Chương 5—John Wycliffe
Trước cuộc Cải Chánh có những thời điểm mà chỉ có rất ít bản sao của Kinh Thánh đang tồn tại, nhưng Đức Chúa Trời đã không để cho lời Ngài bị tận hủy. Các chân lý của nó sẽ không bị ẩn giấu mãi mãi. Ngài đã có thể dễ dàng mở xích cho lời sự sống như Ngài đã có thể mở các cửa nhà tù và rút then cài các cổng sắt để thả tự do cho các đầy tớ Ngài. Ở các quốc gia khác nhau của Châu Âu, người ta đã được cảm thúc bởi Linh của Đức Chúa Trời để tìm kiếm chân lý như những kho báu ẩn giấu. Được dẫn dắt một cách thần thánh đến Kinh Thánh, họ đã nghiên cứu các trang giấy thiêng liêng với sự quan tâm sâu sắc. Họ đã sẵn sàng tiếp nhận ánh sáng với bất cứ cái giá nào cho bản thân mình. Mặc dù họ đã không thấy rõ được mọi thứ, họ đã được kích hoạt để nhận biết được nhiều chân lý đã bị chôn vùi từ lâu. Như những sứ giả được gửi bởi Thiên Đường, họ tiến ra, bứt đứt các xiềng xích của sai lạc và mê tín dị đoan, và kêu gọi những người đã bấy lâu nay bị nô dịch hãy trỗi dậy và khẳng định quyền tự do của mình. {GC 79.1}
Ngoài trong vòng những người Waldenses, lời của Đức Chúa Trời trong nhiều thời đại đã bị khóa lại trong những ngôn ngữ chỉ được biết bởi những người có học thức; nhưng thời khắc đã đến để Kinh Thư được phiên dịch và trao cho dân chúng các vùng đất khác nhau bằng tiếng bản địa của họ. Thế giới đã đi qua buổi nửa đêm của nó. Những giờ khắc của bóng tối đang tan đi, và tại nhiều vùng đất đã xuất hiện những dấu hiệu của buổi bình minh đang đến. {GC 79.2}
Vào thế kỷ 14 tại Anh, “ngôi sao mai của cuộc Cải Chánh” đã mọc lên. John Wycliffe đã là ngôn sứ tiên phong của cuộc cải chánh, không chỉ cho Anh quốc, mà còn cho toàn thể thế giới Cơ Đốc. Lời đả đảo vĩ đại chống lại Rome mà ông ấy đã được phép thốt ra đã không bao giờ bị làm cho câm lặng. Lời đả đảo ấy đã mở ra cuộc vật lộn sẽ đem lại thành quả là sự giải phóng của các cá nhân, các hội thánh, và các quốc gia. {GC 80.1}
Wycliffe đã nhận được một nền giáo dục tự do, và đối với ông sự kính sợ Chúa đã là khởi đầu của sự khôn ngoan. Ông đã được ghi nhận ở trường đại học vì lòng tin kính nhiệt thành của mình cũng như vì các tài năng đáng chú ý và trình độ học thuật kinh viện xuất sắc của ông. Trong cơn khát tri thức của mình, ông đã tìm cách để trở nên quen thuộc với mọi ngành học. Ông đã được giáo dục về triết học kinh viện, về các giáo luật của nhà thờ, và về luật pháp dân sự, đặc biệt là của quốc gia mình. Trong những công việc về sau của ông, giá trị của sự khổ luyện ban đầu này đã trở nên rõ ràng. Một sự thông hiểu sâu sắc về thứ triết học suy đoán của thời ông đã cho phép ông vạch trần các sai lạc của nó; và nhờ sự nghiên cứu luật pháp quốc gia và giáo hội, ông đã sẵn sàng để tham chiến vào những cuộc tranh đấu lớn cho quyền tự do dân sự và tôn giáo. Trong khi ông có thể sử dụng các khí giới rút ra từ lời của Đức Chúa Trời, ông cũng đã có được sự kỷ luật tri thức của các trường học, và ông thấu hiểu các chiến thuật của các học giả. Sức mạnh trí tuệ thiên tài của ông và độ sâu rộng của tri thức ông đã buộc cả bạn lẫn thù phải kính nể. Những người ủng hộ ông mãn nguyện mà chứng kiến dũng sĩ của mình đứng đầu trong các bộ óc đứng đầu quốc gia; và các kẻ thù của ông đã bị ngăn cản khỏi việc bôi nhọ sự khinh bỉ lên công cuộc cải chánh bằng cách vạch trần sự vô tri và yếu ớt của những người ủng hộ nó. {GC 80.2}
Trong khi Wycliffe còn đang ở trường đại học, ông đã tiến vào việc nghiên cứu Kinh Thư. Trong những khoảng thời gian đầu ấy, khi Kinh Thánh chỉ tồn tại trong những ngôn ngữ cổ xưa, các học giả đã có thể tìm được đường mình đến với suối nguồn chân lý rồi, thứ bị đóng lại đối với những tầng lớp không được giáo dục. Thế là đường đi đã được chuẩn bị luôn cho công việc tương lai của Wycliffe với tư cách là một nhà Cải Chánh. Những người có học thức đã nghiên cứu lời của Đức Chúa Trời và đã tìm được chân lý vĩ đại về ân điển nhưng không của Ngài được bày tỏ trong đó. Trong các dạy dỗ của mình họ đã lan tỏa một tri thức về chân lý này, và đã dẫn những người khác hướng về lời sấm truyền sống động. {GC 80.3}
Khi sự chú ý của Wycliffe đã được hướng đến Kinh Thư, ông đã tiến vào việc nghiên cứu chúng với cùng một sự kỹ càng đã cho phép ông nhuần nhuyễn việc học hành của các mái trường. Cho đến thời điểm đó, ông đã cảm thấy một sự thiếu hụt lớn lao, mà cả các nghiên cứu kinh viện của ông lẫn sự dạy dỗ của nhà thờ cũng đều không giải tỏa được. Nơi lời của Đức Chúa Trời ông đã tìm được thứ mà ông đã tìm kiếm trong vô vọng trước đó. Ở đây ông đã thấy kế hoạch cứu chuộc được bày tỏ và Đấng Christ được trình bày như Đấng Biện Hộ duy nhất của con người. Ông đã dâng mình cho sự phục vụ Đấng Christ và quyết tâm rao giảng các chân lý mình đã tìm ra. {GC 81.1}
