nhà tù mình, và với bàn tay bị xiềng xích của mình, dự kiến bản án tử hình của tôi vào ngày mai…. Khi, với sự trợ giúp của Jesus Christ, chúng ta sẽ lại gặp nhau trong sự bình an ngọt ngào của cuộc đời tương lai, cậu sẽ biết được Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài với tôi đầy thương xót như thế nào, Ngài đã nâng đỡ tôi hiệu quả ra sao giữa những cám dỗ và thử thách của tôi.”—Bonnechose, quyển 2, trang 67. {GC 107.3}
Trong bóng tối của nhà ngục mình, ông đã thấy trước chiến thắng của đức tin thật. Trở về nhà nguyện ở Prague trong giấc mơ mình, nơi ông đã rao giảng phúc âm, ông đã thấy giáo hoàng và các giám mục của hắn xóa bỏ những bức tranh của Đấng Christ mà ông đã vẽ trên các bức tường nó. “Khải tượng này khiến ông đau buồn: nhưng vào ngày hôm sau, ông thấy nhiều họa sĩ bận rộn trong việc khôi phục những bức tranh này với số lượng còn lớn hơn và màu sắc rực rỡ hơn. Ngay khi nhiệm vụ của họ hoàn thành, những họa sĩ, những người được bao quanh bởi một đám đông khổng lồ, đã kêu lên, ‘Giờ hãy để các giáo hoàng và giám mục đến; họ sẽ không bao giờ xóa được chúng nữa!’” Nhà Cải Chánh đã nói khi kể lại giấc mơ của mình: “Tôi khẳng định chắc chắn rằng hình ảnh của Đấng Christ sẽ không bao giờ bị xóa bỏ. Chúng đã ước ao phá hủy nó, nhưng nó sẽ được vẽ lại tươi mới trong mọi trái tim bởi những nhà thuyết giáo còn giỏi hơn tôi nhiều.”—D’Aubigne, b. 1, ch. 6. {GC 108.1}
Một lần cuối cùng nữa, Huss được đưa ra trước hội đồng. Đó là một hội đoàn lớn và rực rỡ—hoàng đế, các vương tử của đế chế, các đại biểu hoàng gia, các hồng y, giám mục và linh mục, và một đám đông khổng lồ đã đến như những khán giả của các sự kiện ngày ấy. Từ khắp mọi nơi của Cơ Đốc giáo đã tụ họp những nhân chứng của sự hy sinh lớn đầu tiên này trong cuộc đấu tranh lâu dài để bởi ấy đảm bảo quyền tự do lương tâm. {GC 108.2}
Được gọi để đưa ra quyết định cuối cùng của mình, Huss tuyên bố ông từ chối bội lý, và cố định ánh nhìn xuyên thấu của mình vào vị vua mà lời hứa đã bị vi phạm một cách vô liêm sỉ, ông tuyên bố: “Tôi đã quyết, bởi ý chí tự do của mình, xuất hiện trước hội đồng này, dưới sự bảo vệ công khai và lòng thành tâm của vị hoàng đế hiện diện ở đây.” —Bonnechose, tập 2, trang 84. Một ánh hồng thẫm nhuộm đỏ khuôn mặt của Sigismund khi mọi ánh mắt trong hội đoàn ấy đổ dồn về phía ông ta. {GC 108.3}
Bản án đã được tuyên, nghi lễ hạ nhục bắt đầu. Các giám mục mặc bộ lễ phục lên tù nhân của chúng, và khi ông nhận cái áo choàng linh mục, ông nói: “Chúa Jesus Christ của chúng ta đã bị phủ một chiếc áo choàng trắng, như một sự sỉ nhục, khi Hê-rốt cho dẫn Ngài đến trước Pi-la-tô.” —Ibid., tập 2, trang 86. Khi lại được khuyên nhủ bội lý, ông trả lời, quay về phía mọi người: “Vậy thì, tôi phải nhìn bầu trời bằng cái mặt nào? Tôi phải nhìn đám đông những người mà tôi đã rao giảng phúc âm tinh khiết cho như thế nào? Không; Tôi coi trọng sự cứu rỗi của họ hơn cái thân xác tồi tàn này, giờ đã bị chỉ định cho cái chết.” Các lễ phục được cởi ra từng chiếc một, mỗi giám mục vừa nói một lời nguyền rủa vừa thực hiện phần nghi lễ của mình. Cuối cùng, “chúng đội lên đầu ông một chiếc mũ hoặc mũ lễ hình kim tự tháp bằng giấy, trên đó có vẽ những hình ảnh đáng sợ của các quỷ sứ, với chữ ‘Kẻ đại dị giáo’ nổi bật ở phía trước. Huss nói: ‘Con sẽ vô cùng vui mừng được đội cái mão nhục nhã này vì cớ Ngài, hỡi Jesus, Đấng đã vì con mà đội một mão gai.’” {GC 108.4}
