Chương 3—Một kỷ nguyên bóng tối thuộc linh

Sứ đồ Phao-lô, trong lá thư thứ hai gửi những người Tê-sa-lô-ni-ca, đã báo trước về sự bội đạo lớn sẽ dẫn đến sự thiết lập của thế lực giáo hoàng. Ông đã tuyên bố rằng ngày của Đấng Christ sẽ không đến, “trừ phi sự bội đạo đến trước, và con người gian ác, đứa con của sự hủy diệt, bị hiển lộ, là kẻ đối kháng và tự tôn lên trên tất cả những gì được gọi là Thần hoặc đối tượng thờ lạy, đến nỗi hắn như Đức Chúa Trời ngồi trong đền thờ của Đức Chúa Trời, phô trương mình rằng hắn là Đức Chúa Trời.” Và thêm vào đó, vị sứ đồ cảnh báo các anh em mình rằng “bí ẩn của tội ác đã đang vận hành.” 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 4, 7. Ngay từ cái ngày sớm sủa ấy ông ấy đã thấy, đang len lỏi vào hội thánh, là các sai lạc sẽ dọn đường cho sự phát triển của cái tòa thánh ấy. {GC 49.1}

Từng chút từng chút một, ban đầu trong sự lén lút và im lặng, và rồi công khai hơn khi nó đã gia tăng về sức mạnh và đạt sự quyền kiểm soát tâm trí con người, “bí ẩn của tội ác” đã tiến hành công việc lừa dối và báng bổ của nó. Gần như không thể nhận ra, các phong tục của ngoại giáo đã tìm được đường mình vào hội thánh Cơ đốc. Cái linh của sự thỏa hiệp và vào hùa đã được khống chế trong một thời gian bởi những bắt bớ dữ dội mà hội thánh phải chịu đựng dưới ngoại giáo. Nhưng cùng với việc sự bắt bớ ngưng lại, và Cơ Đốc giáo tiến vào trình đình và cung điện của các vua, nó bỏ sang một bên sự giản dị khiêm nhường của Đấng Christ và các sứ đồ Ngài lấy sự phô trương và kiêu ngạo của các thầy tế và nhà cầm quyền ngoại giáo; và thay vào những yêu cầu của Đức Chúa Trời, nó thay thế bằng các học thuyết và truyền thống của loài người. Sự cải đạo trên danh nghĩa của Constantine, vào đầu thế kỷ thứ tư, đã đem đến niềm vui lớn; và thế gian, được bao phủ với một hình thức của sự công chính, bước vào nhà thờ. Giờ thì công cuộc tha hóa tiến triển nhanh chóng. Ngoại giáo, trong khi có vẻ như đã bị đánh bại, lại trở thành kẻ chiến thắng. Linh của nó kiểm soát nhà thờ. Các giáo lý, lễ nghi và mê tín dị đoan của nó được kết hợp vào đức tin và sự thờ phượng của những người tự xưng là theo Đấng Christ. {GC 49.2}

Sự thỏa hiệp giữa ngoại giáo và Cơ đốc giáo này dẫn đến sự phát triển của “con người gian ác” đã được báo trước trong lời tiên tri là chống đối và tự tôn mình lên trên Đức Chúa Trời. Hệ thống ngụy giáo khổng lồ đó là một kiệt tác của quyền lực Satan – một tượng đài của những nỗ lực hắn để đặt chính hắn ngồi lên ngai cai trị trái đất thao ý muốn của hắn. {GC 50.1}

Satan đã từng cố gắng thiết lập một thỏa hiệp với Đấng Christ. Hắn đã đến với Con Trai Đức Chúa Trời trong đồng hoang cám dỗ, và chỉ cho Ngài tất cả các vương quốc thế gian và vinh quang của chúng, đề nghị trao tất cả vào tay Ngài nếu Ngài thừa nhận sự độc tôn của chúa tể bóng tối. Đấng Christ đã quở trách kẻ cám dỗ tự phụ và buộc hắn phải rời đi. Nhưng Satan đã gặp được thành công lớn hơn khi trình bày cùng những cám dỗ ấy với loài người. Để đạt được lợi lộc và vinh hiển thế gian, nhà thờ đã bị dẫn dụ tìm kiếm sự ưu ái và ủng hộ của những đại nhân của đất; và khi đã chối bỏ Đấng Christ như vậy, nó bị xúi giục giao nộp lòng trung thành cho đại diện của Satan – tên giám mục của Rome. {GC 50.2}