Cũng như các nhà Cải Chánh sau đó, Wycliffe ban đầu đã không thể thấy trước được việc ấy sẽ dẫn ông đến đâu. Ông đã không cố ý đặt mình đối nghịch với Rome đâu. Nhưng sự tận tụy với chân lý đã không thể nào không đưa ông đến sự xung đột với sai lạc. Ông càng nhận ra rõ ràng hơn các sai lạc của tòa thánh, ông càng trình bày giáo lý của Kinh Thánh nhiệt thành hơn. Ông đã nhìn ra rằng Rome đã từ bỏ lời của Đức Chúa Trời để lấy truyền thống của loài người; ông lên án đám linh mục một cách không sợ hãi về việc đã trục xuất Kinh Thư, và yêu cầu Kinh Thánh phải được phục hồi lại cho dân chúng và thẩm quyền của nó phải được tái lập lại trong nhà thờ. Ông đã là một thầy giáo có năng lực và nhiệt thành và một nhà truyền giảng hùng hồn, và cuộc đời thường nhật của ông đã là một sự phô diễn các chân lý mà ông đã rao giảng. Kiến thức của ông về Kinh Thư, sức mạnh lập luận của ông, sự trong sạch của cuộc đời ông, và lòng dũng cảm và chính trực không cong vẹo của ông đã đạt được cho ông sự tôn kính và tin tưởng chung. Nhiều người trong dân chúng đã trở nên bất mãn với đức tin trước kia của mình khi họ thấy tội ác thịnh hành trong nhà thờ La Mã, và họ chào đón với niềm vui không che giấu các chân lý được bày ra bởi Wycliffe; nhưng đám lãnh đạo công giáo thì đầy rẫy sự căm giận khi chúng thấy được rằng nhà Cải Chánh này đang có được một ảnh hưởng lớn hơn của chúng. {GC 81.2}
Wycliffe đã là một người phát hiện sai lạc đầy sắc sảo, và ông đã tấn công một cách không sợ hãi chống lại nhiều thứ lạm quyền được phê duyệt bởi thẩm quyền của Rome. Trong khi đang làm linh mục cho nhà vua, ông đã mạnh mẽ chống lại việc nộp thứ triều cống bị đòi hỏi bởi tên giáo hoàng đối với vị vua Anh quốc và trình bày rằng việc mặc định thẩm quyền của giáo hội công giáo trên các lãnh đạo thế tục là đi ngược lại cả lý lẽ lẫn sự mặc khải. Các yêu sách của giáo hoàng đã kích động những phẫn nộ lớn, và các giáo lý của Wycliffe đã thực thi một ảnh hưởng trên các tân trí đứng đầu của quốc gia. Nhà vua và các quý tộc đã liên hiệp lại trong việc phủ nhận sự nhận vơ của tên giáo hoàng đối với thẩm quyền tạm thế và từ chối việc nộp triều cống. Thế là một đòn đánh hiệu quả đã được giáng xuống chống lại sự độc tôn của công giáo tại Anh. {GC 82.1}
Một điều dữ khác mà Nhà Cải Chánh ấy đã đấu tranh chống lại một cách lâu dài và kiên quyết là việc thành lập các dòng tu khất thực. Đám thầy tu này tràn ngập nước Anh, đem một thứ tai vạ lên sự vĩ đại và thịnh vượng của quốc gia ấy. Công nghiệp, giáo dục, đạo đức, tất cả đều cảm nhận cái ảnh hưởng suy bại này. Cuộc đời nhàn rỗi và ăn xin của tu sĩ không chỉ là một sự thất thoát nguồn lực của dân chúng, mà nó còn làm cho lao động hữu ích bị khinh miệt. Thanh thiếu niên bị suy thoái đạo đức và hư hỏng. Bởi ảnh hưởng của đám thầy tu, nhiều người đã bị dụ vào tu viện và cống hiến mình cho một đời sống tu hành, và điều này không chỉ không có được sự chấp thuận của cha mẹ họ, mà thậm chí họ còn không được biết và trái với mệnh lệnh của họ. Một trong những Giáo phụ ban đầu của Giáo hội La Mã, thúc giục những yêu sách của chủ nghĩa tu hành cao hơn các nghĩa vụ của tình yêu thương và bổn phận hiếu thảo, đã tuyên bố: “Dù cha ngươi nằm trước cửa nhà con khóc lóc và than thở, và mẹ ngươi cho ngươi thấy cơ thể đã cưu mang ngươi và bầu ngực đã cho ngươi bú, hãy chắc chắn rằng ngươi hãy giẫm đạp họ dưới chân, và tiến thẳng đến với Đấng Christ.” Bởi “cái trò vô nhân tính tàn khốc” này, như Luther sau đó đã gọi, “giống với muông sói và bạo chúa nhiều hơn là với Cơ đốc nhân và con người”, trái tim của con cái đã sắt đá lại với cha mẹ mình.—Barnas Sears, Cuộc đời của Luther, trang 70, 69. Đám lãnh đạo công giáo, cũng như bọn Pha-ri-si thời xưa, đã làm cho mạng lệnh của Đức Chúa Trời vô hiệu bởi truyền thống của chúng như vậy đấy. Các mái ấm đã bị làm cho hoang tàn và các cha mẹ đã bị tước đoạt mối tương giao với các con trai và con gái mình như vậy đấy. {GC 82.2}
Ngay cả các sinh viên trong các trường đại học cũng bị lừa dối bởi những trình diễn giả tạo của đám thầy tu và bị dụ dỗ gia nhập các giáo đoàn của chúng. Nhiều người sau đó đã hối hận về bước đi này, thấy rằng họ đã làm hỏng cuộc đời mình và đã mang lại buồn đau cho cha mẹ họ; nhưng một khi đã mắc bẫy, họ không thể nào có được sự tự do của mình. Nhiều bậc cha mẹ, sợ hãi ảnh hưởng của đám thầy tu, đã từ chối gửi các con mình đến các trường đại học. Có một sự sụt giảm đáng kể về số lượng sinh viên theo học tại các trung tâm học tập lớn. Các trường học suy kiệt, và sự thiếu hiểu biết đã thắng thế. {GC 83.1}