Khi ông đã bị cho mặc như vậy rồi, “các giáo sĩ nói, ‘Giờ bọn tao hiến dâng linh hồn mày cho ma quỷ.’ ‘Còn con,’ John Huss nói, ngước mắt mình lên trời, ‘phó thác linh mình vào tay Ngài, hỡi Chúa Jesus, vì Ngài đã cứu chuộc con.’”—Wylie, b. 3, ch. 7. {GC 109.1}
Giờ ông bị giao nộp cho chính quyền thế tục và bị dẫn đi đến nơi hành quyết. Một đoàn rước khổng lồ theo sau, hàng trăm đàn ông cầm vũ khí, các linh mục và giám mục trong những tấm áo choàng đắt đỏ của chúng, và cư dân của Constance. Khi ông đã bị trói vào cọc, và mọi thứ đã sẵn sàng để lửa được đốt lên, vị tử đạo nhân một lần nữa được khuyên hãy tự cứu mình bằng cách từ bỏ những sai lạc của mình. Huss nói: “Tôi sẽ từ bỏ những sai lạc nào? Tôi biết mình không có tội về cái nào cả. Tôi kêu cầu Đức Chúa Trời làm chứng rằng tất cả những gì tôi đã viết và rao giảng đều nhằm mục đích giải cứu các linh hồn khỏi tội lỗi và sự diệt vong; và do đó, tôi sẽ rất vui mừng xác nhận bằng máu của mình chân lý mà tôi đã viết và rao giảng.” —Ibid., b. 3, ch. 7. Khi ngọn lửa bùng lên quanh ông, ông bắt đầu hát: “Jesus, Con Trai Đa-vít, hãy thương xót con”, và cứ thế tiếp tục cho đến khi thanh âm của ông im bặt mãi mãi. {GC 109.2}
Ngay cả các kẻ thù của ông cũng phải ấn tượng bởi phong thái anh hùng của ông. Một người theo Công giáo nhiệt thành, khi mô tả về sự tử đạo của Huss và của Jerome, người đã sớm chết sau đó, đã nói: “Cả hai đều mang trong mình một sự bình tâm liên tục khi giờ phút cuối cùng của họ đến gần. Họ đã chuẩn bị cho ngọn lửa như thể họ đang đi đến một bữa tiệc cưới. Họ không thốt ra tiếng kêu đau đớn nào. Khi ngọn lửa bùng lên, họ bắt đầu hát thánh ca; và sự dữ dội của ngọn lửa hầu như không thể ngăn cản tiếng hát của họ.”—Ibid., b. 3, ch. 7. {GC 109.3}
Khi thi thể của Huss đã hoàn toàn bị thiêu rụi, tro cốt của ông, cùng với đất mà trên ấy chúng đã nằm, đã được gom lại và ném xuống sông Rhine, và như vậy được đưa ra biển. Những kẻ bắt bớ ông đã tưởng tượng trong vô ích rằng chúng đã nhổ bỏ được tận gốc những chân lý mà ông rao giảng. Chúng không thể mơ nổi rằng tro cốt ngày hôm đó được mang ra biển sẽ trở thành hạt giống được rải đến tất cả các quốc gia trên trái đất; rằng ở những vùng đất chưa được biết đến, nó sẽ kết trái bội thu với những nhân chứng cho chân lý. Thanh âm đã nói trong hội trường Constance đã đánh thức những tiếng vang sẽ còn được nghe thấy qua mọi thời đại đang đến. Huss không còn nữa, nhưng những chân lý mà ông đã chết cho sẽ không bao giờ có thể diệt vong. Tấm gương về đức tin và sự kiên định của ông sẽ khích lệ muôn người kiên định vì chân lý, bất chấp tra tấn và cái chết. Việc hành quyết ông đã cho cả thế giới thấy sự tàn ác gian trá của Rome. Những kẻ thù của chân lý, dù chúng có không biết, đã thúc đẩy công cuộc mà chúng đã tìm cách phá hủy trong vô ích. {GC 110.1}
Nhưng vẫn còn một cái giàn hỏa thiêu khác nữa sẽ được dựng lên ở Constance. Máu của một nhân chứng khác sẽ phải làm chứng cho chân lý. Jerome, khi tạm biệt Huss lúc ông ấy lên đường đến hội đồng, đã khích lệ ông ấy phải can đảm và kiên định, tuyên bố rằng nếu ông ấy có sa vào bất cứ hiểm nguy nào, chính ông sẽ phi đến giúp đỡ ông ấy. Khi nghe tin Nhà Cải Chánh bị cầm tù, người môn đồ trung tín đã ngay lập tức chuẩn bị để thực hiện lời hứa của mình. Ông đã lên đường mà không có giấy đảm bảo an toàn, cùng với một người đồng hành duy nhất, đến Constance. Khi đến đó, ông đã được thuyết phục rằng ông đã chỉ phơi bày mình ra cho hiểm nguy mà thôi, không có khả năng làm được bất cứ điều gì để giải cứu Huss. Ông đã chạy trốn khỏi thành phố, nhưng đã bị bắt trên đường trở về nhà và bị đưa trở lại chất đầy xiềng xích và ở dưới sự canh giữ của một toán lính. Trong lần xuất hiện thứ nhất trước hội đồng, những nỗ lực của ông để trả lời những lời buộc tội chống lại ông đã gặp phải bằng những tiếng la ó, “Cho hắn vào lửa! Vào lửa đi!”