Một trong những giáo lý hàng đầu của La Mã giáo chính là giáo hoàng là vị thủ lĩnh hữu hình của hội thánh hoàn vũ của Đấng Christ, được trao thẩm quyền tối cao trên các giám mục và mục sư ở mọi nơi trên thế giới. Hơn cả vậy, giáo hoàng còn được trao ban chính những danh hiệu của Thần. Hắn đã được gọi là “Chúa là Đức Chúa Giáo Hoàng” (xem Phụ lục), và đã được tuyên bố là không thể sai lầm. Hắn đòi hỏi sự tôn kính của tất cả mọi người. Cùng một đòi hỏi được thúc giục bởi Satan trong đồng hoang cám dỗ vẫn đang được thúc giục bởi hắn thông qua Giáo hội La Mã, và đông đảo người sẵn sàng giao nộp cho hắn sự tôn kính. {GC 50.3}

Nhưng những người kính sợ và tôn kính Đức Chúa Trời đối mặt với trò mạo nhận thách thức thiên đường này như Đấng Christ đã đối mặt với những gạ gẫm của gã địch thủ quỷ quyệt: “ngươi hãy thờ lạy Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và hãy phụng sự duy nhất Ngài.” Lu-ca 4:8. Đức Chúa Trời chưa bao giờ ban dù một gợi ý nào trong lời Ngài rằng Ngài đã chỉ định bất cứ người nào làm thủ lĩnh của hội thánh. Giáo lý về thẩm quyền tối cao của giáo hoàng trái ngược trực tiếp với những lời dạy của Kinh Thư. Giáo hoàng không thể có bất cứ quyền lực nào trên hội thánh của Đấng Christ ngoại trừ bằng việc tiếm quyền đảo chính. {GC 51.1}

Tín hữu La Mã giáo đã bền bỉ đem chống lại những người Cải Chánh giáo cáo buộc dị giáo và cố tình ly khai khỏi hội thánh thật. Nhưng những cáo buộc thực ra lại áp dụng cho chính họ. Họ mới là những kẻ đã hạ lá cờ của Đấng Christ xuống và rời khỏi “đức tin đã được một lần ban xong cho các thánh đồ”. Giu-đe 3. {GC 51.2}

Sa-tan biết rõ rằng Kinh Thánh sẽ giúp người ta nhận ra những lừa dối của hắn và chống lại quyền lực của hắn. Chính bởi lời ấy mà ngay cả Đấng Cứu Thế cũng đã chống lại các đòn tấn công của hắn. Tại mỗi công kích, Đấng Christ đều đưa ra tấm khiên chắn của chân lý vĩnh cửu, nói, “Có lời chép”. Đối với mọi đề nghị của kẻ thù, Ngài đều chống lại với sự khôn ngoan và quyền năng của lời ấy. Để Sa-tan có thể duy trì sự chi phối trên loài người, và thiết lập quyền lực của tên giáo hoàng tiếm quyền, hắn phải giữ họ trong sự vô tri về Kinh Thư. Kinh thánh sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời và đặt loài người hữu hạn vào vị trí thực sự của họ; vì thế những chân lý thiêng liêng của nó phải bị che giấu và đàn áp. Lô-gíc này đã được tiếp nhận bởi nhà thờ La Mã. Trong hàng trăm năm việc lưu hành Kinh Thánh đã bị nghiêm cấm. Người dân bị cấm đọc nó hoặc có nó trong nhà mình, và các linh mục và giám mục vô đạo đức đã biện giải những giáo lý của nó để duy trì sự mạo nhận của chúng. Như vậy, giáo hoàng gần như được công nhận một cách hoàn vũ là đại sứ của Đức Chúa Trời trên đất, được ban cho thẩm quyền trên nhà thờ và nhà nước. {GC 51.3}

Công cụ phát hiện sai lạc đã bị loại bỏ, Satan đã làm việc theo ý muốn của mình. Lời tiên tri đã tuyên bố rằng tòa thánh sẽ “định thay đổi thời gian và luật pháp”. Đa-ni-ên 7:25. Công việc này nó đã không hề chậm trễ tiến hành. Để cung cấp cho những người cải đạo từ ngoại giáo một thứ thay thế cho việc thờ lạy thần tượng, và như vậy thúc đẩy sự chấp nhận trên danh nghĩa của họ đối với Cơ đốc giáo, việc sùng bái hình tượng và thánh tích đã dần dần được giới thiệu vào sự thờ phượng Cơ đốc. Sắc lệnh của một hội đồng phổ thông (xem Phụ lục) cuối cùng đã thiết lập hệ thống thờ hình tượng này. Để hoàn tất công việc phạm thánh, Rome đã tự phụ loại bỏ khỏi luật pháp của Đức Chúa Trời điều răn thứ hai, cấm thờ hình tượng, và chia điều răn thứ mười ra, để bảo toàn số lượng. {GC 51.4}