Giáo hoàng đã cấp cho đám tu sĩ này quyền nghe xưng tội và ban sự tha thứ. Điều này đã trở thành cội nguồn của điều dữ lớn lao. Quyết tâm gia tăng lợi tức của mình, đám thầy tu đã sẵn sàng ban sự xá tội đến nỗi bọn tội phạm thuộc mọi thể loại đều tìm đến chúng, và kết quả là, những tệ nạn tồi tệ nhất đã nhanh chóng gia tăng. Người bệnh và người nghèo đã bị bỏ mặc chịu khổ, trong khi những tặng vật đúng ra đã có thể giải tỏa thiếu thốn của họ lại đi đến bọn thầy tu, những kẻ đòi hỏi sự bố thí của dân chúng với những lời đe dọa, bài xích sự phi tin kính của những người giữ lại tặng vật khỏi các giáo đoàn của chúng. Bất chấp sự tuyên xưng nghèo khổ của chúng, sự giàu có của đám thầy tu vẫn không ngừng tăng lên, và những tòa nhà tráng lệ cùng những bàn ăn xa xỉ phẩm của chúng càng làm nổi bật hơn sự nghèo khổ ngày càng gia tăng của đất nước. Và trong khi dành thời gian mình trong xa hoa và lạc thú, chúng đã sai đi thay thế mình những kẻ dốt nát, những kẻ chỉ có thể kể lại những câu chuyện ly kỳ, những huyền thoại, và những trò hề để mua vui cho dân chúng và khiến họ càng hoàn toàn trở thành nạn nhân lừa đảo của đám tu sĩ. Vậy mà đám thầy tu vẫn tiếp tục duy trì sự kiểm soát của chúng đối với đám đông mê tín và khiến họ tin rằng mọi bổn phận tôn giáo chỉ gồm việc thừa nhận sự độc tôn của giáo hoàng, tôn thờ các thánh, và dâng lễ vật cho các tu sĩ, và rằng đấy là đủ để đảm bảo cho họ một chỗ trên thiên đường. {GC 83.2}
Những người có học thức và lòng mộ đạo đã lao khổ vô ích để mang lại một cuộc cải cách trong các dòng tu này; nhưng Wycliffe, với sự thấu hiểu sáng suốt hơn, đã tấn công vào gốc rễ của điều dữ ấy, tuyên bố rằng bản thân hệ thống này là sai lầm và nó cần phải bị bãi bỏ. Các cuộc thảo luận và dò xét đã được đánh thức. Khi các tu sĩ đi khắp đất nước, rao bán sự tha thứ của giáo hoàng, nhiều người đã được dẫn tới việc hồ nghi khả năng mua được sự tha thứ bằng tiền, và họ đặt câu hỏi liệu họ có nên tìm kiếm sự tha thứ từ Đức Chúa Trời hơn là từ giáo hoàng của Rome hay không. (Xem chú thích Phụ lục cho trang 59.) Không ít người đã cảm thấy báo động về sự tham lam của đám thầy tu, những kẻ có lòng tham dường như không bao giờ thỏa mãn. “Các tu sĩ và linh mục của Rome,” họ nói, “đang ăn mòn chúng ta như một căn bệnh ung thư. Đức Chúa Trời phải giải cứu chúng ta, hoặc dân chúng sẽ diệt vong mất.”—D’Aubigne, b. 17, ch. 7. Để che giấu lòng tham của mình, bọn tu sĩ ăn xin này bảo rằng chúng đang theo gương Đấng Cứu Độ, tuyên bố rằng Jesus và các môn đồ của Ngài đã được hỗ trợ bởi những thiện nguyện của dân chúng. Lời tuyên bố này kết cục đã gây tổn hại cho công cuộc của chúng, vì nó đã dẫn nhiều người đến với Kinh thánh để tự mình tìm hiểu sự thật—một kết quả mà Rome ít mong muốn nhất trong số tất cả các điều khác. Tâm trí của con người đã được định hướng đến Cội Nguồn của sự thật, mà mục đích của nó là che giấu. {GC 84.1}
Wycliffe đã bắt đầu viết và xuất bản các bài luận chống lại đám thầy tu, tuy nhiên, không phải chủ yếu là để tìm kiếm việc tranh luận với chúng mà là để kêu gọi tâm trí của dân chúng đến các giáo lý của Kinh thánh và Tác Giả của nó. Ông đã tuyên bố rằng quyền ân xá hoặc tuyệt thông không thuộc về giáo hoàng ở bất cứ mức độ lớn hơn nào so với các linh mục thông thường, và rằng không ai có thể thực sự bị tuyệt thông được trừ khi trước tiên người ấy đã tự chuốc lấy lên mình sự kết án của Đức Chúa Trời. Đã chẳng thể có cách thức nào hiệu quả hơn để ông thực hiện việc lật đổ cấu trúc thống trị khổng lồ về mặt thuộc tinh và tạm thế mà giáo hoàng đã dựng lên và trong đó linh hồn và thể xác của muôn triệu người đã bị giam cầm. {GC 84.2}
Một lần nữa Wycliffe đã lại được triệu tập để bảo vệ các quyền của vương miện Anh quốc chống lại các xâm phạm của Rome; và được bổ nhiệm làm đại sứ hoàng gia, ông đã dành hai năm ở Hà Lan, để hội đàm với các ủy viên của giáo hoàng. Tại đây, ông đã được đem vào vòng giao tiếp với các giáo sĩ từ Pháp, Ý và Tây Ban Nha, và ông đã có một cơ hội nhìn vào sau hậu trường và có được kiến thức về nhiều điều mà đúng ra sẽ bị giấu kín khỉ ông ở Anh. Ông đã học được nhiều điều làm luận điểm cho các công việc sau này của mình. Nơi những đại diện này từ triều đình của giáo hoàng, ông đã đọc được bản chất và mục đích thực sự của hệ thống cấp bậc ấy. Ông đã trở về Anh để lặp lại những giáo lý trước đây của mình một cách công khai hơn và nhiệt thành hơn, tuyên bố rằng lòng tham, sự kiêu ngạo và sự lừa dối là các thần của Rome. {GC 84.3}
Trong một trong những bài luận của mình, ông đã nói về tên giáo hoàng và những kẻ thu gom của hắn: “Chúng rút khỏi đất nước chúng ta sinh kế của những người nghèo, và hàng ngàn mác, mỗi năm, từ tiền của nhà vua, cho các bí tích và những thứ tâm linh, đó là cái tà thuyết bị nguyền rủa của trò buôn thần bán thánh, và khiến toàn thể Cơ đốc giáo đồng tình và duy trì cái tà thuyết này. Và chắc chắn là dù vương quốc của chúng ta có một quả núi vàng khổng lồ, và không có người nào khác lấy từ nó ngoài tên thu tiền của gã linh mục thế tục ngạo mạn này, thì theo thời gian cái quả núi ấy cũng sẽ phải bị tiêu hao hết; vì hắn hằng lấy tiền ra khỏi đất nước chúng ta, và chẳng gửi lại gì ngoài sự rủa sả của Đức Chúa Trời vì trò mua thần bán thánh của hắn.”—John Lewis, Lịch sử cuộc đời và các khổ đau của J. Wiclif, trang 37. {GC 85.1}
Sau khi ông trở về Anh, Wycliffe đã sớm nhận được sự bổ nhiệm từ nhà vua vào nhà thờ Lutterworth. Đây là sự đảm bảo rằng ít nhất nhà vua không phật ý bởi cách nói thẳng thắn của ông. Ảnh hưởng của Wycliffe đã được cảm nhận trong việc định hình hành động của triều đình, cũng như trong việc định hình niềm tin của quốc gia. {GC 85.2}