—Bonnechose, tập 1, trang 234. Ông đã bị ném vào ngục tối, bị xiềng xích trong một tư thế gây đau đớn kịch liệt cho ông, và được nuôi bằng bánh và nước. Sau vài tháng, những tàn ác của sự giam cầm ông đã khiến Jerome mắc một căn bệnh đe dọa đến tính mạng ông, và kẻ thù của ông, sợ rằng ông có thể thoát được khỏi chúng, đã đối xử với ông ít hà khắc hơn, mặc dù ông vẫn phải ở lại nhà tù trong một năm. {GC 110.2}
Cái chết của Huss đã không đem lại kết quả như bọn công giáo đã hy vọng. Việc vi phạm lệnh đảm bảo an toàn của ông đã dấy lên một cơn bão phẫn nộ, và như một giải pháp an toàn hơn, hội đồng đã quyết định, thay vì thiêu sống Jerome, ép buộc ông, nếu có thể, phải bội lý. Ông đã bị đưa ra trước hội đồng, và được đưa ra lựa chọn thay thế là từ bỏ, hoặc chết trên giàn hỏa thiêu. Cái chết vào lúc bắt đầu sự cầm tù của ông sẽ là một sự thương xót so với những thống khổ khủng khiếp mà ông đã trải qua; nhưng giờ đây, suy yếu bởi đau ốm, bởi sự khắc nghiệt của nhà tù mình, và sự tra tấn của lo lắng và hồi hộp, bị chia cắt khỏi bạn bè mình, và nản lòng vì cái chết của Huss, lòng kiên cường của Jerome đã chao đảo, và ông đã đồng ý phục tùng hội đồng. Ông đã cam kết mình để tuân thủ đức tin Công giáo, và chấp thuận hành động của hội đồng trong việc lên án các giáo lý của Wycliffe và Huss, tuy nhiên, ngoại trừ “những chân lý thánh” mà họ đã dạy. —Ibid, tập 2, trang 141. {GC 111.1}
Bằng mưu mẹo này, Jerome đã tìm cách làm im lặng tiếng nói của lương tâm và thoát khỏi số phận diệt vong của mình. Nhưng trong sự cô độc của ngục tối, ông đã thấy rõ hơn những gì mình đã làm. Ông đã nghĩ đến lòng dũng cảm và trung trinh của Huss, và ngược lại, suy ngẫm về sự phủ nhận chân lý của chính mình. Ông nghĩ đến người Thầy thần thánh mà ông đã thề sẽ phục vụ, và vì ông, đã chịu đựng cái chết của thập tự giá. Trước khi mình bội lý, ông đã tìm được sự an ủi, giữa mọi đau khổ của mình, trong sự đảm bảo về ân huệ của Đức Chúa Trời; nhưng giờ đây sự hối hận và nghi ngờ hành hạ tâm hồn ông. Ông biết rằng vẫn còn những bội lý khác cần phải được đưa ra trước khi ông có thể an bình được với Rome. Con đường mà ông đang bước vào chỉ có thể kết thúc bằng sự bội đạo hoàn toàn. Ông đã quyết tâm: ông sẽ không chối bỏ Chúa của mình để thoát khỏi một khoản thời gian đau đớn ngắn ngủi. {GC 111.2}
Chẳng bao lâu sau, ông lại bị đưa ra trước hội đồng. Sự khuất phục của ông đã không làm hài lòng các thẩm phán của ông. Cơn khát máu của chúng, được kích thích bởi cái chết của Huss, đã kêu gào đòi những nạn nhân mới. Chỉ bằng một sự đầu hàng giao nộp chân lý một cách vô điều kiện, Jerome mới có thể bảo toàn mạng sống của mình. Nhưng ông đã quyết tâm tuyên xưng đức tin của mình và đi theo người anh em tử đạo của mình đến ngọn lửa. {GC 112.1}