Cái linh của sự nhượng bộ đối với ngoại giáo đã mở đường cho một sự coi thường hơn nữa thẩm quyền của Thiên Đường. Satan, làm việc thông qua các lãnh đạo không biệt hiến của hội thánh, cũng đã xáo trộn cả mạng lệnh thứ tư, và âm mưu gạt bỏ ngày Sa-bát cổ xưa, ngày mà Đức Chúa Trời đã ban phước và thánh hóa (Khởi Nguyên 2:2, 3), và thay vào chỗ nó là tôn vinh cái ngày lễ được giữ bởi người ngoại giáo làm “ngày đáng trọng của mặt trời”. Thay đổi này lúc đầu đã không được thử một cách công khai. Trong những thế kỷ đầu tiên, ngày Sa-bát chân chính đã được tuân giữ bởi mọi Cơ Đốc nhân. Họ đã sốt sắng vì danh dự của Đức Chúa Trời, và, tin rằng luật pháp của Ngài là bất di bất dịch, họ đã nhiệt thành bảo vệ tính thiêng liêng của các giới luật nó. Nhưng với sự quỷ quyệt lớn, Satan đã làm việc thông qua các tay chân của hắn để đạt được mục tiêu của mình. Để sự chú ý của dân chúng được đưa sang ngày Mặt Trời chủ nhật, nó đã được lập làm là một lễ hội tôn vinh sự phục sinh của Đấng Christ. Các buổi lễ tôn giáo được tổ chức vào nó; nhưng nó được coi là một ngày giải trí, ngày Sa-bát vẫn được tuân giữ một cách thiêng liêng. {GC 52.1}

Để dọn đường cho công việc mà hắn dự định hoàn thành, Satan đã dẫn dắt người Do Thái, trước sự hiện đến của Đấng Christ, chất lên ngày Sa-bát những yêu sách khắt khe nhất, khiến việc tuân giữ nó trở thành một gánh nặng. Giờ đây, lợi dụng cái ánh sáng sai lạc mà trong ấy hắn đã khiến nó bị đánh giá, hắn phủ sự khinh miệt lên nó như một thiết lập của người Do Thái. Trong khi các Cơ Đốc nhân nhìn chung vẫn tiếp tục giữ ngày Mặt Trời chủ nhật làm một ngày lễ vui vẻ, hắn đã dẫn dắt họ, để thể hiện lòng căm thù Do Thái giáo của mình, biến ngày Sabát thành một ngày kiêng ăn, một ngày buồn bã và u ám. {GC 52.2}

Vào đầu thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantine đã ban hành sắc lệnh biến ngày Mặt Trời chủ nhật thành một ngày lễ công chúng trên toàn đế chế La Mã. (Xem Phụ lục.) Ngày mặt trời được tôn kính bởi các thần dân ngoại giáo của ông ta và được tôn trọng bởi các Cơ Đốc nhận; chính sách của hoàng đế là thống nhất những lợi ích xung đột giữa ngoại đạo và Cơ đốc giáo. Ông ta đã được thúc giục làm điều này bởi các giám mục của nhà thờ, những người được truyền cảm hứng bởi tham vọng và khao khát quyền lực, thấy rằng nếu cùng một ngày được tuân giữ bởi cả Cơ Đốc nhân lẫn người ngoại đạo, nó sẽ thúc đẩy sự chấp nhận trên danh nghĩa của Cơ đốc giáo bởi những người ngoại đạo và do đó thúc đẩy quyền lực và vinh quang của nhà thờ. Nhưng trong khi nhiều Cơ-đốc nhân kính sợ Đức Chúa Trời đã dần dần bị dẫn dụ đẻ coi ngày Mặt Trời chủ nhật là sở hữu một mức độ thiêng liêng nào đó, họ vẫn giữ lấy ngày Sa-bát chân chính là thứ thánh của Chúa và tuân giữ nó trong sự vâng phục mạng lệnh thứ tư. {GC 53.1}

Tên đại bịp đã chưa hoàn thành công việc của mình. Hắn quyết gom cả thế giới Cơ đốc lại dưới ngọn cờ của mình và thực thi quyền lực của hắn thông qua đại sứ của hắn, tên giáo hoàng kiêu ngạo, kẻ tự nhận là đại diện của Đấng Christ. Thông qua những kẻ ngoại đạo biến cải nửa vời, đám giáo sĩ tham vọng và những tín đồ yêu mến thế gian của hội thánh, hắn đã thực hiện mục đích của mình. Các hội đồng lớn đã được tổ chức từ lúc này đến lúc kia, trong đó các chức sắc của nhà thờ được triệu tập từ khắp thế giới. Trong hầu hết mọi hội đồng, ngày Sa-bát mà Đức Chúa Trời thiết lập đều bị hạ xuống thấp hơn một chút, trong khi ngày Mặt Trời chủ nhật được đề cao lên tương ứng. Như vậy ngày lễ ngoại giáo cuối cùng đã được tôn vinh như một thiết lập thiêng liêng, và những người tuân giữ nó bị tuyên bố là đáng nguyền rủa. {GC 53.2}

