Giới thiệu

Trước khi tội lỗi xâm nhập, A-đam đã được tận hưởng mối thông công trực tiếp với Đấng Tạo Hóa của mình; nhưng kể từ khi con người tách mình khỏi Đức Chúa Trời bằng sự vi phạm, loài người đã bị cắt đứt khỏi đặc ân cao cả này. Tuy nhiên, bởi kế hoạch cứu chuộc, một con đường đã được mở ra để cư dân trái đất vẫn có thể kết nối với thiên đường. Đức Chúa Trời đã giao tiếp với con người bằng Linh của Ngài, và ánh sáng thiêng liêng đã được truyền đến thế gian bởi những mặc khải cho các đầy tớ được chọn của Ngài. “Thánh Linh đến trên các thánh nhân của Đức Chúa Trời nói ra.” II Phi-e-rơ 1:21. {GC 5.1}

Trong suốt hai ngàn năm trăm năm đầu tiên của lịch sử nhân loại, không có sự mặc khải được chép xuống nào. Những người đã được Đức Chúa Trời dạy dỗ, đã truyền đạt kiến ​​thức của họ cho người khác, và nó được truyền lại từ cha sang con, qua các thế hệ nối tiếp. Việc chuẩn bị lời viết đã bắt đầu vào thời của Mô-se. Những mặc khải được cảm thúc sau đó được biểu hiện trong một cuộn sách được cảm thúc. Công việc này đã tiếp tục trong suốt thời gian một nghìn sáu trăm năm—từ Moses, nhà sử học về sự sáng tạo và luật pháp, đến Giăng, người ghi chép lại những chân lý siêu việt nhất của tin lành. {GC 5.2}

Kinh Thánh chỉ đến Đức Chúa Trời như vị tác giả của nó; tuy nhiên, nó đã được viết bởi bàn tay con người; và trong phong cách đa dạng của các sách khác nhau của nó, nó trình bày các đặc điểm của nhiều tác giả. Tất cả các chân lý được tiết lộ đều là “được Đức Chúa Trời cảm thúc” (II Ti-mô-thê 3:16); tuy nhiên, chúng được diễn đạt bằng lời lẽ của con người. Đấng Vô Hạn bởi Thánh Linh Ngài đã chiếu ánh sáng vào trí óc và trái tim của các đầy tớ Ngài. Ngài đã ban những giấc mơ và các khải tượng, những biểu tượng và các hình ảnh; và những người mà chân lý đã được tiết lộ cho như vậy đã tự mình thể hiện ý nghĩ ấy bằng ngôn ngữ loài người. {GC 5.3}

Mười Mạng Lệnh đã được chính Đức Chúa Trời tuyên phán, và đã được ghi xuống bởi chính tay Ngài. Chúng là Thần chứ không phải nhân tác. Nhưng Kinh Thánh, với những chân lý được ban cho bởi Đức Chúa Trời, được diễn đạt bằng ngôn ngữ của con người, trình bày một sự kết hợp giữa thần và người. Sự kết hợp như vậy đã tồn tại trong bản chất của Đấng Christ, là Con Trai Đức Chúa Trời và Con Trai loài người. Như thế đó, đúng cho cả Kinh Thánh cũng như đối với Đấng Christ, rằng “Lời đã trở nên xác thịt, và cư ngụ giữa chúng ta.” Giăng 1:14. {GC 5.4}

Được viết vào các thời đại khác nhau, bởi những người khác nhau xa về thứ bậc và nghề nghiệp, và về ân tứ trí tuệ và thuộc linh, các sách của Kinh Thánh trình bày một sự tương phản lớn về phong cách, cũng như sự đa dạng về bản chất của các chủ đề được mở ra. Các hình thức diễn đạt khác nhau được sử dụng bởi các tác giả khác nhau; thường thì cùng một chân lý được trình bày nổi bật hơn bởi người này so với người khác. Và khi vài tác giả trình bày một chủ đề dưới nhiều khía cạnh và các mối liên hệ khác nhau, chúng có thể có vẻ, đối với người đọc hời hợt, bất cẩn hoặc bị định kiến, là có sự tương phản hoặc mâu thuẫn, nơi mà người học viên chu đáo, tôn kính, với nhận thức rõ ràng hơn, nhận ra sự hài hòa nằm bên dưới. {GC 6.1}