Những sấm sét của giáo hoàng đã sớm bị ném vào ông. Ba sắc lệnh đã được gửi đến Anh,—đến trường đại học, đến nhà vua, và đến các giáo sĩ,—thảy đều ra lệnh thực hiện các biện pháp ngay lập tức và quyết liệt để làm câm lặng gã giảng sư của tà thuyết. (Augustus Neander, Lịch sử chung về tôn giáo và nhà thờ Cơ đốc giáo, kỳ 6, mục 2, phần 1, đoạn 8. Xem thêm Phụ lục.) Tuy nhiên, trước khi các sắc lệnh kịp đến, các giám mục, trong sự nhiệt thành của chúng, đã triệu tập Wycliffe đến trước chúng để xét xử. Nhưng hai trong số những chúa tể quyền lực nhất trong vương quốc đã tháp tùng ông đến tòa án; và dân chúng, vây quanh tòa nhà và ùa vào, đã đe dọa các thẩm phán đến mức các phiên tòa phải tạm thời bị đình chỉ, và ông đã được phép đi đường mình trong bình an. Một thời gian ngắn sau, Edward III, người mà trong tuổi già mình đang bị các giáo tìm cách gây ảnh hưởng chống lại Nhà Cải Chánh, đã qua đời, và người bảo vệ trước đây của Wycliffe đã trở thành nhiếp chính của vương quốc. {GC 85.3}
Nhưng sự đến nơi của các sắc lệnh giáo hoàng đã đặt lên toàn thể nước Anh một mệnh lệnh độc tài để bắt giữ và giam cầm người dị giáo. Những biện pháp này hướng thẳng đến giàn hỏa thiêu. Có vẻ như chắc chắn rằng Wycliffe sẽ sớm trở thành con mồi cho đòn thù của Rome. Nhưng Đấng đã tuyên bố với một người xưa rằng, “Đừng sợ: … Ta là khiên của con” (Khởi Nguyên 15:1), một lần nữa đã vươn tay Ngài ra để bảo vệ đầy tớ Ngài. Cái chết đã đến, không phải với Nhà Cải Chánh, mà là với tên giáo hoàng đã ra sắc lệnh hủy diệt ông. Gregory XI chết, và các giáo sĩ đã tập hợp để xét xử Wycliffe đã giải tán. {GC 86.1}
Sự quan phòng của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục phủ quyết các sự kiện để tạo cơ hội cho sự phát triển của Cuộc Cải Chánh. Cái chết của Gregory được tiếp nối bằng cuộc bầu cử của hai giáo hoàng đối địch. Hai thế lực đối đầu, mỗi bên đều tuyên bố là bất khả sai lầm, giờ đòi hỏi sự vâng phục. (Xem chú thích Phụ lục cho trang 50 và 85.) Mỗi bên kêu gọi những người trung tín hỗ trợ mình trong cuộc chiến với bên kia, đòi thực thi các yêu cầu của mình bằng những lời nguyền rủa khủng khiếp chống lại các địch thủ của mình, và hứa hẹn các phần thưởng trên trời cho những người ủng hộ mình. Sự kiện này đã làm suy yếu đáng kể quyền lực của tòa thánh. Tất cả những gì các phe đối địch bận bịu đã là tấn công lẫn nhau, và Wycliffe trong một thời gian đã có được sự nghỉ ngơi. Những lời nguyền rủa và chỉ trích phóng từ giáo hoàng đến giáo hoàng, và các suối máu đã bị đổ ra để ủng hộ những tuyên bố xung đột của chúng. Tội ác và bê bối tràn ngập nhà thờ. Trong khi đó, Nhà Cải Chánh, trong sự ẩn dật yên tĩnh của giáo xứ Lutterworth mình, đang miệt mài làm việc để chỉ con người từ các giáo hoàng đang tranh chấp lên Jesus, vị Chúa Tể của Bình An. {GC 86.2}
Sự chia phe tôn giáo, với tất cả những xung đột và tham nhũng mà nó gây ra, đã mở đường cho cuộc Cải Chánh bằng cách cho phép mọi người thấy được tòa thánh thực sự là cái gì. Trong một chuyên luận mà ông đã xuất bản, Về sự chia phe tôn giáo của các giáo hoàng, Wycliffe đã kêu gọi mọi người xem xét xem liệu hai tên linh mục này có đang không nói lên sự thật không khi kết án nhau anti-Christ. Ông nói, “Đức Chúa Trời sẽ không còn để cho quỷ dữ thống trị chỉ trong một tên linh mục như vậy nữa, nhưng … đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai tên, để con người, trong danh Đấng Christ, có thể dễ dàng chiến thắng cả hai hơn.”—R. Vaughan, Cuộc đời và quan điểm của John de Wycliffe, tập 2, trang 6. {GC 86.3}
Wycliffe, giống như Thầy mình, đã rao giảng tin lành cho người nghèo. Không hài lòng với việc truyền bá ánh sáng trong những mái ấm khiêm nhường trong giáo xứ Lutterworth của mình, ông đã quyết định rằng nó phải được truyền bá đến mọi nơi trên nước Anh. Để thực hiện điều này, ông đã tổ chức một nhóm các nhà thuyết giáo, những người đàn ông giản dị, sùng đạo, những người yêu mến chân lý và không mong muốn gì hơn là truyền bá nó. Những người này đã đi khắp nơi, giảng dạy ở các khu chợ, trên đường phố của các thành phố lớn, và trên các con đường nông thôn. Họ tìm kiếm người già, người bệnh và người nghèo, và mở ra cho họ tin mừng về ân điển của Đức Chúa Trời. {GC 87.1}
Là một giáo sư thần học tại Oxford, Wycliffe đã rao giảng lời Đức Chúa Trời trong các sảnh đường của trường đại học. Ông đã trình bày chân lý cho các sinh viên dưới sự hướng dẫn của mình trung tín đến mức ông đã nhận được danh hiệu “tiến sĩ phúc âm”. Nhưng công trình vĩ đại nhất trong cuộc đời ông là bản dịch Kinh Thư sang tiếng Anh. Trong một tác phẩm, Về Chân lý và Ý nghĩa của Kinh thánh, ông đã bày tỏ ý định dịch Kinh thánh của mình, để mọi người ở Anh có thể đọc, bằng ngôn ngữ mà họ đã được sinh ra cùng, những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời. {GC 87.2}