Kẻ bội giáo vĩ đại đã thành công trong việc tôn mình lên “trên tất cả những gì được gọi là Thần hoặc đối tượng thờ lạy”. 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4. Hắn đã dám thay đổi giới luật duy nhất của thần luật, thứ chỉ toàn thể nhân loại đến Đức Chúa Trời chân chính và hằng sống một cách không thể nhầm lẫn. Trong mạng lệnh thứ tư, Đức Chúa Trời được bày tỏ là Đấng Tạo Hóa của trời và đất, và bởi ấy được phân biệt khỏi mọi thần giả. Chính để làm một đài tưởng niệm của công cuộc sáng tạo mà ngày thứ bảy đã được thánh hóa thành một ngày nghỉ cho loài người. Nó đã được thiết kế để hằng giữ Đức Chúa Trời hằng sống trước tâm trí con người như là nguồn gốc của sự tồn tại và là đối tượng của sự tôn kính và thờ phượng. Satan nỗ lực quay con người khỏi lòng trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời, và khỏi việc giao nộp sự vâng phục đối với luật pháp của Ngài; do đó, hắn hướng các nỗ lực của mình đặc biệt chống lại mạng lệnh đó, thứ chỉ đến Đức Chúa Trời với tư cách là Đấng Tạo Hóa. {GC 53.3}

Những người Cải Chánh giáo giờ thúc giục rằng sự phục sinh của Đấng Christ vào ngày Mặt Trời chủ nhật đã biến nó thành ngày Sa-bát của Cơ Đốc giáo. Nhưng bằng chứng Kinh Thánh thì kém thiếu. Không vinh dự nào như vậy đã được trao ban cho cái ngày ấy bởi Đấng Christ hay các sứ đồ của Ngài. Việc tuân giữ ngày Mặt Trời chủ nhật làm một thiết lập Cơ Đốc giáo có nguồn gốc của nó nơi cái “bí ẩn của tội ác” kia (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, R.V.), thứ mà, ngay cả vào thời Phao-lô, đã bắt đầu công việc của nó. Ở đâu và khi nào mà Chúa đã nhận nuôi đứa con này của tòa thánh? Lý do chính đáng nào có thể được đưa ra cho một sự thay đổi mà Kinh Thư không hề phê chuẩn? {GC 54.1}

Vào thế kỷ thứ sáu, tòa thánh đã được thiết lập vững chắc. Trụ sở quyền lực của nó đã được cố định ở kinh đô, và giám mục của Rome đã được tuyên bố là người đứng đầu toàn bộ nhà thờ. Ngoại giáo đã nhường chỗ cho tòa thánh. Con rồng đã ban cho con thú “quyền lực của mình, và ngai của mình, và thẩm quyền lớn”. Mặc Khải 13:2. Và bây giờ bắt đầu 1260 năm áp bức của giáo hoàng đã được báo trước trong những lời tiên tri của Đa-ni-ên và Mặc Khải. Đa-ni-ên 7:25; Mặc Khải 13:5-7. (Xem Phụ lục.) Các Cơ đốc nhân đã bị buộc phải lựa chọn hoặc là giao nộp sự chính trực của mình và chấp nhận các nghi lễ và sự thờ phượng của giáo hoàng, hoặc là tiêu hao sự sống mình trong ngục tối hoặc chịu cái chết bởi giá treo cổ, giàn hỏa thiêu hoặc cây rìu của đao phủ. Bây giờ những lời của Jesus được ứng nghiệm: “Các con cũng sẽ bị nộp bởi cha mẹ, và họ hàng, và bạn bè, và anh em; và họ sẽ khiến các con phải chết. Và các con sẽ bị thù ghét bởi mọi người vì danh Ta,” Lu-ca 21:16, 17. Sự bắt bớ đã mở ra trên những người trung tín với độ dữ dội hơn bao giờ hết, và thế gian trở thành một chiến trường lớn. Nhà tiên tri đã nói thế này: “Và người phụ nữ chạy trốn vào đồng hoang, nơi nàng có ở đó một chỗ được chuẩn bị bởi Đức Chúa Trời, để ở đó người ta nuôi dưỡng nàng một nghìn hai trăm sáu mươi ngày.” Mặc Khải 12:6. {GC 54.2}