Khi được trình bày qua những cá nhân khác nhau, chân lý được đưa ra trong những khía cạnh đa dạng của mình. Một tác giả có ấn tượng mạnh mẽ hơn với một giai đoạn của chủ đề; người nắm lấy những điểm hài hòa với trải nghiệm của mình hoặc với khả năng nhận thức và đánh giá của mình; một người khác nắm bắt một giai đoạn khác; và mỗi người, dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh, trình bày điều ghi dấu mạnh mẽ nhất vào tâm trí của chính mình—một khía cạnh khác nhau của chân lý trong mỗi người, nhưng là một sự hài hòa hoàn hảo qua tất cả. Và những chân lý được bày tỏ như vậy hợp lại để tạo thành một tổng thể hoàn hảo, thích ứng để đáp ứng các nhu cầu của con người trong mọi hoàn cảnh và trải nghiệm sống. {GC 6.2}

Đức Chúa Trời đã vui lòng truyền đạt chân lý Ngài cho thế gian thông qua các công cụ con người, và chính Ngài, bởi Thánh Linh Ngài, đã chuẩn hóa con người và kích hoạt họ có thể thực hiện được công việc này. Ngài đã hướng dẫn tâm trí trong việc lựa chọn điều để nói và điều để viết. Kho báu đã được ủy thác cho những bình chữa bằng đất, dù vậy nó vẫn cứ là từ Thiên Đường. Lời chứng được truyền đạt qua cách diễn đạt bất toàn của ngôn ngữ loài người, nhưng nó là lời chứng của Đức Chúa Trời; và đứa con vâng phục, tin tưởng của Đức Chúa Trời chiêm bái được nơi nó vinh quang của quyền năng thần thánh, đầy ân điển và chân lý. {GC 6.3}

Trong lời Ngài, Đức Chúa Trời đã ủy thác cho con người kiến ​​thức cần thiết để được cứu rỗi. Kinh Thánh phải được chấp nhận như một sự mặc khải bất khả sai lầm đầy thẩm quyền của ý muốn Ngài. Chúng là tiêu chuẩn phẩm giá, thứ mặc khải các giáo lý, và công cụ kiểm tra trải nghiệm. “Cả Kinh Thư đều được Đức Chúa Trời cảm thúc, và ích lợi cho việc dạy dỗ, cho việc khiển trách, cho việc sửa trị, cho việc huấn luyện trong sự công chính, để người của Đức Chúa Trời được kiện toàn, được trang bị đầy đủ cho mọi việc lành.” II Ti-mô-thê 3:16, 17. {GC 7.1}

Mặc dù vậy, cái thực tế của việc Đức Chúa Trời đã bày tỏ ý muốn Ngài cho loài người qua lời Ngài, không làm cho sự hiện diện và hướng dẫn liên tục của Thánh Linh trở nên không cần thiết. Ngược lại, Linh đã được hứa bởi Đấng Cứu Độ của chúng ta, để mở lời của Ngài ra cho các đầy tớ Ngài, để soi sáng và áp dụng các dạy dỗ của nó. Và khi mà chính Linh của Đức Chúa Trời đã cảm thúc Kinh Thánh, không thể nào sự dạy dỗ của Linh lại trái ngược với của lời ấy. {GC 7.2}

Linh đã không được ban cho—và cũng không bao giờ có thể được ban cho—để thay thế Kinh Thánh; vì Kinh Thánh nêu rõ rằng lời của Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn mà mọi dạy dỗ và trải nghiệm phải được kiểm tra. Sứ đồ Giăng nói, “Đừng tin mọi linh, nhưng hãy kiểm tra các linh liệu có từ Đức Chúa Trời không, vì nhiều kẻ tiên tri giả đã tiến ra trong thế gian.” I John 4:1. Và Ê-sai tuyên bố, “Hãy theo luật pháp và lời chứng: nếu chúng không nói như lời này, thì là vì trong chúng không có ánh sáng.” Ê-sai 8:20. {GC 7.3}