Ông đã từ bỏ lời bội lý trước đây của mình và, như một người sắp chết, long trọng yêu cầu một cơ hội để bào chữa. Vì sợ tác động của những lời lẽ ông, các giáo sĩ khăng khăng rằng ông chỉ nên khẳng định hoặc phủ nhận sự thật của những cáo buộc chống lại ông. Jerome phản đối sự tàn ác và bất công như vậy. “Các người đã giam giữ tôi ba trăm bốn mươi ngày trong một nhà tù khủng khiếp”, ông nói, “giữa sự bẩn thỉu, ồn ào, hôi thối và thiếu thốn mọi thứ; sau đó các người đưa tôi ra trước các người, và lắng nghe những kẻ tử thù của tôi, các người từ chối lắng nghe tôi…. Nếu các người thực sự là những người khôn ngoan, và là ánh sáng của thế gian, hãy cẩn trọng đừng có mà phạm tội chống lại công lý. Còn tôi, tôi chỉ là một người phàm yếu ớt; mạng sống của tôi chẳng có gì quan trọng; và khi tôi khuyên các người đừng có mà đưa ra một bản án bất công, tôi nói vì mình còn ít hơn vì các người đấy.”—Ibid., vol. 2, pp. 146, 147. {GC 112.2}
Yêu cầu của ông cuối cùng đã được chấp thuận. Trước sự hiện diện của các thẩm phán mình, Jerome quỳ xuống và cầu nguyện rằng Linh thần thánh có thể kiểm soát suy nghĩ và lời nói của ông, để ông không nói điều gì trái với sự thật hay bất xứng với Thầy của mình. Đối với ông ngày hôm đó, lời hứa của Đức Chúa Trời với các môn đồ đầu tiên đã được ứng nghiệm: “Các con sẽ bị giải đến các tổng đốc và các vua vì cớ Ta… Nhưng khi họ nộp các con, đừng lo mình sẽ nói thế nào hay cái gì, vì những gì các con hãy nói sẽ được ban cho các con vào chính giờ đó. Vì chẳng phải các con nói đâu, nhưng Linh của Cha các con sẽ nói trong các con.” Ma-thi-ơ 10:18-20. {GC 112.3}
Những lời của Jerome đã gây ra sự kinh ngạc và ngưỡng mộ, ngay cả ở những kẻ thù của ông. Trong suốt một năm, ông đã bị giam cầm trong ngục tối, không thể đọc hoặc thậm chí nhìn thấy, trong nỗi đau thể xác và lo lắng tinh thần to lớn. Vậy mà các lập luận của ông đã được trình bày với sự rõ ràng và sức mạnh như thể ông đã có cơ hội học tập không bị quấy rầy vậy. Ông chỉ những người nghe mình đến hàng dài những người thánh thiện đã bị kết án bởi các thẩm phán bất chính. Trong hầu hết mọi thế hệ đều có những người, trong khi tìm cách nâng cao người dân của thời họ, đã bị quở quang và đuổi ra ngoài, nhưng về sau, họ đã được cho thấy là đáng được tôn vinh. Bản thân Đấng Christ đã bị kết án là một kẻ tội phạm tại một tòa án bất công. {GC 112.4}
Tại sự bội lý của mình, Jerome đã tán đồng sự công bằng của bản án kết tội Huss; giờ đây ông tuyên bố sự ăn năn của mình và làm chứng cho sự vô tội và thánh thiện của vị tử đạo nhân. “Tôi biết ông ấy từ thời thơ ấu của ông ấy,” ông nói. “Ông ấy là một người đàn ông tuyệt vời nhất, công bằng và thánh thiện; ông ấy đã bị kết án, bất chấp sự vô tội của ông ấy…. Tôi cũng vậy—tôi đã sẵn sàng để chết: Tôi sẽ không co rút trước những cực hình đã được chuẩn bị cho tôi bởi các kẻ thù tôi và bọn làm chứng dối, những kẻ sẽ một ngày phải giải trình về những trò lừa bịp của mình trước Đức Chúa Trời vĩ đại, Đấng mà không gì có thể lừa dối được.”—Bonnechose, tập 2, trang 151. {GC 113.1}
Trong sự tự trách mình vì việc phủ nhận chân lý của bản thân, Jerome tiếp tục: “Trong tất cả những tội lỗi mà tôi đã phạm phải từ thời trẻ mình, không có việc nào đè nặng lên tâm trí tôi đến thế, và khiến tôi hối hận sâu sắc như điều mà tôi đã phạm phải ở cái nơi trí mạng này, khi tôi tán thành bản án bất chính chống lại Wycliffe, và chống lại vị tử đạo nhân thánh, John Huss, thầy của tôi và bạn của tôi. Đúng vậy! Tôi thú nhận điều ấy từ trái tim mình, và công bố với sự ghê sợ rằng tôi đã hèn nhát một cách đáng xấu hổ khi, vì sợ chết, tôi đã kết án các giáo lý của họ. Tôi vì vậy nài xin… Đức Chúa Trời Toàn Năng hãy đoái thương