Sự thăng tiến của Nhà thờ La Mã lên nắm quyền đã đánh dấu sự khởi đầu của Thời kỳ Tăm Tối. Cùng với việc quyền lực của nó gia tăng, bóng tối dày đặc lên. Đức tin đã được chuyển khỏi Đấng Christ, nền tảng chân chính, sang giáo hoàng của Rome. Thay vì tin cậy vào Con Trai Đức Chúa Trời cho sự tha thứ tội lỗi và cho sự cứu rỗi vĩnh cửu, dân chúng đã nhìn lên giáo hoàng, và lên đám linh mục và giáo sĩ mà hắn ủy quyền cho. Họ đã được dạy rằng giáo hoàng là đấng trung bảo trên đất của họ và rằng không ai có thể đến với Đức Chúa Trời ngoại trừ thông qua hắn; và hơn nữa, hắn đứng ở vị trí của Đức Chúa Trời đối với họ và vì thế phải được vâng phục một cách tuyệt đối. Một sự sai lệch đi khỏi các yêu cầu của hắn là đủ lý do cho hình phạt nghiêm khắc nhất bị trừng trị lên thể xác và linh hồn của những kẻ vi phạm. Như vậy tâm trí của dân chúng đã bị quay khỏi Đức Chúa Trời sang loài người bất toàn, sai lạc và tàn độc, thậm chí còn hơn thế nữa, sang chính tên chúa tể của bóng tối, kẻ đã thực thi quyền lực của hắn qua bọn chúng. Tội lỗi được ngụy trang dưới vỏ bọc của sự thánh thiện. Khi Kinh Thư bị áp chế, và con người đi đến chỗ tự coi mình là tối cao, chúng ta chỉ còn nước trông chờ sự lừa đảo, dối trá và tội ác đồi bại mà thôi. Cùng với việc nâng cao luật pháp và truyền thống của loài người, là sự đồi bại được hiển lộ, thứ đã luôn là kết quả của việc gạt luật pháp của Đức Chúa Trời sang một bên. {GC 55.1}

Đó đã là những ngày lâm nguy đối với hội thánh của Đấng Christ. Những người giữ cờ trung tín thật ít ỏi. Dù chân lý đã không bị bỏ mặc mà không có nhân chứng, nhưng đôi khi dường như lầm lạc và mê tín dị đoan sẽ chiến thắng hoàn toàn, và tôn giáo chân chính sẽ bị trục xuất khỏi đất. Tin lành đã bị lãng quên, nhưng các hình thức tôn giáo lại được nhân rộng, và dân chúng phải oằn mình dưới những yêu sách khắt khe. {GC 55.2}

Họ đã được dạy không chỉ việc nhìn lên giáo hoàng làm đấng trung bảo của mình, mà còn cả việc tin cậy vào công việc của chính họ để đền chuộc tội lỗi. Những cuộc hành hương dài, những hành vi sám hối, sự thờ lạy thánh tích, việc xây dựng các nhà thờ, các đền miếu, và các bàn thờ, việc đóng những khoản tiền lớn cho nhà thờ — những trò này và nhiều hành vi tương tự được thực hiện để xoa dịu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời hoặc để đoạt được ân huệ của Ngài; như thể Đức Chúa Trời cũng giống như loài người, để bị chọc giận vì những chuyện nhỏ nhặt, hoặc xoa dịu bằng quà cáp hoặc những hành vi sám hối! {GC 55.3}

Bất chấp việc tệ nạn hoành hành, ngay cả trong các lãnh đạo của nhà thờ La Mã, ảnh hưởng của nó dường như vẫn tăng lên đều đặn. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ tám, những người công giáo đưa ra tuyên bố rằng trong những thời đại đầu tiên của nhà thờ, các giám mục của Rome đã sở hữu cùng một quyền lực tâm linh mà ngày nay chúng đang nắm giữ. Để vững lập tuyên bố này, một số phương tiện nào đó phải được sử dụng để thể hiện quyền lực của nó; và điều này đã được cha của sự dối trá đề xuất ngay. Các văn bản cổ xưa được ngụy tạo bởi các tu sĩ. Các sắc lệnh của các hội đồng trước đây chưa từng nghe đến đã được phát hiện, thiết lập quyền lực tối cao hoàn vũ của giáo hoàng ngay từ những thời kỳ sớm nhất. Và một hội thánh đã chối bỏ chân lý thì ngấu nghiến tiếp nhận những trò lừa bịp này. (Xem Phụ lục.) {GC 56.1}