Nhưng đột nhiên công việc của ông đã bị dừng lại. Mặc dù chưa đến sáu mươi tuổi, nhưng lao khổ không ngừng, việc nghiên cứu và những công kích của các kẻ thù ông đã làm suy yếu sức lực ông và khiến ông già đi trước tuổi. Ông đã bị tấn công bởi một một căn bệnh nguy hiểm. Tin tức này mang lại niềm vui lớn cho đám thầy tu. Bây giờ chúng nghĩ rằng ông sẽ cay đắng ăn năn về điều dữ mà ông đã làm với nhà thờ, và chúng vội vã đến phòng của ông để nghe ông xưng tội. Các đại diện từ bốn dòng tu, cùng với bốn viên chức dân sự, đã tụ tập quanh người đàn ông được cho là đang hấp hối. “Ngươi chết đến tận mép rồi,” chúng nói; “hãy được cảm động bởi những lỗi lầm của ngươi, và rút lại trước mặt bọn ta tất cả những gì ngươi đã nói cho sự tổn hại của bọn ta đi.” Nhà Cải Chánh lắng nghe trong im lặng; rồi ông bảo người hầu của mình nâng ông lên trên giường, và nhìn chằm chằm vào chúng khi chúng đang đứng chờ đợi sự rút lời của ông, ông nói, bằng giọng nói kiên quyết, mạnh mẽ đã nhiều lần khiến chúng run rẩy: “Ta sẽ không chết, mà sẽ sống; và sẽ lại tuyên bố những việc làm xấu xa của đám thầy tu.”—D’Aubigne, quyển 17, chương 7. Kinh ngạc và bối rối, đám tu sĩ đã vội vã rời khỏi phòng. {GC 87.3}
Lời của Wycliffe đã được ứng nghiệm. Ông sống sót để trao vào tay dân mình thứ mạnh nhất trong mọi thứ vũ khí chống lại Rome—để trao cho họ Kinh Thánh, công cụ được chỉ định bởi Thiên Dường để giải phóng, khai sáng và truyền bá phúc âm cho mọi người. Có rất nhiều trở ngại lớn cần phải vượt qua để hoàn thành được công việc này. Wycliffe đã bị đè nặng bởi những bệnh tật mình; ông biết rằng chỉ còn vài năm lao động nữa dành cho mình mà thôi; ông đã thấy sự chống đối mà mình phải đối mặt; nhưng, được khích lệ bởi những lời hứa của lời Đức Chúa Trời, ông đã tiến về phía trước không hề nao núng. Trong toàn lực sức mạnh trí tuệ của mình, giàu kinh nghiệm, ông đã được gìn giữ và chuẩn bị bởi sự quan phòng đặc biệt của Đức Chúa Trời cho công việc này, công việc vĩ đại nhất của ông. Trong khi toàn thể Cơ đốc giáo tràn ngập sự náo động, Nhà Cải Chánh trong giáo xứ của mình tại Lutterworth, không phân tâm đến cơn bão đang hoành hành bên ngoài, đã biệt mình cho công việc được chọn của mình. {GC 88.1}
Cuối cùng, công việc đã được hoàn thành—bản dịch tiếng Anh đầu tiên của Kinh Thánh từng được thực hiện. Lời của Đức Chúa Trời đã được mở ra cho nước Anh. Nhà Cải Chánh giờ đây chẳng còn sợ gì nhà tù hay giàn hỏa thiêu nữa. Ông đã đặt xong vào tay người dân Anh một ngọn đèn sẽ không bao giờ bị dập tắt. Trong việc trao Kinh thánh cho dân mình, ông đã làm nhiều hơn để phá vỡ xiềng xích của sự ngu dốt và tệ nạn, nhiều hơn để giải phóng và nâng cao đất nước của mình, hơn bất gì từng đạt được bằng những chiến thắng rực rỡ nhất trên chiến trường. {GC 88.2}
Kỹ nghệ in ấn vẫn chưa được biết đến, chỉ bằng cách làm việc chậm chạp và mệt mỏi, các bản sao của Kinh thánh mới có thể được nhân lên. Mối quan tâm làm sao để có được cuốn sách này lớn đến mức nhiều người sẵn sàng tham gia vào công việc sao chép nó, nhưng thật khó để những người sao chép có thể cung được đủ cầu. Một số người mua giàu có hơn muốn cả quyển Kinh thánh. Những người khác chỉ mua một phần. Trong nhiều trường hợp, vài gia đình đã hiệp lại để mua một bản sao. Thế là bản Kinh Thánh của Wycliffe đã sớm tìm được đường mình vào mái ấm của mọi người. {GC 88.3}
Lời kêu gọi lên lý trí của con người đã đánh thức họ khỏi sự phục tùng thụ động đối với các giáo điều công giáo. Wycliffe giờ đây đã dạy những giáo lý đặc trưng của Cải Chánh giáo—sự cứu rỗi qua đức tin nơi Đấng Christ, và sự bất khả sai lầm duy nhất của Kinh Thư. Các nhà truyền giảng mà ông đã phái đi đã lưu hành Kinh Thánh, cùng với các ghi chép của Nhà Cải Chánh, và với thành công đến mức đức tin mới đã được tiếp nhận bởi gần một nửa dân chúng Anh quốc. {GC 89.1}
Sự xuất hiện của Kinh Thư đã đem sự khiếp đảm lên các chức sắc của nhà thờ. Giờ chúng phải đối mặt với một công cụ còn hùng mạnh hơn Wycliffe—một công cụ mà các vũ khí của chúng chẳng có tác dụng gì mấy để chống lại. Vào thời điểm này, chẳng có luật nào ở Anh cấm Kinh thánh cả, vì trước đó nó chưa từng bao giờ được xuất bản bằng ngôn ngữ của dân chúng. Những luật như vậy sau đó đã được ban hành và thực thi nghiêm ngặt. Còn tạm thời, bất chấp các nỗ lực của đám linh mục, vẫn còn một khoảng thời gian cơ hội cho việc lưu hành lời của Đức Chúa Trời. {GC 89.2}
Một lần nữa, đám lãnh đạo công giáo lại âm mưu làm câm lặng tiếng nói của Nhà Cải Chánh. Trước ba phiên tòa ông đã liên tiếp bị triệu tập để xét xử, nhưng đều vô ích. Đầu tiên, một hội đồng giám mục tuyên bố các tác phẩm của ông là dị giáo, và, khi giành được vị vua trẻ, Richard II, về phe mình, chúng đã có được một sắc lệnh hoàng gia tống giam tất cả những ai giữ các giáo lý bị lên án. {GC 89.3}
Wycliffe đã kháng cáo từ hội đồng lên Quốc hội; ông đã không sợ hãi buộc tội cái hệ thống phân cấp ấy hội đồng quốc gia và yêu cầu một cuộc cải cách những lạm dụng nghiêm trọng đã được phê duyệt bởi nhà thờ. Với sức thuyết phục, ông đã lột tả sự soán vị và thối nát của tòa thánh. Các kẻ thù của ông đã bị đưa vào sự bối rối. Những người bạn và những người ủng hộ của Wycliffe đã bị buộc phải nhượng bộ, và sự việc đã được tự tin trông đợi rằng bản thân Nhà Cải Chánh, trong tuổi già mình, đơn độc và không bạn bè, sẽ phải cúi đầu trước thẩm quyền kết hợp của vương miện và mũ tế. Nhưng thay vì vậy, đám công giáo đã thấy mình bị đánh bại. Quốc hội, được đánh thức bởi những lời kêu gọi đầy khuấy động của Wycliffe, đã bãi bỏ sắc lệnh đàn áp, và Nhà Cải Chánh một lần nữa được tự do. {GC 89.4}