tha thứ cho tôi tội lỗi tôi, và đặc biệt là cái điều này, thứ đáng ghê tởm nhất trong tất cả.” Chỉ về phía các thẩm phán của mình, ông nói một cách chắc chắn: “Các người đã kết án Wycliffe và John Huss, không phải vì đã làm lung lay giáo lý của nhà thờ, mà đơn giản là vì họ đã lên án những trò bê bối xuất phát từ giới tu sĩ—sự phô trương, lòng kiêu ngạo của chúng, và mọi tệ nạn của các giáo sĩ và linh mục. Những điều họ đã khẳng định, cũng là những điều không thể bác bỏ, tôi cũng nghĩ và tuyên bố, như họ.” {GC 113.2}
Lời của ông đã bị ngắt. Đám giáo sĩ, run lên với sự tức giận, gầm lên: “Cần bằng chứng gì thêm nữa? Chúng ta đã tận mắt chứng kiến kẻ ngoan cố nhất trong bọn dị giáo!” {GC 114.1}
Không hề suy suyển bởi cơn bão, Jerome kêu lên: “Sao! Các người cho rằng tôi còn sợ chết à? Các người đã giam cầm tôi nguyên một năm trời trong một cái ngục tối khủng khiếp, còn kinh khủng hơn chính cái chết. Các người đã đối xử với tôi còn tàn độc hơn cả một người Thổ Nhĩ Kỳ, người Do Thái, hay người ngoại đạo, và thịt của tôi đã theo đúng nghĩa đen thối rữa khỏi xương tôi khi đang còn sống; và dù vậy tôi đã không phàn nàn, vì việc than thở thật là bất xứng với một người đàn ông có trái tim và tinh thần; nhưng tôi không thể không bày tỏ sự kinh ngạc của mình trước sự man rợ lớn đến như vậy đối với một Cơ đốc nhân cơ đấy.”—Ibid., tập 2, trang 151-153. {GC 114.2}
Một lần nữa cơn bão thịnh nộ lại bùng lên, và Jerome nhanh chóng bị đem đi đến nhà tù. Tuy nhiên, có một số người trong hội đồng mà lời nói của ông đã gây ấn tượng sâu sắc, và là những người muốn cứu mạng ông. Ông đã được thăm viếng bởi các chức sắc của nhà thờ và được thúc giục hãy khuất phục mình cho hội đồng. Những viễn cảnh tươi sáng nhất được trình bày trước mắt ông làm phần thưởng cho việc từ bỏ sự chống đối của ông đối với Rome. Nhưng giống như Thầy của mình khi được chào mời vinh quang của thế gian, Jerome vẫn kiên định. {GC 114.3}
“Hãy chứng minh cho tôi từ Kinh Thánh rằng tôi đang sai,” ông nói, “và tôi sẽ rút lại.” {GC 114.4}
“Kinh Thánh!” một trong những kẻ cám dỗ ông thốt lên, “vậy tất cả mọi thứ đều phải được phán xét bởi ấy chăng? Ai có thể hiểu được nó cho đến khi nhà thờ biện giải nó?” {GC 114.5}
“Các truyền thống của loài người xứng đáng với đức tin hơn Phúc Âm của Đấng Cứu Độ chúng ta chăng?” Jerome đáp lại. “Phao-lô đã không khuyên bảo những người ông viết thư cho rằng hãy lắng nghe các truyền thống của loài người, nhưng đã bảo, ‘Tra cứu Kinh Thư.’” {GC 114.6}
“Đồ dị giáo!” đã là lời đáp, “Tao hối tiếc vì đã khuyên giải mày lâu đến vậy. Tao thấy mày đúng là bị thúc giục bởi ma quỷ.”—Wylie, quyển 3, chương 10. {GC 114.7}
Chẳng mấy chốc bản án kết tội đã bị tuyên xuống ông. Ông đã bị dẫn ra cùng một nơi mà Huss đã hy sinh mạng sống của mình. Ông vừa đi vừa hát, khuôn mặt ông sáng lên với niềm vui và bình an. Ánh mắt ông nhìn chăm lên Đấng Christ, và với ông cái chết đã không còn nỗi kinh hoàng của nó nữa. Khi viên đao phủ sắp châm lửa, bước ra sau lưng ông, vị tử đạo nhân đã kêu lên: “Cứ mạnh bạo tiến lên phía trước; châm lửa trước mặt ta đây này. Nếu ta sợ hãi, ta đã không ở đây rồi.” {GC 114.8}
Những lời cuối cùng của ông, thốt ra khi ngọn lửa bùng lên xung quanh ông, đã là một lời cầu nguyện. “Chúa, Cha Toàn Năng,” ông kêu lên, “hãy thương xót con, và tha thứ cho con tội lỗi của con; vì Ngài biết rằng con đã luôn yêu mến chân lý Ngài.”—Bonnechose, tập 2, trang 168. Thanh âm của ông ngừng lại, nhưng môi ông vẫn tiếp tục chuyển động trong lời cầu nguyện. Khi ngọn lửa đã hoàn thành công việc của nó, tro cốt của vị tử đạo nhân, cùng với chỗ đất mà trên ấy nó đã nằm xuống, đã được gom lại, và giống như của Huss, đã được ném xuống sông Rhine. {GC 115.1}