Một số ít những thợ xây trung tín trên nền tảng chân chính (1 Cô-rinh-tô 3:10, 11) đã bối rối và bị cản trở khi thứ rác rưởi của giáo lý sai lạc đã cản trở công việc. Giống như những người thợ xây trên tường thành Giê-ru-sa-lem vào thời Nê-hê-mi, một số người đã sẵn sàng để nói: “Sức lực của những người khuân vác đã kiệt quệ, và đất đá thì nhiều, và chúng ta không thể xây dựng được.” Nê-hê-mi 4:10. Mệt mỏi vì phải liên tục đấu tranh chống lại sự bắt bớ, lừa đảo, gian ác và mọi trở ngại khác mà Satan có thể nghĩ ra để cản trở tiến trình của họ, một số người đã từng là những thợ xây trung tín đã trở nên chán nản; và vì cớ hòa bình và an toàn cho tài sản mình và mạng sống mình, họ đã quay khỏi nền tảng chân chính. Những người khác, không nản lòng trước sự chống đối của kẻ thù, đã tuyên bố không sợ hãi: “Đừng sợ hãi vì chúng: hãy nhớ Chúa là vĩ đại và đáng kính sợ” (câu 14); và họ tiếp tục với công việc, mỗi người với gươm mình giắt bên mình. Ê-phê-sô 6:17. {GC 56.2}

Cùng cái linh căm thù và chống đối chân lý ấy đã truyền cảm hứng cho những kẻ thù của Đức Chúa Trời trong mọi thời đại, và cùng một sự cảnh giác và trung trinh ấy đã được đòi hỏi nơi các đầy tớ Ngài. Những lời của Đấng Christ với các môn đồ đầu tiên áp dụng cho những người theo Ngài cho đến tận thế: “Những gì Ta phán với các con, Ta phán cho mọi người: Hãy thức canh.” Mác 13:37. {GC 56.3}

Bóng tối dường như dày đặc hơn. Việc thờ hình tượng trở nên phổ biến hơn. Nến được thắp trước các hình tượng, và những lời cầu nguyện được dâng lên chúng. Những phong tục vô lý và mê tín dị đoan nhất trở nên thịnh hành. Tâm trí con người hoàn toàn bị điều khiển bởi sự mê tín dị đoan đến nỗi chính lý trí dường như đã mất đi sự chi phối của nó. Trong khi bản thân các linh mục và giám mục đều yêu mến lạc thú, đầy nhục dục và đồi bại, thì chỉ có thể trông chờ rằng những người nhìn lên chúng để được hướng dẫn cũng sẽ chìm đắm trong sự vô tri và tệ nạn mà thôi. {GC 57.1}

Thêm một bước nữa trong trò tự phụ của giáo hoàng đã được đi, khi vào thế kỷ thứ 11, Giáo hoàng Gregory VII tuyên bố sự hoàn hảo của Giáo hội La Mã. Trong số những mệnh đề mà ông đưa ra có một cái tuyên bố rằng nhà thờ chưa bao giờ sai lầm, và sẽ không bao giờ sai lầm, theo Kinh Thư. Nhưng bằng chứng Kinh thánh không đi kèm với lời khẳng định ấy. Tên giáo hoàng kiêu ngạo cũng tự nhận có quyền phế truất các hoàng đế, và tuyên bố rằng không bản án nào mà hắn đã tuyên bố có thể được đảo ngược bởi bất cứ ai, nhưng hắn có đặc quyền đảo ngược quyết định của tất cả những người khác. (Xem Phụ lục.) {GC 57.2}

Một minh họa nổi bật cho đặc tính chuyên quyền của cái kẻ ủng hộ tính bất-khả-sai-lầm này đã được đưa ra trong cách đối xử của hắn đối với hoàng đế Đức, Henry IV. Vì dám phớt lờ thẩm quyền của giáo hoàng, vị vua này đã bị tuyên bố là bị tuyệt thông và bị truất ngôi. Kinh hoàng trước sự đào ngũ và những lời đe dọa của chính các lãnh chúa của mình, những người đã được khích lệ nổi dậy chống lại ông ta bởi sắc lệnh giáo hoàng, Henry cảm thấy cần phải làm hòa với Rome. Cùng với vợ và một người đầy tớ trung thành, ông ta đã vượt qua dãy Alps vào giữa mùa đông để có thể hạ mình trước giáo hoàng. Khi đến lâu đài nơi Gregory đã rút vào, ông ta đã được dẫn không có cận vệ của mình đến một sân ngoài, và ở đó, trong cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, với đầu không che và bàn chân trần, và trong bộ trang phục thảm hại, ông ta đã chờ đợi sự cho phép của Giáo hoàng để tiến vào sự hiện diện của hắn. Phải cho đến khi ông ta đã liên tục ba ngày kiêng ăn và xưng tội, tên giáo hoàng mới chiếu cố ban ân xá cho ông ta. Và ngay cả khi đó, cũng là với điều kiện rằng hoàng đế phải chờ đợi sự chấp thuận của giáo hoàng trước khi tiếp tục tước hiệu hoặc thực thi thẩm quyền của hoàng gia. Và Gregory, phấn khởi với chiến thắng của mình, khoe khoang rằng nhiệm vụ của hắn là hạ bệ lòng kiêu hãnh của các vua. {GC 57.3}