Một lần thứ ba ông bị đưa ra xét xử, và bây giờ là trước tòa án tôn giáo cao nhất trong vương quốc. Ở đây không có sự ưu ái nào dành cho dị giáo. Ở đây cuối cùng Rome sẽ chiến thắng, và công việc của Nhà Cải Chánh sẽ bị chặn đứng. Đám công giáo đã nghĩ vậy. Chỉ cần chúng có thể đạt được mục đích của mình, Wycliffe sẽ bị buộc phải từ bỏ các giáo lý của mình, hoặc sẽ rời khỏi tòa án chỉ để đi đến lửa thiêu. {GC 90.1}
Nhưng Wycliffe đã không rút lại; ông sẽ không tảng lờ đi. Ông đã không sợ hãi mà giữ vững giáo lý của mình và đẩy bật ngược các cáo buộc của những kẻ bắt bớ ông. Quên đi chính mình, địa vị của mình, hoàn cảnh ấy, ông đã triệu hồi những người nghe mình trước tòa án thần thánh, và đem cân những ngụy biện và lừa dối của chúng trên cán cân của chân lý vĩnh cửu. Quyền năng của Thánh Linh đã được cảm thấy trong phòng hội đồng. Một quyền phép từ Đức Chúa Trời đã ở trên những người nghe. Chúng đã dường như không có sức mạnh để rời khỏi nơi ấy. Như những mũi tên từ ống tên của Chúa, những lời của Nhà Cải Chánh đã đâm xuyên qua trái tim chúng. Lời buộc tội tà giáo mà chúng đã đưa ra chống lại ông, ông với sức thuyết phục đã ném trả lại chúng. Tại sao, ông hỏi, chúng dám truyền bá các sai lạc của mình? Vì lợi nhuận, để biến ân điển của Đức Chúa Trời thành hàng hóa à? {GC 90.2}
“Các người nghĩ các người đang tranh đấu với ai vậy?” Cuối cùng ông nói, “Với một ông già đang bên bờ mồ mả à? Không! Với Chân lý—Chân lý mạnh hơn các người, và sẽ đánh bại các người.”—Wylie, quyển 2, chương 13. Nói vậy rồi, ông rút khỏi hội đồng, và không một ai trong các kẻ thù của ông dám thử cố ngăn cản ông. {GC 90.3}
Công việc của Wycliffe đã gần hoàn thành; ngọn cờ chân lý mà ông đã mang theo bấy lâu nay sắp sửa rơi khỏi tay ông; nhưng một lần nữa ông phải làm chứng cho phúc âm. Chân lý phải được công bố từ chính thành trì của vương quốc của sự sai lạc. Wycliffe đã bị triệu tập để xét xử trước tòa án công giáo tại Rome, nơi đã quá thường xuyên đổ máu của các thánh đồ. Ông đã không mù quáng trước mối nguy hiểm đang đe dọa mình, nhưng ông sẽ tuân theo lệnh triệu tập nếu không phải vì một cú sốc liệt đã khiến ông không thể thực hiện được chuyến đi ấy nữa. Nhưng mặc dù giọng nói của ông không được nghe thấy tại Rome, ông có thể nói bằng thư, và điều này ông đã quyết tâm làm. Từ giáo xứ của mình, Nhà Cải Chánh đã viết cho giáo hoàng một lá thư, thứ mà, mặc dù có giọng điệu tôn trọng và tinh thần Cơ Đốc, đã là một lời khiển trách sâu sắc đối với sự phô trương và ngạo mạn của tòa thánh công giáo. {GC 90.4}
“Tôi thực sự vui mừng,” ông nói, “khi mở ra và tuyên bố với mọi người về đức tin mà tôi đang nắm giữ, và đặc biệt là với giám mục của Rome: mà, cũng như tôi cho là đúng đắn và chân thật, người sẽ rất sẵn lòng xác nhận đức tin ấy của tôi, hoặc nếu nó sai, cải chính nó. {GC 91.1}
“Đầu tiên, tôi cho rằng phúc âm của Đấng Christ là toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời…. Tôi cho rằng và giữ giám mục của Rome, vì ông là đại diện của Đấng Christ ở đây trên trái đất, là người bị ràng buộc nhất, hơn tất cả những người khác, với luật pháp của phúc âm. Vì sự vĩ đại giữa các môn đồ của Đấng Christ không nằm ở danh giá hay vinh dự thế gian, mà nằm ở việc theo sát và chính xác Đấng Christ trong đời sống và hành xử của Ngài…. Đấng Christ, trong thời gian hành hương của Ngài ở đây, đã là một người rất nghèo, coi khinh và vứt bỏ mọi quyền cai trị và vinh dự thế gian…. {GC 91.2}
“Không một người trung tín nào cần phải noi theo dù chính giáo hoàng hay bất cứ thánh nhân nào, trừ ở những điều mà người đa noi theo Chúa Jesus Christ; vì Phi-e-rơ và các con trai của Xê-bê-đê, bởi mong cầu danh vọng thế gian, trái ngược với việc noi theo bước chân của Đấng Christ, đã phạm tội, và vì thế trong những sai lạc đó họ không nên được noi theo…. {GC 91.3}
“Giáo hoàng cần phải để lại cho quyền lực thế tục mọi quyền thống trị và cai trị tạm thế, và bởi ấy thúc đẩy và khuyên bảo toàn thể giáo sĩ của mình một cách hiệu quả; vì Đấng Christ đã làm như vậy, và đặc biệt là bởi các sứ đồ của Ngài. Do đó, nếu tôi đã sai lạc bất kỳ gì trong những điểm này, tôi sẽ một cách khiêm như nhất nộp mình cho sự sửa trị, kể cả bởi cái chết, nếu sự cần thiết đòi hỏi vậy; và nếu tôi có thể làm việc theo ý muốn hoặc nguyện vọng của mình đích thân mình, tôi chắc chắn sẽ trình diện trước giám mục của Rome rồi; nhưng Chúa đã viếng thăm tôi theo hướng ngược lại, và đã dạy tôi phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn loài người.” {GC 91.4}