Sự sỉ nhục lớn đã bị đổ lên công việc của Thánh Linh bởi những sai lạc của một thành phần người, tuyên bố không cần sự hướng dẫn nào từ lời của Đức Chúa Trời nữa trong khi tự nhận đã được khai sáng bởi nó. Họ bị chi phối bởi những cảm nhận mà họ coi là tiếng nói của Đức Chúa Trời trong linh hồn. Nhưng cái linh điều khiển họ không phải là Linh của Đức Chúa Trời. Việc tuân theo những cảm nhận này đến sự bỏ mặc Kinh thánh, chỉ có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, sự lừa dối và sự hủy hoại. Nó chỉ phục vụ cho những âm mưu của kẻ tà ác mà thôi. Khi mà mục vụ của Thánh Linh có tầm quan trọng sống còn đối với hội thánh của Đấng Christ, một trong những thủ đoạn của Satan, thông qua những sai lạc của bọn cực đoan và bọn cuồng tín, là gây ra sự khinh miệt đói với công việc của Thánh Linh và khiến cho dân sự của Đức Chúa Trời bỏ bê nguồn sức mạnh này mà chính Chúa chúng ta đã cung cấp. {GC 7.4}

Trong sự hài hòa với lời của Đức Chúa Trời, Linh của Ngài sẽ tiếp tục công việc của nó xuyên suốt thời kỳ ban hành phúc âm. Trong các thời đại khi Kinh Thư của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đã được ban cho, Thánh Linh đã không ngừng truyền đạt ánh sáng đến tâm trí của các cá nhân, ngoài những sự mặc khải được thể hiện trong Kinh điển Thánh. Bản thân Kinh thánh kể lại thể nào, qua Thánh Linh, con người đã nhận được sự cảnh báo, khiển trách, cố vấn và hướng dẫn, trong những vấn đề không liên quan gì đến việc ban cho Kinh Thư. Có cả sự đề cập đến các nhà tiên tri trong các thời đại khác nhau, những người mà các phát ngôn đã không được chép lại gì. Tương tự như vậy, sau sự khép lại của các sách chính của Kinh Thư, Thánh Linh sẽ vẫn tiếp tục công việc của mình, để khai sáng, cảnh báo và an ủi con cái của Đức Chúa Trời. {GC 8.1}

Jesus đã hứa với các môn đồ Ngài, “Ðấng An Ủi, là Thánh Linh mà Cha sẽ gửi đến nhân danh Ta, Đấng đó sẽ dạy các con tất cả và sẽ nhắc các con nhớ lại tất cả những điều Ta đã nói với các con.” “Khi nào Ngài, Linh của Chân Lý, đến, Ngài sẽ dẫn các con vào mọi Chân Lý, … và sẽ báo cho các con những việc đang đến.” Giăng 14:26; 16:13. Kinh thánh dạy rõ ràng rằng những lời hứa này, xa khỏi việc bị giới hạn trong những ngày của các sứ đồ, vươn rộng đến hội thánh của Đấng Christ trong mọi thời đại. Đấng Cứu Độ đảm bảo với những người theo Ngài, “Ta luôn ở cùng các con, cho đến tận thế.” Ma-thi-ơ 28:20. Và Phao-lô tuyên bố rằng các ân tứ và hiển lộ của Linh đã được thiết lập trong Hội thánh “cho sự kiện toàn của các thánh đồ vào công việc mục vụ, để gây dựng thân thể của Đấng Christ, cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hiệp nhất của đức tin và của sự hiểu biết Con Trai Đức Chúa Trời, thành con người trưởng thành, đến mức tầm vóc sự đầy trọn của Đấng Christ.” Ê-phê-sô 4:12, 13. {GC 8.2}