Sự tương phản mới nổi bật làm sao, giữa sự kiêu ngạo hống hách của tay giáo hoàng ngạo nghễ này với sự hiền lành và dịu dàng của Đấng Christ, Đấng mô tả chính Ngài là đang nài xin sự tiếp đón tại cánh cửa của trái tim, để Ngài có thể tiến vào để mang đến sự tha thứ và bình an, và là Đấng đã dạy các môn đồ Ngài. : “Người nào muốn là đầu trong các con, người ấy hãy làm đầy tớ của các con.” Ma-thi-ơ 20:27. {GC 58.1}

Những thế kỷ trôi qua đã chứng kiến sự gia tăng liên tục của những sai lạc trong các giáo lý được đưa ra từ Rome. Ngay cả trước sự thành lập của tòa thánh, những giáo lý của các triết gia ngoại đạo đã nhận được sự chú ý và có một ảnh hưởng trong nhà thờ. Nhiều người tuyên bố cải đạo vẫn bám vào các nguyên lý của triết lý ngoại giáo của họ, và chính mình không chỉ tiếp tục nghiên cứu nó, mà còn thúc giục nó lên những người khác như một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng của họ đối với những người ngoại đạo. Như vậy nững sai lạc nghiêm trọng đã được đưa vào đức tin Cơ Đốc. Nổi bật trong số này là niềm tin vào sự bất tử tự nhiên của con người và sự tỉnh thức của người khi chết. Giáo lý này đã đặt nền tảng mà trên ấy Rome đã thiết lập việc cầu khẩn các thánh và việc tôn thờ đức trinh nữ Maria. Từ đó cũng đã nảy sinh ra cái tà thuyết của sự tra tấn vĩnh cửu cho những kẻ cuối cùng không ăn năn, thứ đã sớm được kết hợp vào đức tin công giáo. {GC 58.2}

Bấy giờ đường đã được dọn cho việc giới thiệu vào thêm một phát minh khác nữa của ngoại giáo, mà Rome gọi là luyện ngục, và được sử dụng để gây kinh hoàng cho đám đông cả tin và mê tín dị đoan. Bởi cái tà thuyết này mà sự tồn tại của một nơi hành hạ được khẳng định, trong ấy linh hồn của những người chưa đáng chịu sự đọa đày vĩnh cửu sẽ phải chịu hình phạt vì tội lỗi của mình, và từ ấy, khi được giải thoát khỏi sự bất khiết, họ sẽ được nhận vào thiên đàng. (Xem Phụ lục.) {GC 58.3}

Thêm một bịa đặt khác nữa đã được cần đến để cho phép Rome thu lợi từ nỗi sợ hãi và tệ nạn của những kẻ theo nó. Điều này được cung cấp bởi giáo lý của bùa xá tội. Sự tha thứ đầy đủ các tội lỗi, quá khứ, hiện tại và tương lai, và giải thoát khỏi mọi đau đớn và hình phạt phải gánh chịu, đã được hứa cho tất cả những ai tham gia vào các cuộc chiến tranh của giáo hoàng để mở rộng quyền thống trị tạm thời của mình, để trừng phạt các kẻ thù của hắn hoặc để tiêu diệt những người dám phủ nhận sự độc tôn thuộc linh của hắn. Dân chúng cũng được dạy rằng bằng cách đóng tiền cho nhà thờ, họ có thể giải thoát bản thân khỏi tội lỗi, và đồng thời giải thoát linh hồn của những người bạn đã khuất đang bị giam giữ trong ngọn lửa đọa đày. Bằng những cách đó, Rome đã lấp đầy các rương bạc của mình và duy trì sự lộng lẫy, xa hoa, và tệ nạn của những kẻ giả vờ là đại diện của Đấng đã không có cả chỗ gối đầu mình. (Xem Phụ lục.) {GC 59.1}