Thế là những người mang ánh sáng trung tín của Đức Chúa Trời ngã xuống. Nhưng ánh sáng của các chân lý mà họ rao giảng-ánh sáng của tấm gương anh dũng của họ-đã không thể bị dập tắt. Chẳng thà loài người tìm cách quay ngược mặt trời lại khỏi hành trình của nó còn khả dĩ hơn ngăn chặn bình minh của cái ngày mà ngay lúc ấy đã đang ló dạng xuống trên thế giới rồi. {GC 115.2}
Vụ hành quyết Huss đã thổi bùng lên một ngọn lửa phẫn nộ và ghê sợ ở Bohemia. Toàn thể quốc gia cảm thấy rằng ông đã trở thành nạn nhân của sự tà ác của các giáo sĩ và sự tráo trở của hoàng đế. Ông đã được tuyên bố là một giáo viên trung tín của chân lý, và cái hội đồng đã ra sắc lệnh tử hình ông đã bị buộc tội giết người. Các giáo lý của ông giờ đây thu hút sự chú ý lớn hơn bao giờ hết. Theo các sắc lệnh của giáo hoàng, các ghi chép của Wycliffe đã bị kết án vào lửa. Nhưng những cái nào thoát khỏi sự hủy diệt giờ đây đã được đưa ra khỏi nơi ẩn náu của chúng và được nghiên cứu cùng với Kinh thánh, hoặc những phần mà người dân có thể có được, và thế là nhiều người đã được dẫn đến việc tiếp nhận đức tin cải chánh. {GC 115.3}
Những kẻ giết hại Huss đã không đứng yên và chứng kiến chiến thắng của công cuộc ông. Giáo hoàng và hoàng đế đã liên hiệp lại để nghiền nát phong trào ấy, và quân đội của Sigismund đã được ném vào Bohemia. {GC 115.4}
Nhưng một vị cứu tinh đã được dấy lên. Ziska, người mà sau khi chiến tranh nổ ra đã sớm bị mù hoàn toàn, nhưng lại là một trong những vị tướng tài giỏi nhất của thời ông ấy, đã là thủ lĩnh của những người Bohemia. Tin tưởng vào sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời và tính chính nghĩa của công cuộc mình, dân tộc ấy đã chống lại được những đội quân hùng mạnh nhất có thể được đưa đến chống lại họ. Hết lần này đến lần kia gã hoàng đế, dấy lên những đội quaan mới, đã xâm lược Bohemia, chỉ để bị đẩy lùi một cách nhục nhã. Những người theo Huss đã được đưa lên trên nỗi sợ hãi cái chết, và không gì có thể chống lại họ. Vài năm sau khi chiến tranh nổ ra, Ziska dũng cảm đã qua đời; nhưng vị trí của ông đã được thay thế bởi Procopius, là một vị tướng cũng dũng cảm và tài giỏi không kém, và ở một số khía cạnh còn là một nhà lãnh đạo tài giỏi hơn. {GC 116.1}
The enemies of the Bohemians, knowing that the blind warrior was dead, deemed the opportunity favorable for recovering all that they had lost. The pope now proclaimed a crusade against the Hussites, and again an immense force was precipitated upon Bohemia, but only to suffer terrible defeat. Another crusade was proclaimed. In all the papal countries of Europe, men, money, and munitions of war were raised. Multitudes flocked to the papal standard, assured that at last an end would be made of the Hussite heretics. Confident of victory, the vast force entered Bohemia. The people rallied to repel them. The two armies approached each other until only a river lay between them. “The crusaders were in greatly superior force, but instead of dashing across the stream, and closing in battle with the Hussites whom they had come so far to meet, they stood gazing in silence at those warriors.”—Wylie, b. 3, ch. 17. Then suddenly a mysterious terror fell upon the host. Without striking a blow, that mighty force broke and scattered as if dispelled by an unseen power. Great numbers were slaughtered by the Hussite army, which pursued the fugitives, and an immense booty fell into the hands of the victors, so that the war, instead of impoverishing, enriched the Bohemians. {GC 116.2}