Trong lời kết ông nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời chúng ta, rằng Ngài sẽ khuấy động giáo hoàng Urban VI của chúng ta, như Ngài đã bắt đầu, để người cùng với các giáo sĩ của mình có thể noi theo Chúa Jesus Christ trong đời sống và hành xử; và rằng họ có thể dạy dỗ dân chúng một cách hiệu quả, và rằng bọn họ cũng có thể trung tín noi theo họ trong cùng một cách như vậy.”—John Foxe, Công vụ và Di sản, tập 3, trang 49, 50. {GC 92.1}
Như vậy đấy, Wycliffe đã trình bày với giáo hoàng và các hồng y của ông ta sự nhu mì và khiêm nhường của Đấng Christ, trình diễn không chỉ cho chính họ mà còn cho toàn thể thế giới Cơ đốc giáo thấy sự tương phản giữa họ và Đấng Thầy mà họ tự nhận là đại diện. {GC 92.2}
Wycliffe hoàn toàn dự kiến rằng mạng sống của ông sẽ là cái giá cho lòng trung thành của ông. Nhà vua, giáo hoàng, và các giám mục đã hiệp lại để thực hiện việc hủy diệt ông, và có vẻ như chắc chắn rằng nhiều nhất là vài tháng sẽ đưa ông lên giàn hỏa thiêu. Nhưng lòng dũng cảm của ông đã không hề lay chuyển. “Sao các bạn phải nói về việc tìm kiếm vương miện của sự tử đạo ở đâu xa?” ông nói. “Hãy rao giảng phúc âm của Đấng Christ cho đám giáo sĩ ngạo mạn, và sự tử đạo sẽ không trượt khỏi các bạn đâu. Sao! Tôi sẽ sống và im lặng ấy à? … Không bao giờ! Hãy để đòn đánh giáng xuống, tôi chờ đợi nó đến.” —D’Aubigne, b. 17, ch. 8. {GC 92.3}
Nhưng sự quan phòng của Đức Chúa Trời vẫn che chở cho người đầy tớ Ngài. Người đàn ông trong cả cuộc đời đã dũng mãnh đứng bảo vệ chân lý, trong nguy hiểm đến tính mạng mình hàng ngày, đã không trở thành nạn nhân của lòng căm thù của các kẻ địch nó. Wycliffe đã chẳng bao giờ tìm cách che chắn cho bản thân mình, nhưng Chúa đã là người bảo vệ của ông; và bây giờ, khi các kẻ thù của ông đã cảm thấy thật chắc cú về con mồi của chúng rồi, bàn tay của Đức Chúa Trời đã đưa ông vượt khỏi tầm với của chúng. Trong nhà thờ của mình tại Lutterworth, khi ông chuẩn bị ban lễ thông công, ông đã ngã xuống, đột quỵ với chứng liệt, và trong một thời gian ngắn đã bỏ mạng mình luôn rồi. {GC 92.4}
Đức Chúa Trời đã chỉ định cho Wycliffe công việc của ông. Ngài đã đặt lời chân lý vào miệng ông, và Ngài đã đặt một bảo hộ quanh ông để lời này có thể đến với dân chúng. Mạng sống của ông đã được bảo vệ, và công việc của ông đã được kéo dài, cho đến khi một nền tảng đã được đặt cho công việc vĩ đại của cuộc Cải Chánh. {GC 92.5}
Wycliffe đã đến từ sự tối tăm của Thời kỳ Tăm Tối. Đã chẳng có ai đi trước ông để mà từ công việc của họ ông có thể định hình hệ thống cải cách của mình. Được dẫy lên như Giăng Báp-tít để hoàn thành một sứ mệnh đặc biệt, ông đã là vị ngôn sứ tiên phong của một kỷ nguyên mới. Vậy mà trong hệ thống chân lý mà ông đã trình bày có một sự nhất quán và hoàn chỉnh mà các Nhà Cải Chánh theo sau ông đã không vượt qua được, và một số người thậm chí còn không đạt được đến, ngay cả một trăm năm sau. Nền tảng đã được đặt rộng và sâu đến mức, khuôn khổ đã vững chắc và đúng đắn đến mức, nó không cần phải được tái cấu trúc lại bởi những người đến sau ông. {GC 93.1}
Phong trào vĩ đại mà Wycliffe đã khởi xướng, thứ để giải phóng lương tâm và trí tuệ, và giải phóng các quốc gia đã bị ràng buộc quá lâu vào xa giá chiến thắng của Rome, đã có cội nguồn của nó nơi Kinh thánh. Đây là nguồn gốc của dòng phước lành đó, thứ mà, giống như nước sự sống, đã chảy xuống các thời đại kể từ thế kỷ thứ mười bốn. Wycliffe đã chấp nhận Kinh Thánh với đức tin tuyệt đối như sự mặc khải được cảm thúc về ý muốn của Đức Chúa Trời, một quy tắc đầy trọn của đức tin và thực hành. Ông đã được giáo dục để coi Giáo hội La Mã là thẩm quyền thiêng liêng, không thể sai lầm, và để chấp nhận với sự tôn kính không chất vấn các giáo lý và phong tục đã được thiết lập của một nghìn năm; nhưng ông đã quay đi khỏi tất cả những thứ này để lắng nghe lời thánh của Đức Chúa Trời. Đây đã là thẩm quyền mà ông thúc giục mọi người thừa nhận. Thay vì nhà thờ nói qua giáo hoàng, ông đã tuyên bố thẩm quyền chân chính duy nhất là tiếng của Đức Chúa Trời phán qua lời của Ngài. Và ông đã không chỉ dạy rằng Kinh thánh là sự mặc khải hoàn hảo ý muốn của Đức Chúa Trời, mà rằng Thánh Linh là đấng biện giải duy nhất của nó, và rằng mỗi người, bằng cách nghiên cứu những lời dạy của nó, phải tự mình học lấy bổn phận của mình. Như vậy ông đã xoay chuyển tâm trí con người từ giáo hoàng và Giáo hội La Mã đến lời của Đức Chúa Trời. {GC 93.2}
Wycliffe đã là một trong những nhà Cải Chánh vĩ đại nhất. Về bề rộng của trí tuệ, về sự sáng suốt trong suy nghĩ, về sự kiên định để giữ vững chân lý, và về sự dũng mãnh để bảo vệ nó, ông chỉ có ít người theo sau là sánh kịp được mà thôi. Sự trong sạch của đời sống, sự siêng năng không mệt mỏi trong nghiên cứu và làm việc, sự chính trực không thể bị tha hóa, và tình yêu thương và lòng trung tín giống Đấng Christ trong chức vụ của mình, là những đặc điểm của nhà Cải Chánh đầu tiên. Và điều này bất chấp sự tối tăm về trí tuệ và sự tha hóa về đạo đức của thời đại mà từ ấy ông đã trỗi dậy. {GC 94.1}