Vị sứ đồ đã cầu nguyện cho các tín hữu ở Ê-phê-sô, “Để Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta Jesus Christ, là Cha của vinh quang, ban cho các bạn linh của sự khôn ngoan và mặc khải trong sự nhận biết Ngài, mắt của tâm các bạn được soi sáng, để các bạn nhận biết thế nào là niềm hy vọng của sự kêu gọi Ngài, và thế nào là … sự vĩ đại vượt trội của năng lực Ngài đối với chúng ta là những người tin.” Ê-phê-sô 1:17-19. Mục vụ của Thần Linh trong việc soi sáng sự hiểu biết và mở ra cho tâm trí những điều sâu nhiệm trong lời thánh của Đức Chúa Trời, chính là phước lành mà Phao-lô đã cầu xin cho hội thánh Ê-phê-sô. {GC 9.1}

Sau sự hiển lộ kỳ ​​diệu của Thánh Linh vào Ngày Lễ Ngũ Thập, Phi-e-rơ đã khuyên giục dân chúng đến sự ăn năn và báp-têm nhân danh Đấng Christ cho sự tha thứ tội lỗi họ; và ông đã nói: “Các vị sẽ nhận được quà tặng Thánh Linh. Vì lời hứa là cho các vị, và cho con cháu các vị, và cho tất cả những người ở xa, mọi người nào mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ kêu gọi.” Công Vụ 2:38, 39. {GC 9.2}

Trong mối liên hệ trực tiếp đến các cảnh tượng của cái ngày trọng đại của Đức Chúa Trời, Chúa bởi nhà tiên tri Giô-ên đã hứa một sự hiển lộ đặc biệt của Linh Ngài. Giô-ên 2:28. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm một phần trong sự tuôn đổ của Linh vào Ngày Lễ Ngũ Thập; nhưng nó sẽ đạt đến sự hoàn thành trọn vẹn trong sự hiển lộ của ân điển thần thánh sẽ đi kèm với công việc kết thúc của phúc âm. {GC 9.3}

Cuộc đại chiến giữa thiện và ác sẽ ngày càng dữ dội hơn cho đến khi thời gian khép lại. Trong mọi thời đại, cơn thịnh nộ của Satan đã được hiển lộ chống lại hội thánh của Đấng Christ; và Đức Chúa Trời đã ban ân điển và Linh của Ngài cho dân sự Ngài để củng cố họ đứng vững chống lại quyền năng của kẻ tà ác. Khi các sứ đồ của Đấng Christ mang phúc âm của Ngài đến với thế giới và ghi chép nó lại cho mọi thời đại tương lai, họ đã đặc biệt được ngự ban với sự khai sáng của Linh. Nhưng khi hội thánh tiến gần đến sự giải cứu cuối cùng của mình, Satan sẽ hoạt động với quyền năng lớn hơn. Hắn xuống “có cơn cuồng nộ lớn, biết rằng hắn còn ít thời gian” Mặc Khải 12:12. Hắn sẽ làm việc “với tất cả quyền năng và các dấu lạ và các phép màu giả dối.” II Thessalonians 2:9.

Trong sáu ngàn năm kẻ chủ mưu ấy, kẻ từng là người cao nhất trong các thiên sứ của Đức Chúa Trời đã chuyên tâm hoàn toàn vào công việc lừa dối và hủy diệt. Và tất cả những chiều sâu của kỹ năng và sự tinh vi quỷ quyệt đã đạt được, tất cả sự tàn độc đã được phát triển, trong những cuộc chiến này của các thời đại, sẽ được đem ra để chống lại dân sự của Đức Chúa Trời trong cuộc xung đột cuối cùng. Và trong thời kỳ nguy khốn này, những người theo Đấng Christ phải mang đến cho thế giới lời cảnh báo về sự hiện đến lần thứ hai của Chúa; và một dân sự phải được chuẩn bị để đứng trước Ngài vào sự hiện đến của Ngài, “không khiếm khuyết và không chỗ chê trách.” II Phi-e-rơ 3:14. Vào thời điểm này sự ngự ban đặc biệt của ân điển và quyền năng thần thánh sẽ không hề kém phần cần thiết đối với hội thánh hơn so với những ngày của các sứ đồ. {GC 9.4}