A few years later, under a new pope, still another crusade was set on foot. As before, men and means were drawn from all the papal countries of Europe. Great were the inducements held out to those who should engage in this perilous enterprise. Full forgiveness of the most heinous crimes was ensured to every crusader. All who died in the war were promised a rich reward in heaven, and those who survived were to reap honor and riches on the field of battle. Again a vast army was collected, and, crossing the frontier they entered Bohemia. The Hussite forces fell back before them, thus drawing the invaders farther and farther into the country, and leading them to count the victory already won. At last the army of Procopius made a stand, and turning upon the foe, advanced to give them battle. The crusaders, now discovering their mistake, lay in their encampment awaiting the onset. As the sound of the approaching force was heard, even before the Hussites were in sight, a panic again fell upon the crusaders. Princes, generals, and common soldiers, casting away their armor, fled in all directions. In vain the papal legate, who was the leader of the invasion, endeavored to rally his terrified and disorganized forces. Despite his utmost endeavors, he himself was swept along in the tide of fugitives. The rout was complete, and again an immense booty fell into the hands of the victors. {GC 116.3}
Thus the second time a vast army, sent forth by the most powerful nations of Europe, a host of brave, warlike men, trained and equipped for battle, fled without a blow before the defenders of a small and hitherto feeble nation. Here was a manifestation of divine power. The invaders were smitten with a supernatural terror. He who overthrew the hosts of Pharaoh in the Red Sea, who put to flight the armies of Midian before Gideon and his three hundred, who in one night laid low the forces of the proud Assyrian, had again stretched out His hand to wither the power of the oppressor. “There were they in great fear, where no fear was: for God hath scattered the bones of him that encampeth against thee: thou hast put them to shame, because God hath despised them.” Psalm 53:5. {GC 117.1}
The papal leaders, despairing of conquering by force, at last resorted to diplomacy. A compromise was entered into, that while professing to grant to the Bohemians freedom of conscience, really betrayed them into the power of Rome. The Bohemians had specified four points as the condition of peace with Rome: the free preaching of the Bible; the right of the whole church to both the bread and the wine in the communion, and the use of the mother tongue in divine worship; the exclusion of the clergy from all secular offices and authority; and, in cases of crime, the jurisdiction of the civil courts over clergy and laity alike. The papal authorities at last “agreed that the four articles of the Hussites should be accepted, but that the right of explaining them, that is, of determining their precise import, should belong to the council—in other words, to the pope and the emperor.”—Wylie, b. 3, ch. 18. On this basis a treaty was entered into, and Rome gained by dissimulation and fraud what she had failed to gain by conflict; for, placing her own interpretation upon the Hussite articles, as upon the Bible, she could pervert their meaning to suit her own purposes. {GC 118.1}