Nhân cách của Wycliffe là một lời chứng cho sức mạnh giáo dục, biến đổi của Kinh Thánh. Chính Kinh Thánh đã làm nên những gì mà ông đã là. Nỗ lực nắm bắt những chân lý vĩ đại của sự mặc khải truyền ban sự tươi mới và sinh lực cho mọi cơ quan. Nó mở rộng tâm trí, làm sắc bén các nhận thức và làm chín chắn sự phân định. Việc nghiên cứu Kinh Thánh cao quý hóa mọi suy nghĩ, cảm xúc, và khát vọng hơn bất kỳ thứ nghiên cứu nào khác có thể. Nó mang lại sự ổn định về mục đích, sự kiên nhẫn, lòng can đảm và kiên cường; nó tinh chỉnh nhân cách và thánh hóa linh hồn. Một nghiên cứu Kinh Thánh nghiêm túc, tôn kính, đưa tâm trí của học viên tiếp xúc trực tiếp với tâm trí vô hạn, sẽ mang đến cho thế giới những con người có trí tuệ mạnh mẽ hơn và năng động hơn, cũng như có nguyên tắc cao quý hơn, hơn bất kỳ kết quả nào từ sự đào tạo giỏi nhất mà triết học loài người mang lại. “Sự mở lời Ngài,” tác giả Thi Ca nói, “soi sáng; ban sự thông hiểu.” Thi Ca 119:130. {GC 94.2}
Các giáo lý đã được dạy bởi Wycliffe đã tiếp tục lan rộng trong một thời gian; những người theo ông, được gọi là các Wycliffe nhân và những người Lollards, không chỉ đi khắp nước Anh mà còn tản mác đến các vùng đất khác, mang theo tri thức của phúc âm. Bây giờ khi lãnh đạo của họ đã bị loại bỏ, các nhà truyền giáo đã làm việc với lòng nhiệt thành thậm chí còn lớn hơn, và các đám đông đã đổ xô đến lắng nghe các giáo lý của họ. Một số người trong giới quý tộc, và thậm chí cả vợ của nhà vua, đã nằm trong số những người cải đạo. Ở nhiều nơi, có một cuộc cải cách rõ rệt trong hành xử của người dân, và các biểu tượng thờ hình tượng của La Mã giáo đã bị loại bỏ khỏi các nhà thờ. Nhưng chẳng mấy chốc, cơn bão bắt bớ không thương xót đã ập đến với những người đã dám tiếp nhận Kinh Thánh làm hướng dẫn của mình. Các quốc vương Anh, háo hức củng cố quyền lực của mình bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ của Rome, đã không ngần ngại thí bỏ những người Cải Chánh. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, giàn hỏa thiêu đã được ban hành chống lại các môn đồ của phúc âm. Tử đạo nối tiếp tử đạo. Những người ủng hộ chân lý, bị cấm đoán và tra tấn, đã chỉ có thể đổ tiếng kêu của họ vào tai của Chúa Sabaoth. Bị săn đuổi như những kẻ địch của nhà thờ và những kẻ phản bội vương quốc, họ vẫn tiếp tục rao giảng ở những nơi bí mật, tìm nơi trú ẩn tốt nhất có thể trong những mái ấm tồi tàn của người nghèo, và thường xuyên trốn cả trong các hang và các động. {GC 94.3}
Bất chấp cơn thịnh nộ của cuộc bắt bớ, một cuộc phản kháng bình tĩnh, ngoan đạo, tha thiết, kiên nhẫn chống lại sự tha hóa thịnh hành của đức tin tôn giáo vẫn tiếp tục được cất lên trong nhiều thế kỷ. Những Cơ Đốc nhân của thời kỳ ban đầu đó đã chỉ có một sự hiểu biết một phần chân lý, nhưng họ đã học cách yêu thương và vâng phục lời của Đức Chúa Trời, và họ đã kiên nhẫn chịu khổ vì cớ nó. Giống như các môn đồ trong những ngày của các sứ đồ, nhiều người đã hy sinh tài sản thế gian của mình vì công cuộc của Đấng Christ. Những người được phép sống trong nhà của mình vui vẻ che chở cho các anh em bị trục xuất của họ, và khi họ cũng bị đuổi đi, họ đã vui vẻ chấp nhận lấy phần của người bị ruồng bỏ. Đúng là hàng ngàn người, kinh hoàng trước cơn cuồng nộ của những kẻ bắt bớ họ, đã mua tự do của mình bằng sự hy sinh đức tin mình, và ra khỏi các nhà tù của họ, mặc trong những tấm áo choàng của những người ăn năn, để công bố sự rút bỏ của họ. Nhưng số lượng không hề nhỏ—và trong số họ có cả những người xuất thân quý tộc cũng như những người khiêm nhường và thấp hèn—những người đã làm chứng không sợ hãi cho chân lý trong ngục tối, trong “các tháp Lollard”, và giữa sự tra tấn và lửa hừng, vui mừng vì họ được kể là xứng đáng để được biết “sự thông công của những khổ đau Ngài.” {GC 95.1}
Bọn công giáo đã thất bại trong việc thực hiện ý muốn của chúng với Wycliffe trong cuộc đời của ông, và lòng căm thù của chúng đã không thể được thỏa mãn trong khi thi thể của ông vẫn an nghỉ trong mộ. Theo sắc lệnh của Hội đồng Constance, hơn bốn mươi năm sau cái chết của ông, xương cốt của ông đã bị khai quật và đốt công khai, và tro đã bị ném xuống một con suối gần đó. Một nhà văn già đã viết rằng: “Con suối này đã chuyển tro cốt của ông vào Avon, Avon vào Severn, Severn vào biển hẹp, rồi vào đại dương chính. Và như vậy tro cốt của Wycliffe thành ra biểu tượng cho giáo lý của ông ấy luôn, thứ mà bây giờ đã được phân tán ra khắp cả thế giới rồi”.—T. Fuller, lịch sử hội thánh Anh Quốc, quyển 4, phần 2, khổ 54. Các kẻ thù của ông đã chẳng mấy nhận ra được ý nghĩa của hành vi ác độc của chúng. {GC 95.2}
Chính qua các ghi chép của Wycliffe mà John Huss, của Bohemia, đã được dẫn đến việc từ bỏ nhiều sai lạc của La Mã giáo và tiến vào công việc Cải Chánh. Thế là ở hai quốc gia này, cách xa nhau đến vậy, hạt giống của chân lý đã được gieo trồng. Từ Bohemia, công tác ấy đã lan rộng đến những vùng đất khác. Tâm trí con người đã được hướng đến lời bị lãng quên bấy lâu của Đức Chúa Trời. Một bàn tay thần thánh đã chuẩn bị con đường cho cuộc Cải Chánh Vĩ Đại. {GC 96.1}