Qua sự soi sáng của Thánh Linh, những cảnh tượng của cuộc xung đột kéo dài giữa thiện và ác đã được mở ra cho người viết những trang này. Từng lúc, tôi đã được phép chứng kiến ​​sự vận hành của cuộc đại chiến giữa Đấng Christ, vị Chúa Tể của sự sống, Tác Giả của sự cứu rỗi chúng ta, và Satan, tên chúa tể của cái ác, tác giả của tội lỗi, kẻ vi phạm đầu tiên của thánh luật Đức Chúa Trời. Sự thù địch của Satan chống lại Đấng Christ đã được hiển lộ chống lại những người theo Ngài. Cùng một lòng căm thù các nguyên tắc của luật pháp Đức Chúa Trời, cùng một chính sách lừa dối, qua đó sai lạc được thể hiện như chân lý, qua đó luật pháp của loài người được thay thế cho luật pháp của Đức Chúa Trời, và con người bị dẫn đến việc tôn thờ tạo vật hơn là Đấng Tạo Hóa, có thể được lần ra trong toàn bộ lịch sử của quá khứ. Những nỗ lực của Satan nhằm xuyên tạc phẩm cách của Đức Chúa Trời, để khiến cho con người ấp ủ một quan niệm sai lầm về Đấng Tạo Hóa, và như vậy nhìn nhận Ngài với sợ hãi và căm ghét hơn là yêu mến; những nỗ lực của hắn nhằm gạt bỏ thần luật, dẫn dụ dân chúng tưởng mình được tự do khỏi những yêu cầu của nó; và sự bắt bớ của hắn đối với những người dám chống lại những trò lừa bịp của hắn, đã được theo đuổi kiên trì trong mọi thời đại. Chúng có thể được lần ra trong lịch sử của các tộc trưởng, các tiên tri, và các sứ đồ, của các tử đạo nhân và những nhà cải chánh. {GC 10.1}

Trong cuộc xung đột lớn cuối cùng, Satan sẽ sử dụng cùng một chính sách, thể hiện cùng một cái linh, và làm việc cho cùng một mục đích như trong tất cả các thời đại trước. Những gì đã xảy ra, sẽ xảy ra, ngoại trừ việc cuộc xung đột đang đến sẽ được đánh dấu bằng một cường độ khủng khiếp đến mức thế giới chưa từng chứng kiến. Những trò lừa dối của Satan sẽ tinh vi hơn, các đòn tấn công của hắn sẽ quyết liệt hơn. Nếu có thể, hắn sẽ dẫn dụ lạc lối cả những người được chọn. Mác 13:22. {GC 11.1}

Cùng với việc Linh của Đức Chúa Trời đã mở ra cho tâm trí tôi những chân lý vĩ đại của lời Ngài, và các cảnh tượng của quá khứ và tương lai, tôi đã được lệnh bày tỏ cho người khác những điều đã được tiết lộ như vậy—để lần theo lịch sử của cuộc chiến trong những thời đại đã qua, và đặc biệt là để trình bày nó để chiếu một tia sáng lên cuộc xung đột đang nhanh chóng đến gần của tương lai. Trong việc theo đuổi mục đích này, tôi đã nỗ lực lựa chọn và nhóm lại cùng nhau các sự kiện trong lịch sử hội thánh làm sao để lần theo sự mở ra của những chân lý kiểm nghiệm vĩ đại đã được ban cho thế giới vào những thời kỳ khác nhau, thứ đã khơi dậy cơn thịnh nộ của Satan, và sự thù địch của một giáo hội yêu mến thế gian, và những gì đã được giữ vững bởi lời chứng của những người “đã chẳng yêu mạng sống mình cho đến chết.” {GC 11.2}