Giáo lễ đúng Kinh Thư về Tiệc của Chúa cũng bị thay thế bằng lễ hiến tế thần tượng của tiệc thánh công giáo. Các linh mục của Giáo hoàng đã giả vờ, bằng sự lảm nhảm vô nghĩa của chúng, để biến bánh và rượu đơn thuần thành “thân thể và máu của Đấng Christ” một cách thực sự.— Hồng Y Wiseman, Sự hiện diện thực sự của Thân và Huyết của Chúa Jesus Christ của chúng ta trong Thánh Thể phước hạnh, đã được chứng minh Từ Kinh Thư, bài giảng 8, mục 3, khổ 26. Với sự vờ vĩnh báng bổ, chúng công khai tự nhận quyền năng tạo ra Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa muôn vật. Các Cơ Đốc nhân còn bị bắt buộc, với án tử hình, phải thề nguyện đức tin của mình vào cái tà thuyết tệ hại, phỉ báng Thiên Đường này. Nhiều người từ chối đã bị đưa vào lửa. (Xem Phụ lục.) {GC 59.2}

Vào thế kỷ 13, thứ khủng khiếp nhất trong mọi chiến cụ của tòa thánh đã được thành lập – Tòa Thẩm Giáo. Tên chúa tể bóng tối đã chế tác cùng các lãnh đạo của hệ thống giáo hoàng. Trong các hội đồng bí mật của chúng Satan và các thiên sứ của hắn điều khiển tâm trí của những kẻ gian ác, trong khi vô hình đứng ở giữa là một thiên sứ của Chúa, biên lại những ghi chép đáng sợ về những sắc lệnh gian ác của chúng và viết lại lịch sử của những hành động quá khủng khiếp để xuất hiện trước mắt người. “Ba-by-lôn vĩ đại” đã “say máu các thánh đồ”. Thân xác tan nát của muôn triệu tử đạo nhân đã kêu gào lên Đức Chúa Trời đòi sự báo thù trên thế lực bội đạo đó. {GC 59.3}

Ngai vị giáo hoàng đã trở thành tên bạo chúa của thế giới. Các vua và hoàng đế cúi đầu trước các sắc lệnh của giáo hoàng La Mã. Số phận của con người, cả tạm thời lẫn vĩnh cửu, dường như đều ở dưới sự điều khiển của hắn. Trong hàng trăm năm, các giáo lý của Rome đã được tiếp nhận rộng rãi và tuyệt đối, các nghi lễ của nó được thực hiện một cách tôn kính, các lễ hội của nó được tuân giữ một cách phổ quát. Các giáo sĩ của nó đã được vinh danh và duy trì một cách rời rộng. Chưa bao giờ Giáo hội La Mã đạt được phẩm cách, sự tráng lệ hay quyền lực lớn hơn. {GC 60.1}

Nhưng “buổi giữa trưa của tòa thánh đã là nửa đêm của thế giới.”—J. A. Wylie, Lịch sử Cải Chánh giáo, quyển 1, chương 4. Kinh Thánh gần như không được biết đến, không chỉ đối với dân chúng mà còn đối với các linh mục. Giống như những người Pha-ri-si ngày xưa, các lãnh đạo công giáo đã căm ghét cái ánh sáng sẽ phơi bày tội lỗi của chúng. Luật pháp của Đức Chúa Trời, tiêu chuẩn của sự công chính, đã bị loại bỏ, chúng thực thi quyền lực không giới hạn, và thực hiện tội ác không kiểm soát. Sự lừa đảo, tham lam, và hoang phí thịnh hành. Con người chẳng co rút lại khỏi tội ác nào mà bởi ấy chúng có thể có được sự giàu có hoặc địa vị. Các cung điện của các giáo hoàng và giám mục là nơi diễn ra những đồi trụy tồi tệ nhất. Một số giáo hoàng đương nhiệm đã phạm những tội ác ghê tởm đến mức những người cai trị thế tục đã cố gắng phế truất những chức sắc này của nhà thờ như những con quái vật quá đê tiện để dung thứ được. Trong nhiều thế kỷ, châu Âu không đạt được tiến bộ nào về học tập, nghệ thuật hay văn minh. Một sự tê liệt về đạo đức và trí tuệ đã giáng trên giới Cơ Đốc. {GC 60.2}

Tình trạng của thế giới dưới thế lực La Mã trình bày một sự ứng nghiệm đáng sợ và đáng kinh ngạc những lời của nhà tiên tri Ô-sê: “Dân Ta bị tiêu diệt vì thiếu tri thức: vì ngươi đã từ chối tri thức, Ta cũng sẽ từ chối ngươi: … ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời ngươi, Ta cũng sẽ quên con cái ngươi.” “chẳng có chân lý, cũng chẳng có sự nhân từ, cũng chẳng có sự nhận biết Đức Chúa Trời trong xứ. Nguyền rủa, và lừa đảo, và giết chóc, và trộm cắp, và ngoại tình đều bùng phát, và máu đụng máu.” Ô-sê 4:6, 1, 2. Ấy chính là hậu quả của việc trục xuất lời của Đức Chúa Trời. {GC 60.3}