A large class in Bohemia, seeing that it betrayed their liberties, could not consent to the compact. Dissensions and divisions arose, leading to strife and bloodshed among themselves. In this strife the noble Procopius fell, and the liberties of Bohemia perished. {GC 118.2}
Sigismund, the betrayer of Huss and Jerome, now became king of Bohemia, and regardless of his oath to support the rights of the Bohemians, he proceeded to establish popery. But he had gained little by his subservience to Rome. For twenty years his life had been filled with labors and perils. His armies had been wasted and his treasuries drained by a long and fruitless struggle; and now, after reigning one year, he died, leaving his kingdom on the brink of civil war, and bequeathing to posterity a name branded with infamy. {GC 118.3}
Tumults, strife, and bloodshed were protracted. Again foreign armies invaded Bohemia, and internal dissension continued to distract the nation. Those who remained faithful to the gospel were subjected to a bloody persecution. {GC 118.4}
As their former brethren, entering into compact with Rome, imbibed her errors, those who adhered to the ancient faith had formed themselves into a distinct church, taking the name of “United Brethren.” This act drew upon them maledictions from all classes. Yet their firmness was unshaken. Forced to find refuge in the woods and caves, they still assembled to read God’s word and unite in His worship. {GC 119.1}
Through messengers secretly sent out into different countries, they learned that here and there were “isolated confessors of the truth, a few in this city and a few in that, the object, like themselves, of persecution; and that amid the mountains of the Alps was an ancient church, resting on the foundations of Scripture, and protesting against the idolatrous corruptions of Rome.”—Wylie, b. 3, ch. 19. This intelligence was received with great joy, and a correspondence was opened with the Waldensian Christians. {GC 119.2}
Steadfast to the gospel, the Bohemians waited through the night of their persecution, in the darkest hour still turning their eyes toward the horizon like men who watch for the morning. “Their lot was cast in evil days, but … they remembered the words first uttered by Huss, and repeated by Jerome, that a century must revolve before the day should break. These were to the Taborites [Hussites] what the words of Joseph were to the tribes in the house of bondage: ‘I die, and God will surely visit you, and bring you out.’”—Ibid., b. 3, ch. 19. “The closing period of the fifteenth century witnessed the slow but sure increase of the churches of the Brethren. Although far from being unmolested, they yet enjoyed comparative rest. At the commencement of the sixteenth century their churches numbered two hundred in Bohemia and Moravia.”—Ezra Hall Gillett, Life and Times of John Huss, vol. 2, p. 570. “So goodly was the remnant which, escaping the destructive fury of fire and sword, was permitted to see the dawning of that day which Huss had foretold.”—Wylie, b. 3, ch. 19. {GC 119.3}