Trong những ghi chép này chúng ta có thể thấy một điềm báo về cuộc xung đột ở trước chúng ta. Xem xét chúng dưới ánh sáng của lời Đức Chúa Trời, và bởi sự soi sáng của Linh Ngài, chúng ta có thể thấy những âm mưu của kẻ tà ác được phơi bày, và những nguy cơ phải tránh xa bởi những người muốn được tìm thấy là “không tì vết” trước Chúa vào sự hiện đến của Ngài. {GC 11.3}

Những sự kiện lớn đánh dấu sự tiến triển của cuộc cải chánh trong những thời đại trước là những vấn đề của lịch sử, được biến đến rộng rãi và thừa nhận toàn cầu bởi thế giới Cải Chánh giáo; chúng là những thực tế mà không ai có thể phủ nhận. Lịch sử này tôi đã trình bày ngắn gọn, tương ứng với phạm vi của cuốn sách, và sự ngắn gọn cần thiết phải tuân thủ, các thực tế đã được cô đọng trong một không gian nhỏ nhất mà vẫn có vẻ phù hợp với một sự thấu hiểu đúng đắn về sự áp dụng của chúng. Trong một số trường hợp, khi một nhà sử học đã nhóm các sự kiện lại với nhau để cung cấp, một cách tóm tắt, một cái nhìn toàn diện về chủ đề, hoặc đã tổng kết lại các chi tiết với một cách thức thuận tiện, lời lẽ của người đã được trích dẫn; nhưng trong một số trường hợp, không có sự công nhận cụ thể nào đã được đưa ra, vì những trích dẫn ấy đã không được đưa ra với mục đích trích dẫn người viết đó như một thẩm quyền, mà vì tuyên bố của người cung cấp một sự trình bày sẵn có và mạnh mẽ về chủ đề ấy. Khi kể lại trải nghiệm và quan điểm của những người đang mang công cuộc cải chánh tiến lên trong thời đại của chúng ta, sự sử dụng tương tự đã được dùng cho các tác phẩm đã xuất bản của họ. {GC 11.4}

Mục đích của cuốn sách này không phải là để trình bày những chân lý mới liên quan đến những xung đột của thời trước, mà là để đem ra những thực tế và nguyên tắc có liên quan đến những sự kiện sắp tới. Tuy nhiên, khi được xem như một phần của cuộc chiến giữa các thế lực của ánh sáng và bóng tối, tất cả những ghi chép này về quá khứ được thấy rõ là có một ý nghĩa trọng đại mới; và qua chúng một ánh sáng đã được chiếu rọi đến tương lai, soi sáng con đường của những người mà, giống như những nhà cải chánh của các thời đại trước, sẽ được kêu gọi, thậm chí phải đánh đổi mọi của cải trần gian, để làm chứng cho “lời của Đức Chúa Trời, và lời chứng của Jesus Christ.” {GC 12.1}

Để mở ra những cảnh tượng của cuộc đại chiến giữa chân lý và sai lạc; để tiết lộ những mưu mô của Satan, và các phương cách mà bởi ấy hắn có thể bị chống cự thành công; để đưa ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề lớn về cái ác, chiếu tỏa một ánh sáng như vậy lên nguồn gốc và sự trừ khử dứt điểm của tội lỗi cũng như bày tỏ đầy đủ công lý và sự nhân từ của Đức Chúa Trời trong mọi hành xử của Ngài với các tạo vật của Ngài; và để chỉ ra bản chất thánh khiết, bất biến của luật pháp Ngài, là mục đích của cuốn sách này. Rằng thông qua ảnh hưởng của nó, các linh hồn có thể được giải cứu khỏi quyền lực của bóng tối, và trở thành “những người dự phần sản nghiệp của các thánh đồ trong ánh sáng”, để ca ngợi Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã phó chính mình Ngài vì chúng ta, là lời cầu nguyện tha thiết của người viết. {GC 12.2}

E.G.W.